Đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Kiên Long, phòng giao dịch Rạch Sỏi, Tỉnh Kiên Giang (Trang 86 - 87)

1. Doanh số cho vay 179

2.3. Đối với Ngân hàng nhà nước

Điều cần làm trước tiên là xem xét bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện cơ chế chính sách (chính sách tín dụng, công cụ điều hành chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, kế toán, thanh toán) cho phù hợp với yêu cầu hội nhập và đảm bảo tận dụng đuợc lợi ích của hội nhập và ngăn chặn đến mức tối đa những tác động tiêu cực của nó, đảm bảo sự công bằng trong hệ thống Ngân hàng, các Ngân hàng nhỏ, Ngân hàng mới không chịu những tác động mạnh từ những chính sách tiền tệ mà chính chủ cũng như NHNN ban hành, đảm bảo cho sự tồn tại của toàn hệ thống.

Khẩn trương hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thị trường tài chính nói chung, thị trường tiền tệ nói riêng, trong đó chú trọng thị trường liên Ngân hàng, thị trường mở.

Ngân hàng và các Bộ, Ngành có liên quan cần có sự phối hợp đồng bộ nhằm tháo gỡ những khó khăn hiện nay của hệ thống NHTM về các tỷ lệ đảm bảo an toàn, qui định về mở rộng mạng lưới, việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay cũng như qui định về giao dịch, niêm yết, huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Có những chính sách hỗ trợ các Ngân hàng ngoài quốc doanh khi có biến động của thị trường đặc biệt là khi thay đổi lãi suất. Đồng thời đẩy nhanh tốc độ thực hiện các dự án đổi mới công nghệ Ngân hàng với sự trợ giúp của Ngân hàng thế giới và các tổ chức tài chính quốc tế khác.

Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng của hệ thống Ngân hàng nhà nước nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả điều hành vĩ mô của Ngân hàng nhà nước, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính.

Thực hiện tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng theo các đề án đã được Chính phủ phê duyệt và phù hợp với các cam kết với các tổ chức tài chính quốc tế nhằm tạo ra các Ngân hàng có qui mô lớn, hoạt động an toàn hiệu quả và có đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ đất nước vừa gia nhập WTO.

Giảm dần bảo hộ các NHTM trong nước, đặc biệt về hoạt động tín dụng và cơ chế tái cấp vốn, tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của NHTM trong kinh doanh, giảm dần bao cấp đối với các NHTM nhà nước, áp dụng đầy đủ hơn các qui chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng.

Nâng cao vai trò thanh tra, giám sát, kiện toàn hệ thống thanh tra của Ngân hàng nhà nước, có cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất, đưa các tiêu chí thanh tra, giám sát đúng vai trò của Ngân hàng trung ương, với mục tiêu giữ vững an toàn hệ thống Ngân hàng, kiên quyết xử lý những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các Ngân hàng như hiện nay.

Chú trọng mạng lưới thông tin, cần lập một chương trình về thông tin hội nhập trên mạng internet để cập nhật thông tin tài chính, tiền tệ thế giới và đặc biệt cần có kế hoạch đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Kiên Long, phòng giao dịch Rạch Sỏi, Tỉnh Kiên Giang (Trang 86 - 87)