Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Urenco13 giai đoạn 2011 –

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Vật tư thiết bị môi trường URENCO 13 (Trang 30 - 32)

2011 – 2013

Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp cho nhà quản trị một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính cũng như những hoạt động trong giai đoạn đó là khả quan hay không. Để biết được tình hình hoạt động của Urenco 13, sẽ làm rõ thông qua 1 số các chỉ tiêu chính của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: Từ biểu đồ 2.1, lợi nhuận sau thuế của công ty trong 3 năm 2011 – 2013 có xu hướng giảm nhẹ. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn đến kết quả này việc cần thiết là phân tích các khoản mục trong Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.

Biểu đồ 2.1. Tình hình kinh doanh của công ty Urenco 13

Đơn vị: Đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)

Phân tích doanh thu:

Trong giai đoạn 2011 – 2013, công ty không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu dẫn tới doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đúng bằng doanh thu thuần. Các khoản này không phát sinh do công ty là một doanh nghiệp có uy tín, chất lượng và kinh nghiệm

Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Doanh thu thuần 7.069.830.832 6.314.721.868 7.619.379.806 Lợi nhuận 201.593.214 210.636.992 213.473.660 Giá vốn hàng bán 5.238.966.756 4.847.276.684 5.980.290.218 0 2.000.000.000 4.000.000.000 6.000.000.000 8.000.000.000 10.000.000.000

31

trong kinh doanh cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Các hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ, sản phẩm thường có chất lượng, độ bền cao nên không phát sinh việc trả hàng lại do lỗi của sản phẩm cũng như đáp ứng được yêu cầu từ phía khách hàng.

Doanh thu thuầnnăm 2012 là 6.314.721.868 giảm 1.304.657.938 đồng so với năm 2011. Sang năm 2013 là 7.069.830.832 đồng tăng 755.108.964 đồng tăng với tỉ lệ là 11,96% so với năm 2012. Qua số liệu vừa đề cập, có thể thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng giảm không đều qua các năm, doanh thu này chủ yếu từ lĩnh vực kinh doanh thiết bị vật tư môi trường mang lại (trên 90%), 10% còn lại từ các lĩnh vực khác như: dịch vụ vệ sinh môi trường, kinh doanh vật liệu xây dựng, phân bón… Như đã biết 2012 là một năm khó khăn với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam và cũng như các doanh nghiệp khi lạm phát trung bình cả năm xấp xỉ 8%, trong đó có Urenco 13 biểu hiện qua số lượng sản phẩm tiêu thụ ít đi do tâm lí thắt chặt chi tiêu, phòng ngừa rủi ro của nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân... Trong thời kì kinh tế khó khăn cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ thì việc doanh thu giảm hơn 17% so với năm 2011 là điều không quá khó hiểu. Doanh thu giảm đã gây rất nhiều khó khăn cho công ty nên việc có những chính sách hợp lí cùng cắt giảm chi phí để phục vụ sản xuất, kinh doanh kì tiếp theo hiệu quả hơn với mức tăng 11,96% trong năm 2013 là nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên cũng như doanh nghiệp trong việc thúc đẩy hoạt động bán hàng, chủ động tìm kiếm khách hàng mới cùng việc áp dụng hình thức thanh toán mềm dẻo, linh hoạt hơn: chiết khấu thanh toán, hình thức thanh toán đa dạng… đã giúp cải thiện tình hình kinh doanh cũng như khẳng định được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Phân tích chi phí

Giá vốn hàng bán cùng xu hướng với doanh thu thì trong năm 2012, GVHB của công ty giảm từ 5.980.290.218 đồng năm 2011 xuống còn 4.847.276.684 đồng năm 2012 tương ứng với tỷ lệ 18,95%, đây là một hệ quả tất yếu vì số lượng sản phẩm tiêu thụ được giảm nên GVHB giảm. Năm 2013 lại tăng lên mức 5.238.966.756 đồng, mức tăng này không nhanh hơn mức độ tăng của doanh thu (11,96%) nên chi phí này có thể chấp nhận được. Mức GVHB tăng nhẹ trong khi giá cả thị trường tăng mạnh chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt chính sách quản lý giá cùng phán đoán, làm chủ tình hình trước sự thay đổi của thị trường.

Chi phí tài chính chính là chi phí lãi vay của công ty đều tăng qua các năm. Chi phí quản lý kinh doanh năm 2012 giảm so với năm 2011 do đơn hàng năm 2012 đã

giảm so với năm 2011. Tuy rằng chi phí này có giảm nhưng chỉ giảm lượng nhỏ nên vẫn là một gánh nặng tài chính cho công ty. Mặc dù có giảm sút về doanh thu nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp thì giảm không đáng kể làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp giảm. Năm 2013, chi phí quản lý kinh doanh là 1.281.055.358 đồng tăng 343.294.909 đồng do lạm phát cao cũng như việc công ty đã tuyển thêm nhân viên ở bộ phận bán hàng, văn phòng cùng với hoạt động mở rộng thị trường bán lẻ ra các tỉnh thành khu vực phía bắc, tìm kiếm các đối tác mới đã phát sinh thêm các khoản chi phí. Tuy nhiên đây vẫn là mức tăng cao so với tốc độ tăng trưởng doanh thu nên công ty cần có những thay đổi trong chính sách kiểm soát chi phí, cơ cấu lại phòng ban giảm bớt sự trì trệ trong hệ thống quản lý…

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 là 44.680.574 đồng giảm 601.718

đồng ứng với 1,33%. Năm 2013 là 50.398.303 đồng tăng 5.717.729 đồng tương đương 12,8% do có sự thay đổi trong chính sách thuế thu nhập của nhà nước theo nghị quyết số 08 của Chính phủ về việc miễn giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều nhân công lao động làm chi phí thuế thu nhập được miễn giảm là hỗ trợ không nhỏ trong tình trạng nền kinh tế khó khăn hiện nay.

Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Nhìn vào biểu đồ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ta thấy lợi nhuận của công ty có chiều hướng đi xuống trong giai đoạn 2011 – 2013 cụ thể Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 là 210.636.992 đồng, giảm 2.836.668 đồng so với năm 2011, tốc độ giảm 1,33%. Đây được ghi nhận là nỗ lực của công ty trong một năm kinh tế gặp nhiều khó khăn: tỷ lệ lạm phát cao, Nhà nước và người dân đều thắt chặt giảm thiểu chi tiêu… điều đó thể hiện sự cố gắng của công ty trong việc tối thiểu hóa chi phí và thúc đẩy lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra. Đến năm 2013, lợi nhuận sau thuế của công ty tiếp tục giảm điều này cho thấy công ty đã không có những tính toán, kiểm soát chi tiêu hợp lý trong tình hình kinh tế trong nước đang gặp nhiều bất ổn như hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Vật tư thiết bị môi trường URENCO 13 (Trang 30 - 32)