Phân tích các chỉ tiêu tồn kho

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Vật tư thiết bị môi trường URENCO 13 (Trang 41 - 45)

Việc phân tích các chỉ tiêu giúp cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư hay một bên thứ ba có liên quan dễ tiếp cận, nắm bắt được tình hình kinh doanh cũng như những hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp, họ thường chú ý đến các chỉ số tài chính mà doanh nghiệp đạt được hơn là nhìn vào những con số cụ thể, dài dòng không nói lên được điều gì. Các chỉ số tài chính sẽ giúp nhà quản trị nhìn nhận, đánh giá tốt hơn thực chất của vấn đề, hoạt động của doanh nghiệp.

Về khoản mục hàng tồn kho thì tại công ty việc mua bán sản phẩm có thể nói diễn ra hàng ngày. Nói đến hàng tồn kho là nói đến khả năng đáp ứng sản xuất và nhu cầu của khách hàng. Để sản xuất không gián đoạn, nhu cầu của khách hàng được đáp ứng kịp thời thì phải có tồn kho. Trong năm 2013 công ty nhận được 83 đơn đặt hàng các loại và đều đáp ứng được 100% đơn đặt hàng đó. Điều này cho thấy công ty luôn có lượng tồn kho thích hợp để đáp ứng kịp thời các nhu cầu. Tuy nhiên điều đó chỉ cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu của Urenco 13 là tốt (bởi nếu không đáp ứng được các hợp đồng đã ký kết thì phải bồi thường rất lớn) nên chỉ tiêu về mức độ hoàn thành các

đơn hàng chỉ cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu của công ty chứ không đánh giá được trình độ quản trị tồn kho thực tế.

Để biết được điều này Bảng đánh giá khả năng luân chuyển HTK giai đoạn 2011 – 2013 dưới đây cho biết HTK tại công ty quay được bao nhiêu vòng và tăng giảm ra sao cũng như số ngày bình quân hàng tồn kho nằm chờ trong kho là bao nhiêu ngày…

Bảng 2.4. Bảng đánh giá khả năng luân chuyển hàng tồn kho của công ty Urenco 13

Chỉ tiêu Công thức tính Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số vòng quay HTK GVHB Giá trị HTK

Lần

2,91 1,98 2,94

Thời gian luân chuyển HTK

360 Hệ số vòng quay HTK

Ngày 123,77 181,37 122,3

(Nguồn: các số liệu tính toán từ BCTC)

Khả năng luân chuyển hàng tồn kho đuợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho và thời gian luân chuyển HTK. Số vòng quay hàng tồn kho năm

2011 là 2,91vòng, mỗi vòng là 123,77 ngày. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2012 giảm xuống còn 1,98 vòng nguyên nhân do công ty mở rộng quy mô hàng tồn kho nhưng lượng sản phẩm tiêu thụ giảm nên doanh thu cũng giảm so với năm 2011. Đến năm 2013 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho đã gia tăng trở lại và cao nhất trong 3 năm là 2,94 vòng, mỗi vòng là 122,3 ngày do tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tốt hơn, doanh thu tăng trở lại và lượng nhập hàng thấp hơn rất nhiều so với số lượng xuất bán. Dù vậy, công ty vẫn cần tính toán lại lượng hàng tồn kho hợp lí nhằm giảm các chi phí quản lý, lưu kho góp phần gia tăng nguồn vốn, tránh tình trạng ứ đọng góp phần nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho

Bảng 2.5. Hệ số đảm nhiệm HTK của công ty Urenco 13

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Hệ số đảm nhiệm HTK

Giá trị HTK

Doanh thu thuần 0,27 0,39 0,25

43

Hệ số đảm nhiệm HTK cho biết trung bình để có được một đồng doanh thu thuần

doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn đầu tư cho hàng tồn kho. Trong cả 3 năm 2011, 2012, 2013 hệ số này đều nhỏ hơn 1 cho thấy hàng tồn kho được sử dụng một cách có hiệu quả nhưng tăng giảm không ổn định cụ thể năm 2012 hệ số này là 0,39 lần tăng 0,12 lần so với năm 2011 là do doanh thu thuần giai đoạn 2011 – 2012 giảm mạnh 1.304.657.938 đồng dù lượng hàng tồn kho tăng 386.039.582 đồng. Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho năm 2013 là 0,25 lần giảm 0,14 lần so với năm 2012 thấp nhất trong 3 năm nguyên nhân chủ yếu do lượng hàng tồn kho giảm 662.236.187 đồng và doanh thu thuần đạt được năm 2013 là 7.069.830.832 đồng hơn năm 2012 con số tuyệt đối 755.108.964 đồng. Như vậy có nghĩa trung bình cứ 0,39 đồng vốn đầu tư cho hàng tồn kho tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần năm 2012, trong khi trung bình chỉ cần 0,25 đồng vốn đầu tư cho HTK tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần năm 2013. Vì hàng tồn kho là một trong những nguồn lực chính tạo ra doanh thu cho công ty nên việc sử dụng không hiệu quả vốn đầu tư vào HTK sẽ gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Cụ thể trong hai năm liên tiếp 2012, 2013 lợi nhuận sau thuế của công ty đang có chiều hướng đi xuống dù vẫn mang dấu dương hơn 200.000.000 đồng.

Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của hàng tồn kho

Bảng 2.6. Khả năng sinh lời HTK của công ty Urenco 13

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Khả năng sinh lợi của HTK

Lợi nhuận sau thuế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị HTK 0,1 0,09 0,11

(Nguồn: các số liệu tính toán từ BCTC)

Khả năng sinh lợi của HTK được so sánh với 1 khi đánh giá hiệu quả sử dụng

HTK để tạo ra lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp, chỉ số này nhỏ hơn 1 cho thấy hàng tồn kho đang được sử dụng kém hiệu quả và ngược lại. Cụ thể với Urenco 13 chỉ số này trong năm 2011 là 0,1 lần thấp hơn 1 đồng nghĩa với việc HTK đang được sử dụng kém hiệu quả, 1 đồng HTK chỉ tạo ra được 0,1 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2012 và 2013 con số này có giá trị lần lượt là 0,09 và 0,11 lần do giá trị HTK của công ty cả 3 năm đều ở mức rất cao là 2.056.019.866 đồng, 2.442.059.448 đồng và 1.779.823.261 đồng trong khi đó lợi nhuận cả 3 năm 2011 – 2013 thu được đều lớn hớn 200.000.000 đồng mỗi năm nhưng đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Chính vì vậy doanh nghiệp cần cải thiện khả năng sinh lợi từ HTK trong thời gian tới.

Chỉ tiêu đánh giá chu kỳ vận động của tiền mặt

Nhằm thuận lợi cho việc theo dõi và phân tích, chu kỳ vận động của tiền mặt được biểu diễn trong bảng sau thông qua các chỉ tiêu như thời gian thu nợ trung bình, thời gian luân chuyển HTK, thời gian trả nợ trung bình:

Bảng 2.7. Chu kỳ vận động tiền mặt của công ty Urenco 13

Đơn vị tính: Ngày

Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thời gian thu nợ trung bình (1)

360 * PTKH

DTT 53,45 11,38 2,07

Thời gian luân chuyển HTK (2) 360 Số vòng quay HTK 123,77 181,37 122,3 Thời gian trả nợ trung bình (3) 360 * (PTNB + Lương, thưởng, thuế phải trả)

GVHB + Chi phí

quản lý, bán hàng

119,09 3,46 22,68

Chu kỳ vận động

tiền mặt (1) + (2) – (3) 58,13 189,29 101,69

(Nguồn: Các số liệu tính toán từ BCTC)

Thời gian thu nợ năm 2011 là 53,45 ngày, năm 2012 là 11,38 ngày tương đương mức giảm 78,71% so với năm 2011 tác động từ chính sách tín dụng. Năm 2013 tiếp tục giảm mạnh xuống còn 2,07 ngày giảm 9,31 ngày so với năm 2012 cho thấy công tác quản lý nợ rất hiệu quả hạn chế tối đa việc bị chiếm dụng vốn từ khách hàng. Tuy nhiên công ty cần thận trọng khi áp dụng chính sách thu tiền chặt chẽ sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm.

Thời gian trả nợ cung cấp thông tin thời gian từ khi mua hàng hóa, vật liệu… đến

khi thanh toán cho người bán. Năm 2012, chỉ số này là 3,46 ngày giảm 115,63 ngày do công ty có chính sách quản lý nợ hiệu quả, gia tăng uy tín với nhà cung cấp. Sang năm 2013, thời gian này là 22,68 ngày tăng 19,22 ngày do công ty được ưu đãi từ các nhà cung cấp khi có tình hình tài chính ổn định cùng quan hệ hợp tác lâu dài.

Chu kỳ vận động tiền mặt thể hiện khoảng thời gian ròng từ khi công ty thanh toán

tiền mua hàng đến khi thu được tiền thông qua việc bán sản phẩm cuối cùng. Chỉ số này trong cả 3 năm lần lượt là 58,13 ngày; 189,29 ngày và 101,69 ngày. Tuy có sự

45

biến động nhưng thời gian quay vòng tiền cả 3 năm đều ở mức cao cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong khả năng thanh toán do tiền ứng đọng ở hàng tồn kho và các khoản phải thu. Vì vậy công ty cần có chính sách hợp lý trong việc quản lý dòng tiền vào và dòng tiền ra hiệu quả hơn, cải thiện thời gian của một vòng quay tiền.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Vật tư thiết bị môi trường URENCO 13 (Trang 41 - 45)