Điều hành chính sách tỷ giá hối đoái giai đoạn 1989-

Một phần của tài liệu Quản lý chính sách tỷ giá hối đoái – kinh nghiệm và bài học cho việt nam (Trang 45 - 47)

- OER được điều chỉnh tăng 9,3% từ mức 18932 VND/USD lên thành 20693 VND/USD (từ 2/2011 tính tới thời điểm viết báo cáo).

3.2.1.Điều hành chính sách tỷ giá hối đoái giai đoạn 1989-

4 IMF xếp Việt Nam thộc nhóm nước có cơ chế tỷ giá neo cố định (Conventional fixed peg arrangements) (2008), tuy nhiên theo quan điểm của các chuyên gia kinh tế Việt Nam thì diễn biến gần đây của tỷ giá hối đoái ở Việt Nam cho

3.2.1.Điều hành chính sách tỷ giá hối đoái giai đoạn 1989-

Các cuộc cải cách kinh tế bộ phận ở Việt Nam đã diễn ra từ sau Đai hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tuy nhiên quá trình cải cách kinh tế mạnh mẽ mới chỉ diễn ra từ sau năm 1989. Xét về chính sách tỷ giá hối đoái, có thể phân giai đoạn 1989-1998 thành thời kỳ nhỏ hơn.

Thời kỳ 1989-1991

Thời kỳ này NHNN thực hiện chính sách bãi bỏ chế độ đa tỷ giá, chuyển sang áp dụng chế độ đơn tỷ giá (tỷ giá chính thức) và được điều chỉnh mạnh theo tín hiệu thị trường. Chính vì vậy, nhiều người xem thời kỳ này là thời kỳ “thả nổi” tỷ giá.

Nghị định số 161/HĐBT về “Điều lệ quản lý ngoại hối” của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và sau đó là thông tư hướng dẫn số 33-NH/TT của NHNN (1989) có đưa ra những điểm mới về quản lý, kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam trong đó có quy định “tỷ giá áp dụng trong việc thanh toán, mua bán, chuyển đổi ngoại tệ được thực hiện theo tỷ giá kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương hoặc Ngân hàng do NHNN chỉ định trên cơ sở tỷ giá do NHNN công bố…”.

Năm Tỷ giá USD/VND Lạm phát

Tỷ giá chính thức NHNN Tỷ giá trên thị trường tự do Tăng giảm % 1989 4.200 4.570 +8,80 +34,70 1990 6.650 7.550 +13,50 +67,50 1991 12.720 12.550 - 0,02 +68,00 1992 10.720 10.550 - 0,02 +17,50

Diễn biến về tỷ giá thời kỳ 1989-1992 cho thấy sự rút ngắn khoảng cách giữa tỷ giá chính thức với tỷ giá thị trường tự do, đồng thời phản ánh xu thế lên giá của USD tại cả hai thi

trường. Nguyên nhân quan trọng cho sự lên giá USD thời kỳ này là do những khó khăn trong hoạt động kinh tế đối ngoại do sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu mà vốn là những đối tác nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam. Lạm phát trong thời kỳ này khá cao cũng tác động đến tâm lý nắm giữ ngoại tệ của người dân. Tình trạng giá USD leo thangđã kích thích tâm lý dự trữ, đầu cơ vào USD nhằm ăn chênh lệch giá. Ngoại tệ vốn đã khan hiếm lại không được sử dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu mà được buôn bán vòng vèo giữa các tổ chức trong nước. Mọi cố gắng quản lý ngoại tệ của Chính Phủ hầu như bị mất hiệu lực ngay từ khi công bố. Giai đoạn này, NHNN đã không thể kiểm soát được lưu thông ngoại tệ.

Như vậy, mặc dù về danh nghĩa Nhà nước thi hành cơ chế quản lý chặt với lưu thông ngoại tệ nói chung, tỷ giá hối đoái nói riêng, nhưng trên thực tế tỷ giá hối đoái đã bị thả nổi, do cơ chế quản lý ngoại tệ chậm sửa đổi, không theo kịp những thay đổi của nền kinh tế đang chuyển đổi dần sang cơ chế thị trường.

