Những vấn đề chung về thức ăn chăn nuô

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN KẾT ĐẦU TƯ HAHANAM (Trang 27 - 32)

2.1.6.1 Đặc điểm thức ăn chăn nuôi

Các nguyên liệu sử dụng cho chế biến thức ăn công nghiệp phải có giá trị dinh dưỡng cao

Để xây dựng công thức TĂCN ngoài việc cần hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng còn phải biết thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu thức ăn mà ta sử dụng để sản xuất TĂCN. Thức ăn giàu năng lượng bao gồm các nguyên liệu như ngô, sắn, cám, tấm… còn thức ăn giàu protein bao gồm khô dầu đỗ tương, bột cá, bột thịt xương, gluten ngô, khô hạt cải.. Mỗi loại nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng rất khác nhau, thậm chí ngay cả một trong loại thức ăn cũng có sự khác biệt nhất định. Do đó các nguyên liệu dùng làm TĂCN cần được phân tích thành phần dinh dưỡng trước khi sử dụng xây dựng công thức để sản xuất TĂCN. Cũng có thể sử dụng bảng giá trị dinh dưỡng có sẵn nhưng rất cần cân nhắc để lựa chọn đúng chủng loại thức ăn mà chúng ta hiện có. Mặc dù ở nước ta giá tiền phân tích mẫu thức ăn tương đối đắt, nhưng cũng cần phân tích một số chỉ tiêu chính chẳng hạn như protein rồi dùng các phương trình hồi qui thường được giới thiệu trong các bảng giá trị dinh dưỡng để tính toán gần đúng hàm lượng các axit amin trong thức ăn [4].

Thành phần khoáng đa lượng, vi lượng của các thức ăn cũng được trình bày trong các bảng giá trị dinh dưỡng, nhưng ở nước ta hàm lượng canxi, photpho, natri trong bột cá thường hay biến động, vì nguyên liệu dùng để sản xuất bột cá ở mỗi nhà máy có những khác biệt đáng kể. Do đó rất cần phân tích kiểm tra lại hàm lượng các nguyên tố khoáng này cùng như protein trong bột cá [3].

Yêu cầu về bảo quản thức ăn rất cao

Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, đặc biệt vào miền Bắc vào mùa xuân và những ngày mưa ngâu của mùa hè thu độ ẩm của không khí đôi

khi lên tới 90,0% - 98,0%. Trong điều kiện nếu thức ăn không được bảo quản tốt, độ ẩm trong thức ăn sẽ tăng lên, tạo điều kiện tốt cho nấm mốc phát triển và sinh sản ra độc tố nấm mốc có hại cho vật nuôi. Do đó nhiều hãng thức ăn chăn nuôi qui định sản phẩm của họ phải đạt độ ẩm dưới 13% để đề phòng hút ẩm từ không khí, thức ăn sẽ bị mốc. Vì vậy kiểm tra và theo dõi độ ẩm trong thức ăn chiếm một vị trí quan trọng hàng đầu. Để làm tốt công việc này điều cần thiết và kiểm tra chặt chẽ đầu vào như ngô, sắn, cám, bột cá, khô đậu tương… phải đạt độ ẩm quy định, mặt khác phải luôn kiểm tra nguyên liệu trong kho và thực hiện tốt nguyên tắc hàng nào nhập kho trước dùng trước [9].

Độ nhỏ và độ đồng đều của thức ăn cao

Độ nhỏ của thức ăn giữ vai trò quan trọng, nếu thức ăn nghiền to quá sẽ làm giảm mức độ tiêu hóa các chất dinh dưỡng, ngược lại nếu được nghiền nhỏ quá (<0,4 mm – 0,8 mm) sẽ tiêu tốn nhiều điện năng, nhưng mức độ tiêu hóa cũng không tăng. Đồng thời nhiều kết quả nhận thấy khi thức ăn nghiền quá nhỏ đã làm tăng tỉ lệ vật nuôi bị loét đường tiêu hóa. Người ta khẳng định được độ mịn hợp lý của thức ăn hỗn hợp là 0,6 mm – 0,8 mm [9].

