Phân tích chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Kiên Long, phòng giao dịch Rạch Sỏi, Tỉnh Kiên Giang (Trang 71 - 73)

1. Doanh số cho vay 179

2.2.4.1.Phân tích chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi và đồng vốn Ngân hàng quay vòng nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng giảm trong năm 2010, nguyên nhân là do doanh số thu nợ và dư nợ bình quân đều tăng trong năm 2009 và 2010 tuy nhiên doanh số thu nợ có tốc độ tăng thấp hơn so với dư nợ bình quân trong kỳ, nhìn chung vòng quay vốn tín dụng của PGD trong thời gian qua là tốt và có hiệu quả.

Hình 18: Vòng quay vốn tín dụng PGD Rạch Sỏi 3 năm 2009-2011 2.2.4.2. Phân tích chỉ tiêu dư nợ/tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Nhìn chung dư nợ/tổng vốn huy động biến động trong giai đoạn phân tích. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì chỉ tiêu này lớn khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả, tốt nhất là gần bằng 1. Chỉ tiêu dư nợ/vốn huy động tăng trong năm 2010 và giảm trong năm 2011. Cụ thể trong năm 2010 chỉ tiêu này là 0,86 lần; đến năm 2011 giảm xuống còn 0,50 lần, giảm

0,36 lần so với năm 2010. Nguyên nhân có sự suy giảm này là do dư nợ trong năm 2011 đạt 90.238 triệu đồng giảm 20,50% trong khi đó tổng nguồn vốn huy động năm 2011 lại đạt 181.932 triệu đồng tăng 37,00%, chính vì vậy làm cho hệ số này giảm trong năm 2011. Xét về giai đoạn nghiên cứu ta thấy năm 2011 là năm mà dư nợ cho vay giảm mạnh, nguyên nhân do trong năm tình hình biến động của thế giới dẫn đến lạm phát trong nước tăng trong những tháng đầu năm, giá cả hàng hóa tăng cao chính vì vậy Chính phủ đã đề ra những giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát và một trong những giải pháp hữu hiệu là sử dụng công cụ lãi suất, NHNN quyết định tăng trần lãi suất huy động lên 14% nhằm làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, lãi suất huy động tăng kéo theo lãi suất cho vay tăng cao trong khi kinh tế khó khăn nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất phải thu hẹp quy mô hoạt động, không dám đầu tư thêm vì ngại chi phí tăng cao có thể làm giảm lợi nhuận chính vì vậy nguồn vốn huy động tăng cao nhưng nhu cầu về vốn thì giảm mạnh làm cho chỉ tiêu này giảm trong năm 2011.

Hình 19: Dư nợ/vốn huy động PGD Rạch Sỏi qua 3 năm 2009-2011 2.2.4.3. Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn(trung – dài hạn)/tổng dư nợ

Những năm qua chỉ tiêu này liên tục ở mức cao, làm cho dư nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ. Điều này giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng do đồng vốn đầu tư thu hồi nhanh. Năm 2009 dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ đạt 72.747 triệu đồng chiếm tỷ trọng 81,32% tổng dư nợ; năm 2010 hệ số này đạt 73.553 triệu đồng chiếm 64,84%; năm 2011 là 73.013 triệu đồng chiếm 80,91% tổng dư nợ 2011. Dư nợ ngắn hạn cao đồng nghĩa với việc Ngân hàng phải cắt giảm dư nợ trung và dài hạn. Cụ thể 2009 đối với trung hạn hệ số này là 13.127

triệu đồng chiếm 14,67% tổng dư nợ; năm 2010 là 34.028 triệu đồng chiếm 30% tổng dư nợ; năm 2011 là 14.860 triệu đồng chiếm 16,47%. Đối với dài hạn năm 2009 chiếm 4% đạt 3.580 triệu đồng; năm 2010 là 5.860 triệu đồng chiếm 5,17%; năm 2011 là 2,62% tổng dư nợ đạt 2.365 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Kiên Long, phòng giao dịch Rạch Sỏi, Tỉnh Kiên Giang (Trang 71 - 73)