Tình hình huy động vốn theo thời hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Kiên Long, phòng giao dịch Rạch Sỏi, Tỉnh Kiên Giang (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG_PGD RẠCH SỎ

2.2.2.2.Tình hình huy động vốn theo thời hạn

Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2009 2010 2011

Số tiền Số tiền Số tiền Số

tiền (%)

Số

tiền (%)

Huy động KKH 406 407 601 1 0,25 194 47,67

hạn

Huy động trung

hạn-dài hạn 3.029 3.335 3.881 306 10,11 546 16,36

Tổng 116.155 132.540 181.932 16.385 14,11 49.392 37,27

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Kiên Long-Rạch Sỏi)

Nguồn vốn huy động không kỳ hạn của PGD tăng trưởng qua các năm tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng thấp, nguyên nhân do thường khách hàng gửi với nhu cầu thanh toán là chính tuy nhiên trong khu vực phường Vĩnh Lợi các doanh nghiệp chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt, hơn nữa hệ thống thẻ thanh toán của Ngân hàng chưa phát triển.

Nguồn vốn ngắn hạn tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2009 là 112.720 triệu đồng; năm 2010 là 128.798 triệu đồng mức tăng 16.078 triệu đồng tốc độ tăng 14,26% so với năm 2009; năm 2011 là 177.450 triệu đồng mức tăng 48.652 triệu đồng tốc độ tăng 37,77% so với năm 2010, đây là dấu hiệu chuyển biến tốt vì phòng giao dịch Rạch Sỏi đã khắc phục được tình trạng mất cân đối giữa huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, làm tăng khả năng thanh toán của PGD.

Nguồn vốn trung dài hạn cũng như tiền gửi không kỳ hạn luôn tăng trưởng ổn định với tỷ trọng thấp qua các năm, PGD chủ yếu chỉ huy động được nguồn trung hạn còn dài hạn hầu như không thu hút được khách hàng.

Hình 8: Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo thời hạn của PGD

Nhìn vào hình 8 ta thấy tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và

ổn định. Nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của PGD cũng là lợi thế trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì đây là nguồn vốn có chi phí rẻ hơn nguồn vốn trung và dài hạn, Ngân hàng có thể sử

dụng nguồn vốn này để cho vay trung và dài hạn. Có thể nói PGD dùng nguồn vốn chi phí rẻ cho vay lãi suất cao tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

Nhưng tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn của Ngân hàng lớn dễ dẫn đến tỷ lệ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng, do mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Việc sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn chứa rủi ro cao, hạn chế mở rộng và phát triển tín dụng trung và dài hạn. Bên cạnh nguồn vốn ngắn hạn trong PGD quá nhiều có thể dẫn đến rủi ro về thanh khoản cho Ngân hàng khi có một tác động nào đó của nền kinh tế ảnh hưởng đến nhu cầu rút tiền của khách hàng ví dụ như lãi suất tiền gửi giảm, giá vàng tăng, lạm phát tăng,…

Nguồn vốn huy động trung dài hạn và tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu tổng nguồn huy động. Nguyên nhân do nhưng năm gần đây lãi suất Ngân hàng luôn biến động, để hạn chế rủi ro lãi suất khách hàng thường gửi kỳ hạn dưới 12 tháng chính vì vậy làm cho tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn cao, tiền gửi trung dài hạn và không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp. Trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động theo thời hạn PGD cần năng cao hoạt động huy động tiền gửi không kỳ hạn vì đây là nguồn vốn có lãi suất thấp nhất.

*** Nhận xét về tình hình huy động vốn của PGD Rạch Sỏi giai đoạn 2009-2011

Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn Ngân hàng cũng đo lường được mức độ tín nhiệm của khách hàng dành cho mình trên thị trường. PGD Ngân hàng TMCP Kiên Long đã chứng minh được điều đó thông qua sự tăng trưởng liên tục của nguồn vốn huy động, điều này chứng tỏ niềm tin của khách hàng đối với Ngân hàng tăng cao khẳng định được vị thế của Ngân hàng trong nền kinh tế đầy sự cạnh tranh.

Trong những năm vừa qua công tác huy động vốn của PGD gặp nhiều khó khăn do xu thế chung của thị trường nhưng vẫn hoàn thành tốt kế hoạch đề ra và ngày càng phát triển, huy động ngày một tăng. Với những thành quả đã đạt được trong những năm qua tập thể cán bộ PGD cùng nhau hạ quyết tâm thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch cấp trên đề ra nhằm góp phần vào sự phát triển chung của toàn hệ thống Ngân hàng Kiên Long.

2.2.3.Phân tích hoạt động cho vay tại PGD giai đoạn 2009-2011

Trong quá trình hoạt động sản xuất, cũng như kinh doanh khách hàng có nhu cầu tài trợ về vốn rất lớn có thể là thường xuyên hoặc theo thời vụ. Chính nhu

cầu tài trợ này là cơ sở để Ngân hàng thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng, điều này có lợi cho cả hai phía, khách hàng và Ngân hàng. Về phía khách hàng, việc cấp tín dụng của Ngân hàng giúp doanh nghiệp bổ sung vốn thiếu hụt đảm bảo cho khách hàng có thể duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Về phía Ngân hàng, việc cấp tín dụng cho khách hàng giúp Ngân hàng “tiêu thụ được sản phẩm” của mình góp phần mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Do vậy có thể nói hoạt động cho vay là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho hệ thống Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay ngày nay luôn mang lại rủi ro tiềm ẩn cho các Ngân hàng, trong những năm gần đây các Ngân hàng luôn phải đối mặt với tình hình nợ xấu gia tăng, đặc biệt là trong năm 2011 hàng loạt các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản do phải chịu ảnh hưởng của nền kinh tế, đặc biệt việc lãi suất tăng cao đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động cho vay của Ngân hàng, chúng ta sẽ đi vào phân tích tình hình hoạt động cho vay tại PGD để thấy rõ lợi ích cũng như những thách thức mà Ngân hàng phải đối mặt trong giai đoạn 2009-2011.

Bảng 5: Tình hình hoạt động cho vay tại PGD Rạch Sỏi từ 2009-2011 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Kiên Long, phòng giao dịch Rạch Sỏi, Tỉnh Kiên Giang (Trang 40 - 44)