Thời kỳ 1992-1999

Năm 1992 chính phủ đã chọn con đường thay đổi cách quản lý ngoại tệ và đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái VND/USD.

NHNN thực hiện thay thế việc bắt buộc các đơn vị kinh tế quốc doanh có ngoại tệ phải bán cho ngân hàng theo tỷ giá ấn định bằng việc mở trung tâm giao dịch ngoại tệ để cho các doanh nghiệp và ngân hàng trao đổi và mua bán với nhau theo giá thỏa thuận.

Bên cạnh đó, NHNN bãi bỏ hình thức quy định tỷ giá nhóm hàng trong thanh toán ngoại thương giữa ngân sách với các tổ chức kinh tế tham gia xuất nhập khẩu. Thay vào đó, trên cơ sở tỷ giá hình thành tại các phiên giao dịch ngoại tệ, ngân hàng nhà nước công bố tỷ giá chính thức.

Cơ chế hình thành và quản lý tỷ giá hối đoái mềm dẻo như vậy cộng với sự can thiệp điều tiết của ngân hàng nhá nước đối với lượng ngoại tệ mua bán tại các phiên giao dịch đã giải toả được tâm lý đầu cơ ngoại tệ, ngăn được xu hướng tăng quá mức giá USD trên thị trường. Từ tháng 3/1992 giá USD bắt đầu giảm. Cụ thể, tỷ giá trong năm 1992 giảm 9,2%, tăng trong năm 1993 là 3,12%, 1994 là 1,34%, 1995 là 0,16%, 1997 là 1,22%. Tỷ giá chính thức tại thời điểm cuối năm 1997 so với thời điểm cuối năm 1992 chỉ tăng 4,26%. Chênh lệch tỷ giá kinh doanh giữa NH và thị trường tự do được thu hẹp.

Năm Tỷ giá USD/VND So sánh % với năm trước Tỷ lệ lạm phát 1993 10.835,00 100,00% 5,2% 1994 11.050,00 +1,98% 14,4%

1995 11.040,00 0% 12,7%

1996 11.060,00 +0,18% 4,5%

Nguồn: Tập san Khoa học Ngân hàng

Tỷ giá được duy trì ổn định trong một thời gian dài, sức mua đối nội của VND được củng cố một cách căn bản, kiềm chế lạm phát, kích thích luồng vốn VND chảy vào NHTM ngày càng nhiều. Trong năm 1992, do sự can thiệp mạnh của NHNN vào thị trường ngoại tệ, tỷ giá USD/VND dần ổn định, bên cạnh đó cán cân thương mại thặng dư năm 1992 đã góp phần tăng cung ngoại tệ gây sức ép tăng giá VND, xu hướng này liên tục diễn ra cho đến trước cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997.

Năm 1997, đặc biệt là vào cuối năm, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á diễn ra tại nhiều nước châu Á khiến đồng tiền các nước này bị mất giá mạnh. Diễn biến tỷ giá USD/VND thời kỳ này có những biến động phức tạp. NHNN đã tiến hành can thiệp vào thị trường thông qua điều chỉnh về tỷ giá và biên độ dao động:

- Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại so với OER được nới rộng từ +/-1% lên +/-5% (02/1997) và từ +/-5% lên +/-10% (13/10/1997) và sau đó được điều chỉnh xuống không quá 7% (07/08/1998).

- Tỷ giá chính thức được điều chỉnh lên 11.800VND/USD (16/02/1998) và 12.998 VND/USD (07/08/1998).

Sau khi thị trường đã đi vào ổn định, ngày 25 tháng 9 năm 1999, NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng thay cho việc công bố tỷ giá chính thức. Tỷ giá chính thức tăng từ 12.976 VND/USD lên 13.885VND/USD (tăng 7%) trên cơ sở đó giảm biên độ xuống +0,1%. Điều này thực sự đã tạo ra sự thay đổi cơ chế quản lý điều hành tỷ giá, tạo quyền chủ động cho các NHTM tự quy định mức tỷ giá giữa VND với các ngoại tệ khác ngoài USD.

Một phần của tài liệu Quản lý chính sách tỷ giá hối đoái – kinh nghiệm và bài học cho việt nam (Trang 45 - 47)