Một vài khuyến nghị chính sách trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Quản lý chính sách tỷ giá hối đoái – kinh nghiệm và bài học cho việt nam (Trang 52 - 53)

- OER được điều chỉnh tăng 9,3% từ mức 18932 VND/USD lên thành 20693 VND/USD (từ 2/2011 tính tới thời điểm viết báo cáo).

4 IMF xếp Việt Nam thộc nhóm nước có cơ chế tỷ giá neo cố định (Conventional fixed peg arrangements) (2008), tuy nhiên theo quan điểm của các chuyên gia kinh tế Việt Nam thì diễn biến gần đây của tỷ giá hối đoái ở Việt Nam cho

3.4. Một vài khuyến nghị chính sách trong thời gian tới.

Dựa trên những phân tích về chính sách tỷ giá và xem xét những biến động của tình hình tỷ giá hối đoái ở Việt Nam thời gian qua có thể thấy một số vấn đề mà những nhà hoạch định chính sách cần quan tâm trong giai đoạn trước mắt. .

Thứ nhất, NHNN Việt Nam đang thực hiện chức năng của mình với những ưu tiên nào về chính sách? Điều này hàm ý rằng NHNN phải tương đối độc lập trong việc quản lý chính sách và cầnthiết xem xét lại những mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái, đặt trong sự nhất quán với mục tiêu của chính sách tiền tệ. Trong công tác điều hành, NHNN nên công khai phương hướng điều chỉnh tỉ giá của mình cho công chúng và những nhà đầu tư, tăng cường hơn nữa tính minh bạch trong điều hành tỷ giá. Đồng thời điều chỉnh tỷ giá phải đi kèm với việc kiểm soát lạm phát, nếu không sẽ sa vào vòng xoáy điều chỉnh tỷ giá - lạm phát - điều chỉnh tỷ giá, không những không có tác dụng mà còn có hại cho nền kinh tế

Thứ hai, bối cảnh vĩ mô của Việt Nam trong thời gian gần đây đang đặt ra dấu hỏi lớn về sự chuyển đổi trong cơ chế tỷ giá hối đoái: Đã đến lúc Việt Nam nên lựa chọn một cơ chế tỷ giá hối đoái mới? Quan điểm của bài viết này là Việt Nam nên chuyển đổi sang loại hình tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý thay vì duy trì chế độ tỷ giá Neo cố định có điều chỉnh như hiện tại. Việt Nam hiện nay đã thỏa mãn được nhiều điều kiện khiến cho việc áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lí mang lại nhiều lợi ích hơn so với cơ chế tỉ giá cố định. Yếu tố đầu tiên là giá cả, giá cả của hầu hết các mặt hàng cũng như lương bổng của khu vực doanh nghiệp của Việt Nam được quyết định theo cơ chế thị trường. Việc thả nổi tỷ giá sẽ giúp sự biến động của giá cả của các mặt hàng trong nước cân bằng với sự biến động của giá cả các mặt hàng trên thế giới, qua đó giúp nền kinh tế phân bổ tối ưu hơn ( theo lý thuyết của Friedman, 1953). Yếu tố thứ hai là về tính lệ thuộc vào một đông tiền nhất định, có thể thấy độ mở kinh tế của Việt Nam lớn, nhưng lại không bị lệ thuộc mạnh vào một đối tác cụ thể nào, nên việc thả nổi tỷ giá sẽ không những không khiến Việt Nam bị tác động mạnh bởi các cú sốc từ thị trường tiền tệ bên ngoài, mà còn giúp Việt Nam ngăn chặn tốt các cú sốc từ thị trường hàng hóa quốc tế

Thứ ba, tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế đang la một vấn đề nhức nhối và ảnh hưởng rất xấu tới thi trường ngoại hối trong nước. Do đó, biện pháp khả dĩ trước mắt là

cần giải quyết tình trạng này và có những biện pháp phù hợp để tạo lòng tin của người dân vào VNĐ.

Thứ tư, thị trường ngoại hối ở Việt Nam hiện tại đã bị buông lỏng quản lý trong một thời gian dài đặc biệt là khu vực thị trường phi chính thức. Trước mắt, NHNN cần thiết phải quản lý chặt chẽ hơn các giao dịch ngoại hối của khu vực này. Đồng thời, về lâu dài, chúng ta nên từng bước xây dựng một thị trường ngoại hối hiện đại sao cho có nhiều sản phẩm phái sinh liên quan đến ngoại hối có tác dụng phòng ngừa và chia sẻ rủi cho cho nền kinh tế và hấp dẫn được nhiều tác nhân kinh tế tham gia.

Danh mục tài liệu tham khảo

Một phần của tài liệu Quản lý chính sách tỷ giá hối đoái – kinh nghiệm và bài học cho việt nam (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w