Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý chính sách tỷ giá hối đoái – kinh nghiệm và bài học cho việt nam (Trang 39 - 40)

- Các số liệu mà IFS chưa cập nhật trong thời gian gần đây sẽ được bổ sung bằng dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) và Cơ quan thống kê ở

2.3.Một số bài học kinh nghiệm

3 Công cụ chính sách tỷ giá được đề cập đến ở đây là công cụ của các chế độ tỷ giá cố định hoặc các chế độ tỷ giá trung gian mà không đề cập tới chế độ thả nổi tự do tỷ giá.

2.3.Một số bài học kinh nghiệm

Qua nghiên cứu chính sách tỷ giá của Trung Quốc có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam trong việc điều hành chính sách tỷ giá.

Thứ nhất, các nhà hoạch định và quản lý chính sách của Việt Nam cần có một tầm nhìn mang tính chiến lược, nhìn nhận rõ ràng định hướng của chính sách tỷ giá trong dài hạn để làm căn cứ cho công tác điều hành tỷ giá trong ngắn hạn. Trong điều hành chính sách tỷ giá cần có sự linh hoạt và sự chủ động của Ngân hàng Nhà nước. Trong điều hành chính sách cần xây dựng cơ chế giám sát, theo dõi trước những biến động kinh tế trong và ngoài nước để dự báo phương hướng vận động của tỷ giá hối đoái, đông thời xây dựng nên những kịch bản chính sách trong ngắn và trung hạn.

Thứ hai tăng cường hiệu lực của Nhà nước trong việc kiểm soát thị trường ngoại hối, tránh để xảy ra tình trạng đầu cơ ngoại tệ. Nhà nước cần có các giải pháp để thu ngoại tệ về qua đó từng bước xây dựng nguồn dự trữ ngoại hối lớn mạnh đủ sức giảm thiểu các tác động bất lợi do các cú sốc bất lợi từ bên ngoài tác động tới nền kinh tế.

Thứ ba, không nên giữ tỷ giá quá lâu và neo chặt với một ngoại tệ. Trung Quốc đã từng có một thời kỳ khá dài neo chặt đồng Nhân dân tệ vào đồng USD, tuy nhiên, những cuộc suy thoái lớn trong khoảng 10 năm gần đây của nền kinh tế Mỹ đã đặt ra vấn đề cho giới chức tiền tệ Trung Quốc về sự ổn định của đồng USD. Từ năm 2005, Trung Quốc đã chuyển sang cơ chế quản lý đồng Nhân dân tệ dựa trên một rổ tiền tệ gồm 5 đồng tiền của các đối tác thương mại chủ yếu. Việt Nam cũng nên linh hoạt hơn trong quản lý VND trong đó chấp nhận sự thay đổi tỷ giá ở một mức độ nhất định sao cho phù hợp với các mục tiêu đề ra. Đồng thời, NHTW có thể sẽ phải chuyển đổi từ hình thức neo cố định vào đồng USD sang một rổ tiền tệ cho phù hợp với tình hình mới.

Thứ tư, lựa chọn thời điểm phá giá và mức độ phá giá đồng nội tệ một cách phù hợp. Kinh nghiệm của Trung Quốc khi tiến hành phá giá năm 1994 cho thấy điều đó. Chính sách phá giá đã khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, tích lũy vốn đầu tư để phát triển các ngành công nghiệp trong nước.

Cuối cùng, về lâu dài, chúng ta cần xây dựng một chiến lược định vị đồng tiền Việt Nam trong hệ thống tiền tệ quốc tế như nâng cao dần vị thế của VND trong lộ trình Việt Nam phấn đấu cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Chương 3: Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam (1989-2010)

Một phần của tài liệu Quản lý chính sách tỷ giá hối đoái – kinh nghiệm và bài học cho việt nam (Trang 39 - 40)