Độ đồng đều của thức ăn cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Nếu thức ăn không được trộn đồng đều sẽ có vật nuôi ăn phải phần thức ăn có nhiều tinh bột nhưng lại thiếu protein, hay thiếu vitamin.. và chắc chắn dẫn đến hiệu quả chăn nuôi thấp. Vì lẽ đó nên phải kiểm tra độ đồng đều sau khi trộn. Độ đồng đều phụ thuộc vào đặc điểm nguyên liệu thức ăn, vào kiểu máy trộn và thời gian trộn.

Thức ăn công nghiệp dễ bị nấm mốc

Khi độ ẩm không khí cao hơn 70% và nhiệt độ môi trường 35oC – 40oC là điều kiện rất thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Độc tố của nấm mốc làm suy giảm miễn dịch, phá hủy tế bào gan, gây ra bệnh ung thư cho gia súc, gia cầm, vật nuôi chậm lớn và gây ra xảy thai, gây ra vị đắng giảm tính ngon miệng, giảm năng suất sản lượng của vật nuôi. Do đó các biện pháp kiểm tra

độ ẩm của thức ăn và đảm bảo điều kiện tốt của kho hàng cũng như thực hiện tốt các quy trình bảo quản và thời gian dữ trữ nguyên liệu hợp lí là những vấn đề cực kì quan trọng [9].

Độ bền vững của viên thức ăn cao

Độ bền vững của viên thức ăn cũng là một chỉ tiêu cần được quan tâm. Muốn cho thức ăn viên kết dính tốt, người xây dựng công thức thức ăn cần quan tâm phối chế các nguyên liệu để có tỷ lệ ngô, sắn, tấm, khô đậu tương… thích hợp, tạo ra quá trình gelatin hóa tốt khi xử lí nhiệt trong quy trình sản xuất thức ăn viên.

Nguyên liệu sản xuất thức ăn cần được kiểm tra thường xuyên

Kiểm tra thường xuyên chất lượng nguyên liệu thức ăn là một vấn đề hết sức quan trọng của bất kì một nhà máy thức ăn nào, bởi vì nguyên liệu thức ăn tốt sẽ tạo ra những sản phẩm tốt. Với bất kì một nguyên liệu thức ăn chỉ tiêu đầu tiên cần quan tâm là độ ẩm. Kiểm soát được độ ẩm sẽ quyết định phần lớn sự thành bại của mỗinhà máy thức ăn chăn nuôi.

Người ta thường chia ra các nhóm nguyên liệu khác nhau để xây dựng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng khác nhau, gắn với đặc điểm cơ bản về thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu, cũng như các đặc trưng của vùng khí hậu, nơi dự trữ nguyên liệu cho sản xuất…

Thức ăn công nghiệp giàu protein và tinh bột

Các loại thức ăn giàu protein có nguồn gốc động vật như bột cá, bột thịt xương, bột sữa… Nhóm thức ăn này rất nhạy cảm với độ ẩm vì chúng rất dễ bị hút ẩm từ không khí khi không được bảo quản hợp lí, chúng lại giàu dinh dưỡng nên rất tốt cho nấm mốc và các loại sinh vật khác phát triển. Ngoài ra các chỉ tiêu về tạp chất, cát sạn cũng như không bị mốc và có mặt côn trùng sống… đều được quy định sẽ chặt chẽ.

Đối với các loại thức ăn giàu protein khác có nguồn gốc thực vật như các loại khô dầu người ta quy định độ ẩm không vượt quá 13,0% - 15,0% hàm lượng protein phải đạt chỉ tiêu đặc trưng cho từng loại [9].

Thức ăn giàu tinh bột bao gồm ngô, sắn, tấm, cám… Chúng là loại thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi. Đối với các loại thức ăn này người ta cũng quy định các chỉ tiêu về độ ẩm, hàm lượng protein, xơ, aflatoxin, tạp chất… cho từng loại nguyên liệu thức ăn. Phần lớn các nhà máy ở nước ta đều quy định độ ẩm của các loại nguyên liệu này phải thấp hơn 13,5% và phải đạt được các chỉ tiêu khác.

