Đối với Ngân hàng TMCP Kiên Long

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Kiên Long, phòng giao dịch Rạch Sỏi, Tỉnh Kiên Giang (Trang 87 - 88)

1. Doanh số cho vay 179

2.4. Đối với Ngân hàng TMCP Kiên Long

Kiên Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi có nhiều tiềm năng phát triển về du lịch, kinh tế, nông nghiệp,... tuy nhiên hệ thống Ngân hàng Kiên Long còn quá ít, một số khu vực không có Ngân hàng Kiên Long hoạt động. Nhiều người dân ở xa không tiếp cận được với nguồn vốn của Ngân hàng. Vì thế, thông thường họ hay đi vay tại Ngân hàng nông nghiệp, quỹ tín dụng,.. các xã, nơi địa phương mà họ cư trú. Mặt khác, lực lượng cán bộ Ngân hàng còn ít đôi khi không thể quán xuyến hết công việc mà mình phụ trách. Do đó, đề nghị Ngân hàng xem xét mở thêm các phòng giao dịch, đạo tạo và bổ sung thêm nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc vay vốn của người dân.

Ngân hàng TMCP Kiên Long cần hoàn thiện cơ chế, quy chế để hạn chế thấp nhất những sơ hở trong công tác tín dụng.

Hội sở nhanh chóng phát triển các dịch vụ tiện ích để thu hút khách hàng như: dịch vụ chuyển tiền nhanh, phát hành thẻ tín dụng, thẻ thanh toán trong và ngoài nước, trang bị các máy rút tiền tự động có chức năng nhận tiền gửi, nhận tiền thanh toán,.. như vậy sẽ tiện lợi hơn cho Ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng giảm được một lượng công việc, giảm chi phí huy động, khách tự chủ trong việc gửi tiền hay rút tiền đặc biệt là linh hoạt về thời gian.

Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ như bán các sản phẩm tiết kiệm có mục đích, tiết kiệm an sinh giáo dục,.. đây là hình thức huy động vốn mà Ngân hàng có thể cạnh tranh với các công ty bảo hiểm vì thực chất các sản phẩm bảo hiểm cũng là các hình thức tiết kiệm các nhân, để khách hàng phòng ngừa rủi ro, nếu khuyến khích khách hàng vừa tiết kiệm vừa có lợi thì chắc chắn khách hàng sẽ giao dịch với Ngân hàng. Đây là một trong những hình thức đẩy mạnh công tác huy động vốn trung và dài hạn của Ngân hàng nói chung và PGD nói riêng.

Nâng cấp, củng cố, xây dựng thêm cơ sở vật chất cho các phòng giao dịch, đảm bảo hoạt động của PGD được hiệu quả hơn. Tạo điều kiện cho tập thể cán bộ Ngân hàng có được nơi làm việc hiện đại từ đó làm tăng năng suất hoạt động của các PGD cũng như tăng thị phần khách hàng trong toàn hệ thống.

Nâng cao chất lượng tín dụng, tiếp tục phát triển việc sử dụng các hình thức cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp, cho vay mua nhà, cho vay giáo dục, đồng tài trợ dự án...phát triển các nghiệp vụ tín dụng mới như thấu chi, chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá.

Nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn và trình độ sẵn có của đội ngũ cán bộ Ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng để tăng cường khả năng tiếp cận các dự án, phương án có hiệu quả để đầu tư vốn.

Phối hợp với các NHTM khác trong hoạt động cung ứng dịch vụ Ngân hàng và đầu tư tín dụng thông qua nhiều hình thức như đồng tài trợ, đồng bảo lãnh, tư vấn, chia sẻ thông tin khách hàng, tham gia mạng thanh toán.

Ngân hàng nên cho phép các PGD tự cân đối, linh hoạt về việc áp dụng lãi suất huy động để phù hợp với mặt bằng lãi suất huy động của các Ngân hàng khác trên khu vực, cho phép PGD tự chủ trong các hoạt động nhằm thu hút khách hàng ví dụ có thể tự chủ trong hoạt động tổ chức hội nghị khách hàng,.. linh hoạt trong việc mở rộng các dịch vụ Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Kiên Long, phòng giao dịch Rạch Sỏi, Tỉnh Kiên Giang (Trang 87 - 88)