Thời kỳ phá giá mạnh đồng NDT và thống nhất hai tỷ giá hướng tới một đồng NDT có khả năng chuyển đổi (1994 1997).

Một phần của tài liệu Quản lý chính sách tỷ giá hối đoái – kinh nghiệm và bài học cho việt nam (Trang 34 - 35)

- Các số liệu mà IFS chưa cập nhật trong thời gian gần đây sẽ được bổ sung bằng dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) và Cơ quan thống kê ở

2.1.2Thời kỳ phá giá mạnh đồng NDT và thống nhất hai tỷ giá hướng tới một đồng NDT có khả năng chuyển đổi (1994 1997).

3 Công cụ chính sách tỷ giá được đề cập đến ở đây là công cụ của các chế độ tỷ giá cố định hoặc các chế độ tỷ giá trung gian mà không đề cập tới chế độ thả nổi tự do tỷ giá.

2.1.2Thời kỳ phá giá mạnh đồng NDT và thống nhất hai tỷ giá hướng tới một đồng NDT có khả năng chuyển đổi (1994 1997).

tới một đồng NDT có khả năng chuyển đổi (1994- 1997).

Nhận thấy nguy cơ đồng NDT có khả năng trở lại tình trạng bị đánh giá cao so với sức mua thực tế, Chính phủ Trung Quốc đó quyết định chuyển hướng điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái. Ngày 1-1-1994, đồng NDT chính thức bị tuyên bố phá giá mạnh từ 5,8 NDT/USD xuống 8,7 NDT/USD, và thống nhất các mức giá thành một tỷ giá chung. Tuy nhiên, tỷ giá danh nghĩa bắt đầu lên giá chậm chạp và cuối cùng ổn định ở mức 8,3NDT/USD. Để giảm bớt tác động của sự thay đổi trong chính sách tỷ giá lên thị trường tiền tệ, vào thời kỳ này chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt những biện pháp hỗ trợ và quản lý ngoại hối như : thực hiện chế độ ngân hàng kết hối, xoá bỏ sự găm giữ ngoại tệ và tăng giá ngoại hối của các công ty, xây dựng thị trường giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng; cải tiến cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái; xoá bỏ các chính sách mang tính mệnh lệnh đối với thu chi ngoại hối… kết hợp với kiểm soỏt chặt chẽ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Đối với công ty nước ngoài, Trung Quốc yêu cầu phải có bảng cân đối ngoại tệ hàng năm. Đối với các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài phải có giấy phép đổi ngoại tệ mạnh sang NDT. Còn đối với doanh nghiệp nhà nước, yếu cầu phải nộp 100% ngoại tệ thu được thay vì 50% như trước đây. Tuy nhiên, Trung Quốc đã có những điều chỉnh quản lý ngoại hối lỏng hơn như: cho phép các công nước ngoài từng bước được giao dịch, mua bán ngoại tệ mạnh, tạo điều kiện để đồng NDT xâm nhập mạnh hơn vào thị trường tiền tệ, tài chính thế giới…

Tỷ giá thực của Trung quốc (1980-1995) theo JP Morgan và Citygroup

Kết quả của điều chỉnh và phá giá mạnh đồng NDT trong thời kỳ này của Trung Quốc đó giúp nước này không chỉ thu được những lợi ích trong ngắn hạn, nhanh chóng đẩy mạnh xuất khẩu, chiếm lĩnh nhiều thị phần quan trọng trên thị trường quốc tế, mà còn tạo cơ sở để Trung Quốc duy trì chính sách tỷ giá ổn định trong một thời gian dài, giảm thiểu những rủi ro hối đoái và tạo môi trường hấp dẫn thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.:

Một phần của tài liệu Quản lý chính sách tỷ giá hối đoái – kinh nghiệm và bài học cho việt nam (Trang 34 - 35)