(asket): Rổ tiền tệ

Một phần của tài liệu Quản lý chính sách tỷ giá hối đoái – kinh nghiệm và bài học cho việt nam (Trang 25 - 27)

Đặc tính “rổ tiền tệ” của Singapore liên quan tới thực tế rằng tỷ giá hối đoái được quản lý dựa trên một rổ tiền tệ dựa trên tỷ trọng thương mại, rổ tiền tệ này bao gồm các đồng tiền của những đối tác thương mại chủ chốt và những đối thủ cạnh tranh trong thương mại trực tiếp của Singapore. Trọng số tính toán trong rổ tiền tệ được cập nhật theo giai đoạn và rổ tiền tệ đóng vai trò làm điểm tham chiếu cho việc giám sát sự vận động của đồng dollar Singapore

B (Band):

Khác với nhiều đồng tiền chủ chốt, như là Euro, đồng Bảng Anh hay Yên Nhật được cho phép thả nổi trên thị trường ngoại hối, rổ tiền tệ của Singapore hay đồng dollar Singapore theo tỷ trọng thương mại (Trade- weighted Singapore dollar – TWS$) chỉ được phép thả nổi trong một biên độ chính sách, được xác định bởi Ngân hàng Trung ương Singapore, ở đây chính là Cơ quan tiền tệ Singapore, MAS. Mặt khác, không giống như dollar Hongkong, được cố định chặt với dollar Mỹ, MAS điều hành theo chế độ thả nổi có quản lý với đồng dollar Singapore.

Tỷ giá hối đoái với rổ tiền tệ theo tỷ trọng thương mại được phép cho dao động trong một vùng biên độ chính sách không được tiết lộ chứ không phải giữ cố định giá trị tỷ giá. Biên độ tạo ra tính linh hoạt cho hệ thống để thích ứng với những biến động kinh tế ngắn hạn tế trên thị trường ngoại tệ cũng như tạo ra vùng đệm trong việc định lượng mức tỷ giá hối đoái cân bằng, điều mà không thể biết một cách chính xác. Quá trình can thiệp nhìn chung theo kiểu “Đi ngược chiều gió”. Nếu tỷ giá hối đoái vượt ra ngoài biên độ, MAS sẽ phải bán hoặc phải mua ngoại tệ để đưa tỷ giá quay trở lại vùng biên độ chính sách.

C (Crawl): Điều chỉnh

Cuối cùng, bản thân biên độ chính sách cũng được điều chỉnh từ thời gian này tới thời gian khác và được cho phép “điều chỉnh” trong những trường hợp có thay đổi trên trường quốc tế hay ở trong nước.

1.2.3.2. Dự báo tỷ giá hối đoái:

Dự báo tỷ giá hối đoái là một trong những công việc khó khăn nhất trong điều hành chính sách tỷ giá hối đoái. Người hoạch định chính sách phải dự báo được khả năng tỷ giá sẽ biến động ra sao nhờ vào việc dự đoán các tác động của bên ngoài cũng như bản thân yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế. Khi có kết quả về xu hướng của tỷ giá trong tương lai, người lập chính sách kinh tế vĩ mô sẽ kết hợp với những dữ liệu sẵn có ở trên như NEER, REER… để quyết định đường đi nào của tỷ giá hối đoái là phù hợp nhất và nên can thiệp ra sao.

Ở nhiều quốc gia, giới chức tiền tệ sử dụng các mô hình kinh tế khá phức tạp gồm hàng chục, thậm chí hàng trăm biến số và phương trình để xây dựng nên một số mô hình khả dĩ nhằm mô tả và dự đoán sự vận động của các yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế, trong đó có tỷ giá hối đoái. Các nhà hoạch định cũng có thể sử dụng phương pháp dự báo tỷ giá mà các chuyên gia tài chính thường sử dụng.

Giới đầu tư chuyên nghiệp thường sử dụng hai phương pháp dự báo tỷ giá chính. Phương pháp thứ nhất dùng các mô hình kinh tế và số liệu kinh tế (fundamental) để dự báo tỷ giá các đồng tiền chính theo xu hướng và diễn biến kinh tế vĩ mô của các nước. Phương pháp này thường đưa ra dự báo dài hạn, từ 3 tháng đến 3-5 năm, và có tính chất định hướng nhiều hơn là để quyết định đầu tư.

Phương pháp thứ hai dùng phân tích kĩ thuật (technical analysis) dự báo xu hướng tỷ giá dựa vào đồ thị và các chỉ số kĩ thuật của một đồng tiền trong quá khứ. Phương pháp này đưa ra dự báo ngắn hạn (dưới 1 tuần) và cả các mức giá tham chiếu (support/resistance) để giúp các nhà đầu tư đề ra chiến thuật ngắn hạn. Phân tích kĩ thuật không dựa vào các mô hình kinh tế mà dựa vào tâm lí và thói quen của thị trường. Theo một cuộc khảo sát của Citigroup, có khoảng 70-90% các nhân viên kinh doanh (trader) của các quỹ ngoại hối sử dụng phương pháp thứ hai. Tuy nhiên hầu hết các ngân hàng đầu tư lớn đều có mô hình tỷ giá theo phương pháp thứ nhất để tư vấn cho khách hàng.

Chính sách tỷ giá hối đoái dựa trên phương pháp quản lý theo rổ tiền tệ kết hợp với việc cho phép tỷ giá hối đoái theo trọng số thương mại dao động trong một biên độ chính sách có thể điều chỉnh đã trở thành một trong những yếu tố chính góp phần tạo nên thành công cho chính sách kinh tế vĩ mô ở Singapore.

Ví dụ trên thực tế về dự báo tỷ giá dựa vào hai phương pháp nói trên: Mô hình GSDEER của Goldman Sachs hoàn toàn dựa trên lí thuyết kinh tế, dự báo của các chuyên gia của FX360 hoàn toàn dựa trên phân tích kĩ thuật, trong khi dự báo của UBS kết hợp cả hai phương pháp nói trên.

Nghiên cứu tình huống: Tính toán NEER và REER cho Việt Nam

Công thức tính tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương và thực tế đa phương:

Chỉ số danh nghĩa đa phương (NEER): Chỉ số thực tế đa phương (REER)

Chọn năm cơ sở (Base year), rổ tền tệ (Currency basket) và trọng số (Weights)

Trong ví dụ này chúng chọn năm 1995 làm năm cơ sở cho tính toán, chủ yếu vì sự sẵn có và độ chính xác của số liệu tính toán. Rổ tiền tệ tính toán bao gồm 10 đồng tiền của 10 đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam, dựa trên số liệu thống kê của năm 2009 và 2010, bao gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Malaysia. Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của 10 đối tác này chiếm tới hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2010. Tỷ giá thực của từng đồng tiền được tính với VND sau đó quy về năm gốc (năm 2000) dưới dạng chỉ số. Tỷ trọng của các đồng tiền trong rổ được gán dựa trên tỷ trọng thương mại với Việt Nam của nước có đồng tiền tương ứng.

Dữ liệu phục vụ tính toán

Một phần của tài liệu Quản lý chính sách tỷ giá hối đoái – kinh nghiệm và bài học cho việt nam (Trang 25 - 27)