Qui trình sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN KẾT ĐẦU TƯ HAHANAM (Trang 47 - 50)

Sản phẩm thức ăn chăn nuôi Hahanam được sản xuất từ nhà máy đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 và hệ thống an toàn thực phẩm HACCP. Ngoài ra, Công ty tổ chức sản xuất thành các tổ sản xuất khác nhau phù hợp với công nghệ sản xuất sản phẩm. Hiện nay công ty có 5 tổ, trong đó có 4 tổ sản xuất chính và 1 tổ sản xuất phụ:

+ Tổ vận hành: có nhiệm vụ vận hành toàn bộ máy móc thiết bị dây chuyền hoạt động đảm bảo cho sản xuất.

+ Tổ xử lý nguyên vật liệu: có nhiệm vụ xử lý nguyên vật liệu thô như ngô, sắn, bột cá..theo đúng công thức đảm bảo chất lượng trước khi đưa vào sản xuất dưới sự giám sát của Phòng kỹ thuật công nghệ.

+ Tổ sản xuất thức ăn dạng viên Pigone: sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gia súc gia cầm.

+ Tổ sản xuất bao bì: sản xuất và in bao bì, đảm bảo chất lượng, đáp ứng kịp thời cho sản xuất sản phẩm.

Mỗi tổ sản xuất được tổ chức thành các khâu sản xuất nhỏ sắp xếp theo một trình tự hợp lý, mỗi công nhân được thực hiện một công việc nhất định, những bước công nghệ cụ thể. Cơ cấu của bộ phận sản xuất chính bao gồm: 1 Quản đốc phân xưởng, 2 Phó quản đốc phân xưởng, 1 Thủ kho thành phẩm, số lượng công nhân sản xuất và bốc xếp phụ thuộc vào khối lượng sản xuất ra ở mỗi ca. Công nhân sản xuất được bố trí sản xuất từ 1 đến 3 ca tùy theo khối lượng công việc nhiều hay ít. Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty liên tục với khối lượng lớn, chu kì sản xuất ngắn, xen kẽ và liên tục chia thành sáu giai đoạn, thể hiện sơ đồ 4.1.

Sơ đồ 4.1 Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty

Giai đoạn 1: là giai đoạn chuẩn bị ca sản xuất. Giai đoạn này rất quan trọng nó quyết định loại sản phẩm cần sản xuất. Người phụ trách chính lập kế hoạch sản xuất cho một ca.

Giai đoạn 2: là giai đoạn trộn trước. Đây là giai đoạn trộn các nguyên liệu đặc biệt (thuốc, vitamin…). Người thực hiện cân khối lượng của từng loại và để riêng biệt với nhau. Sau đó trộn đều với chất đệm theo qui trình trộn riêng rồi chia thành từng bao cho mỗi mẻ trộn sau này.

Kho vật liệu Tiếp nguyên liệu Nghiền trộn Thành phẩm Phân xưởng 1 Ra bao Tiếp nguyên liệu Kho vật liệu Phân xưởng 2 Nghiền trộn Thành phẩm Ra bao

Giai đoạn 3: là giai đoạn cân nguyên liệu. Trong giai đoạn này các nguyên liệu thô: khô dầu, bột thịt xương, đậu tương, khoáng, … đều phải cân riêng rẽ và chính xác cho từng loại theo tính toán cho một mẻ trộn. Đồng thời, người thực hiện thấy các nguyên liệu kém phẩm chất hoặc số lượng không đủ, báo cáo cho dừng lại ngay. Nếu các nguyên liệu đã có đủ, phẩm chất đảm bảo thì làm nguyên liệu đã căn cứ vào máy nghiền.

Giai đoạn 4: giai đoạn nghiền nguyên liệu. Trước khi tiến hành thao tác máy nghiền phải kiểm tra máy kỹ càng bao gồm: nguồn điện bơm vào, bơm mỡ cho máy, các thao tác bên trong (đải búa khi bị mòn, thay sàng phù hợp với yêu cầu nghiền to, nhỏ khác nhau)

Giai đoạn 5: giai đoạn trộn. Đây là giai đoạn chính và là giai đoạn quan trọng nhất, khi các nguyên liệu đã được nghiền xong sẽ nạp thẳng vào máy trộn qua băng chuyền, tiến hành trộn các nguyên liệu trên. Thuốc và khoáng vi lượng được chuẩn bị đầy đủ được đợi khoảng giữa thời gian nghiền thì cho vào. Thời gian trộn khoảng 5 phút với thức ăn đậm đặc.

Ra bao, cân thành phẩm là giai đoạn tiếp theo. Tiếp theo là giai đoạn khâu bao đóng gói sản phẩm.

Sau khi khâu bao xong, các bao nhỏ phải đóng vào bao to và máy lại, đồng thời phải được kiểm tra số lượng bao con trong mỗi bao to. Tiếp đó, các sản phẩm được xếp vào các lô sao cho dễ kiểm tra. Sau đó người phụ trách bàn giao với người nghiệm thu sản phẩm.

Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn nghiệm thu sản phẩm. Sau khi ra thành phẩm, sản phẩm được xếp đúng lô, KCS tiến hành kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu sản phẩm của ca sản xuất đó. Nội dung kiểm tra bao gồm: chủng loại, chất lượng sản phẩm, hình thức, khối lượng …Trong trường hợp một ca sản xuất các loại sản phẩm khác nhau, thì phải nghiệm thu riêng từng loại sản phẩm, lập biên bản và cho xử lý lại.

điểm khác biệt: ở bộ phận phụ sẽ không có giai đoạn trộn trước nguyên liệu và trong mỗi giai đoạn có sự thay đổi để phù hợp với quy trình sản xuất thức ăn bổ xung. Còn đối với bộ phận gia công tùy theo yêu cầu của khách hàng mà số lượng và nội dung các giai đoạn sản xuất có thể thay đổi.

Mỗi một công ty thức ăn chăn nuôi lại có qui trình sản xuất và công thức phối trộn riêng. Do vậy, qui trình này luôn được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Bởi chất lượng sản phẩm chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN KẾT ĐẦU TƯ HAHANAM (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w