Nhóm công cụ gián tiếp Lãi suất tái chiết khấu

Một phần của tài liệu Quản lý chính sách tỷ giá hối đoái – kinh nghiệm và bài học cho việt nam (Trang 31 - 32)

- Các số liệu mà IFS chưa cập nhật trong thời gian gần đây sẽ được bổ sung bằng dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) và Cơ quan thống kê ở

3 Công cụ chính sách tỷ giá được đề cập đến ở đây là công cụ của các chế độ tỷ giá cố định hoặc các chế độ tỷ giá trung gian mà không đề cập tới chế độ thả nổi tự do tỷ giá.

1.3.2. Nhóm công cụ gián tiếp Lãi suất tái chiết khấu

Lãi suất tái chiết khấu

Với các yếu tố khác không đổi, khi NHTW tăng lãi suất tái chiết khấu sẽ có tác động làm tăng các loại lãi suất khác trên thị trường; lãi suất thị trường tăng lên sẽ hấp dẫn các luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước làm đồng nội tệ lên giá. Đây là một trong số các giải pháp mà NHNN Việt Nam đã thực hiện từ tháng 3/2011 khi điều chỉnh đồng loạt tăng lãi suất tái chiết khấu từ 7% lên 12%/năm và lãi suất tái cấp vốn từ 9% lên 11%/năm. Ngược lại, khi lãi suất taí chiết khấu giảm sẽ có tác dụng ngược chiều.

Điều chỉnh dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ với các ngân hàng thương mại

NHTW có thể đặt ra quy định tăng tỷ lệ dự trự bắt buộc bằng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại khi thị trường ngoại hối khan hiếm ngoại tệ. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng làm tăng chi phí vốn của các NHTM, khiến các ngân hàng này phải hạ lãi suất huy động ngoại tệ để đảm bảo kinh doanh có lãi. Với mức lãi suất huy động thấp sẽ không khuyến khích người dân nắm giữ ngoại tệ, họ sẽ bán ngoại tệ đi để đổi lấy nội tệ, làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, qua đó giảm áp lực mất giá của đồng nội tệ.

Quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ

Việc quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn cho tiền gửi bằng ngoại tệ sẽ làm cho việc nắm giữ ngoại tệ kém hấp dẫn hơn so với nội tệ, người nắm giữ ngoại tệ sẽ đổi ngoại tệ lấy nội tệ để gửi tiềnvới lãi suất cao hơn, qua đó cung ngoại tệ tăng lên và giúp giải quyết vấn đề khan hiếm ngoại tệ trên thị trường.

Tại Việt Nam, ngay đầu tháng 4/2011, NHNN đã thực hiện cả hai giải pháp tăng dự trữ bắt buộc với ngoại tệ, đồng thời khống chế trần lãi suất với tiền gửi bằng ngoại tệ. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc với USD tăng thêm 2% lên mức 6% trong khi trần lãi suất huy động với USD ấn định ở mức 3%/năm, kém trần lãi suất huy động với tiền đồng 11%.

Quy định trạng thái ngoại tệ đối với các ngân hàng thương mại

Quy dịnh về trạng thái ngoại tệ với các NHTM ngoài nục đích giản rủi ro về tỷ giá còn có tác dụng chống đầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp lực lên tỷ giá khi cung cầu mất cân đối. Nếu NHTW co trạng thái ngoại tệ lại thì có thể giảm vấn nạn đầu cơ ngoại tệ. Lúc đó tỷ giá sẽ đi xuống.

Các công cụ của chính sách thương mại quốc tế

Thuế quan cao có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu; nhập khẩu giảm làm cho cầu ngoại tệ giảm, kết quả là làm cho đồng nội tệ lên giá, khi thuế quan giảm sẽ có tác dụng ngược lại.

Hạn ngạch cũng có tác dụng giảm nhập khẩu, do đó tác dụng lên tỷ giá tương tự thuế quan. Khi hạn ngạch được dỡ bỏ, nhu cầu hàng hóa nhập khẩu tăng khiến cho cầu ngoại tệ tăng và làm đồng nội tệ giảm giá.

Các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu

Thông qua một số hình thức hỗ trợ giá cho hàng hóa xuất khẩu chiến lược, có thể làm khối lượng hàng hóa xuất khẩu tăng, làm tăng cung ngoại tệ, khiến cho nội tệ lên giá. Ngược lại, nếu Chính phủ bù giá cho một số mặt hàng nhập khẩu thiết yếu sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu, kết quả là nội tệ giảm giá.

Như vậy, trong chương 1 chúng ta đã xem xét chính sách tỷ giá hối đoái một cách tổng quát về mặt lý thuyết, đồng thời phân tích các bước điển hình trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, thực tế luôn đặt ra những vấn đề phức tạp hơn như vậy. Tại sao một số quốc gia thành công trong khi nhiều quốc gia khác lại thất bại trong quản lý chính sách tỷ giá? Để trả lời câu hỏi này, nghiên cứu của chúng ta sẽ không chỉ dừng ở việc xem xét chính sách tỷ giá dưới góc độ lý thuyết.

Trong chương 2, bài nghiên cứu sẽ tập trung vào việc xem xét kinh nghiệm quốc tế trong điều hành chính sách tỷ giá thông qua trường hợp của Trung Quốc - một nước có chế độ tỷ giá khá tương đồng với Việt Nam. Nhìn nhận những thành công trong chính sách tỷ giá của Trung Quốc sẽ cung cấp những bài học kinh nghiệm quý báu cho công tác quản lý chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam.

Chương 2:

Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý chính sách tỷ giá hối đoái – kinh nghiệm và bài học cho việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w