Điều hành chính sách tỷ giá hối đoái từ 1989 tới nay.

Một phần của tài liệu Quản lý chính sách tỷ giá hối đoái – kinh nghiệm và bài học cho việt nam (Trang 44 - 45)

- OER được điều chỉnh tăng 9,3% từ mức 18932 VND/USD lên thành 20693 VND/USD (từ 2/2011 tính tới thời điểm viết báo cáo).

3.2.Điều hành chính sách tỷ giá hối đoái từ 1989 tới nay.

4 IMF xếp Việt Nam thộc nhóm nước có cơ chế tỷ giá neo cố định (Conventional fixed peg arrangements) (2008), tuy nhiên theo quan điểm của các chuyên gia kinh tế Việt Nam thì diễn biến gần đây của tỷ giá hối đoái ở Việt Nam cho

3.2.Điều hành chính sách tỷ giá hối đoái từ 1989 tới nay.

Trong phần này chúng ta xem xét công tác điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam từ 1989 cho tới nay. Thời kỳ 1989 tới 2011 là một thời kỳ dài, dựa trên bối cảnh kinh tế và đặc điểm chủ yếu chúng ta phân chia công tác điều hành chính sách tỷ giá ra thành ba giai đoạn: giai đoạn 1989-1998, giai đoạn 1999-2006 và giai đoạn từ 2007 tới nay.

Giai đoạn 1989-1998 là khoảng thời gian mà nền kinh tế Việt Nam bắt đầu bước vào quá trình phát triển kinh tế sau thời kỳ khủng hoảng trì trệ kéo dài dưới cơ chế kinh tế kế hoạch hóa. Đây cũng là giai đoạn chứng kiến những bước đi ban đầu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Chính sách tỷ giá hối đoái từ sau năm 1989 đã có nhiều thay đổi đáng kể và tới cuối giai đoạn này về cơ bản đã phản ánh những tín hiệu của thị trường, cũng như có sự kiểm soát của Chính Phủ.

Giai đoạn từ 1999-2006 là khoảng thời gian Việt Nam tích cực chủ động đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Dù chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 nhưng sau thời kỳ suy giảm kinh tế ngắn nền kinh tế Việt Nam đã nhanh chóng phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát thấp. Đây cũng là thời kỳ dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh, quan hệ thương mại quốc tế mở rộng. Cuối thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng lạm phát cũng đồng thời quay trở lại. Chính sách tỷ giá giai đoạn này có đặc điểm là được neo cố định với USD nhằm mục tiêu giữ ổn định giá trị VND nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.

Từ 2007 tới nay nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã có những thay đổi to lớn. Trên thế giới, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã làm điêu đứng nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới, đồng thời gây suy giảm kinh tế tại hầu hết các quốc gia khác. Với Việt Nam, sau khi chính thức gia nhập WTO vào năm 2007, nền kinh tế của chúng ta đã đón nhận cả những nguy cơ và thách thức do hội nhập đem lại. Khi kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi từ cuối năm 2009, chính sách vĩ mô nói chung lại phải đương đầu với nhiều vấn đề nan giải mới, trong đó có sự bất ổn của tỷ giá hối đoái. Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn lao và đòi hỏi những sự đổi mới về mặt hoạch định chính sách.

Đặt trong bối cảnh chung về tình hình kinh tế vĩ mô, bài viết sẽ tập trung vào phân tích quá trình điều hành chính sách tỷ giá trong từng giai đoạn thông qua xem xét diễn biến tỷ giá và những động thái chính sách từ phía NHNN Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý chính sách tỷ giá hối đoái – kinh nghiệm và bài học cho việt nam (Trang 44 - 45)