2.1.6.2 Vai trò của thức ăn chăn nuôi

Thức ăn là vật chất chứa đựng chất dinh dưỡng mà động vật có thể ăn và hấp thụ được các chất dinh dưỡng đó để duy trì sự sống, xây dựng cấu trúc cơ thể.

Thức ăn chăn nuôi có vai trò quan trọng quyết định nên giá thành sản phẩm của ngành chăn nuôi, vì chỉ riêng thức ăn chăn nuôi chiếm khoảng 70% giá thành sản phẩm ngành chăn nuôi như thịt, sữa, trứng của ngành công nghiệp [2].

Thức ăn chăn nuôi tạo năng suất cao cho ngành chăn nuôi. Thức ăn chăn nuôi đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi, mà còn tạo ra sự đột phá về khả năng phát triển mạnh, nhanh cho ngành chăn nuôi. Nguồn thức ăn được chế biến theo nhu cầu dinh dưỡng từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi đã tạo nên sự tăng trưởng nhanh của vật nuôi.

Thức ăn chăn nuôi công nghiệp đã góp phần làm thay đổi tập quán chăn nuôi. Từ chăn nuôi lạc hậu, nhỏ lẻ không tập trung, tận dụng các phế phẩm, nguồn nguyên liệu thừa của ngành chế biến, sinh hoạt… làm thức ăn sang hướng chăn nuôi mang tính công nghiệp, quy mô lớn và tập trung.

Ngoài việc rút ngắn chu kì chăn nuôi bằng tốc độ tăng trưởng nhanh của vật nuôi, thì nhờ có thức ăn chăn nuôi công nghiệp mả số lượng lao động trong ngành chăn nuôi giảm một cách đáng kể. Nếu như theo phương pháp truyền thống thì phải nấu chín, tốn nhiều thức ăn hơn, mất nhiều thời gian, công sức hơn thì ngày nay, khi sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp, lượng lao động và thời gian dùng cho việc chăn nuôi ít hơn nhiều, lượng thức ăn tiêu tốn ít hơn cho hiệu quả chăn nuôi cao. Như vậy, năng suất lao động không chỉ

tăng lên ở khối lượng sản phẩm tạo ra mà còn tăng lên nhờ việc sử dụng ít công lao động hơn.

Thức ăn chăn nuôi công nghiệp còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhờ có thức ăn chăn nuôi công nghiệp mà lượng lao động sử dụng trong ngành chăn nuôi giảm nên đã tạo ra một nguồn nhân lực dữ trữ cho các ngành khác như ngành công nghiệp và dịch vụ.

Ngoài ra, thức ăn chăn nuôi góp phần tạo sự cân bằng giữa cầu và cung về các sản phẩm từ chăn nuôi. Ngành chăn nuôi phát triển tạo tiền đề cho ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh và đa dạng.

2.1.6.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và cạnh tranh thức ăn chăn nuôi

Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tính thời vụ của ngành nông nghiệp và tính chu kỳ của ngành chăn nuôi. Vì phần lớn nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp là các nông sản có giá cả không ổn định và có tính thời vụ cao, làm cho giá cả thức ăn chăn nuôi không ổn định. Từ đó, đã ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty kinh doanh thức ăn chăn nuôi của công nghiệp và người chăn nuôi.

Nguyên liệu dùng cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi chủ yếu lại phải nhập. Mặt khác các doanh nghiệp luôn phải đối diện với sự tăng giá của các nguyên liệu.

Nhu cầu về thức ăn chăn nuôi cũng đa dạng cả về chất lượng, chủng loại và giá cả… Do vậy tạo ra tính cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các đại lý, các Công ty sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

Đặc điểm tiêu dùng khác nhau giữa các vùng, giữa những nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và các trang trại đã tạo nên tính đa dạng trong mẫu mã, chất lượng, giá cả thức ăn chăn nuôi. Những vùng chăn nuôi tập trung, quy mô tập trung thường căn cứ vào các yếu tố như thức ăn đó có đạt tốc độ lớn, chất lượng thịt, khả năng tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng… để lựa chọn thức ăn. Đối với những vùng chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán họ thường quan tâm tới mẫu mã bao

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN KẾT ĐẦU TƯ HAHANAM (Trang 27 - 32)