1. Doanh số cho vay 179
2.2.3.2. Phân tích tình hình thu nợ củaPGD giai đoạn 2009-
Bất cứ một hoạt động đầu tư nào cũng cần phải bỏ vốn ra để thực hiện dự
án trong một thời gian nhất định. Sau khi dự án hoàn thành thì cũng là lúc nhà đầu tư thu hồi vốn và lợi nhuận đạt được. Trong hoạt động của Ngân hàng người ta gọi hành động thu hồi vốn là thu hồi nợ. Thu hồi nợ là nhiệm vụ rất quan trọng của Ngân hàng nó quyết định sự sống còn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng khi đem nguồn vốn vay đi đầu tư, và đảm bảo việc không bị chiếm dụng vốn và quay vòng đúng theo chu kỳ của nó, như thế sẽ đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng luôn hoạt động hiệu quả. Thu nhập chủ yếu của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, một lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó công tác thu hồi nợ phải được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu.
a). Phân tích doanh số thu nợ theo thời gian
Xác định công tác thu hồi nợ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, nên trong thời gian qua PGD Rạch Sỏi không ngừng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, coi đó là hoạt động sống còn của PGD cũng như toàn hệ thống Ngân hàng Kiên Long. Công tác thu hồi nợ trong 3 năm qua được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 8: Tình hình doanh số thu nợ theo thời hạn
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Ngắn hạn 93.000 107.765 173.903 14.765 15,88 66.138 61,37 Trung hạn 13.362 8.920 33.191 -4.442 -33,24 24.271 272,10 Dài hạn 38.651 40.784 4.651 2.133 5,52 -36.133 -88,60 Tổng 145.013 157.469 211.745 12.456 8,59 54.276 34,47
(Nguồn : bộ phận tín dụng NHTMCP Kiên Long_ PGD Rạch Sỏi)
Căn cứ vào bảng 8 ta thấy tình hình thu nợ của PGD luôn tăng trưởng qua các năm. Đặc biệt trong năm 2011 đạt 211.469 triệu đồng tốc độ tăng đến 34,47% so với năm 2010. Tình hình thu nợ của PGD luôn tăng trưởng đây là tín hiệu đáng mừng của PGD, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng trưởng này là do doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm làm cho doanh số thu nợ cũng tăng, nguyên nhân thứ hai là trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong công tác thu nợ tốt thường xuyên tiếp xúc cũng như đôn đốc khách hàng trả nợ. Doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng đáng kể và luôn tăng qua các năm, trong khi
doanh số thu nợ trung và dài hạn có sự biến động tăng giảm không ổn định. Điều này cũng dễ hiểu vì các khoản vay ngắn hạn thường có thời gian dưới 12 tháng nên việc thu hồi vốn rất nhanh. Khi đồng vốn được xoay vòng nhanh Ngân hàng có thể tiếp tục cho vay làm doanh số cho vay tăng, từ đó doanh số thu nợ ngắn hạn cũng không ngừng tăng theo. Bên cạnh đó, do đội ngũ cán bộ nhiệt tình năng nỗ trong thời gian qua, không chỉ mở rộng tìm kiếm thị trường để tăng doanh số cho vay mà còn chú ý kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn cộng với sự hướng dẫn chỉ đạo của các cấp lãnh đạo nên công tác thu hồi luôn được cán bộ tín dụng thực hiện triệt để. Đối với doanh số thu nợ trung và dài hạn hầu như các khoản vay có thời hạn dài, thu hồi vốn chậm, các khoản cho vay chưa đến thời hạn thu hồi, bên cạnh là những tác động nền kinh tế trong những năm qua ảnh hưởng đến hoạt động thu nợ trung dài hạn của PGD, việc lãi suất trung dài hạn cao cũng dẫn đến rủi ro về khả năng trả nợ của khách hàng.
Hình 11: Tỷ trọng doanh số thu nợ tại theo thời gian
Nhìn vào hình 11 ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn luôn luôn lúc nào cũng
chiếm tỷ trọng trên 50% tổng doanh số thu nợ. Nguyên nhân do doanh số cho vay ngắn hạn tại PGD luôn chiếm tỷ trọng cao, các khách hàng của Ngân hàng tập trung nhiều vào các khoản vay ngắn hạn. Cụ thể tỷ trọng thu nợ ngắn hạn năm 2009 là 64,13%; năm 2010 là 68,44%; năm 2011 là 82,13%. Có thể nói lĩnh vực ngắn hạn luôn là lĩnh vực then chốt của PGD qua các năm.
Doanh số thu nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp, nguyên nhân là do doanh số cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp khách hàng vay của Ngân hàng thường là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc đây không phải là thị trường
tiềm năng của Ngân hàng, thông thường thời hạn cho vay dài nên thu hồi vốn rất chậm. Ngoài ra, do còn nhiều khó khăn vướng mắc, giá cả hàng tiêu dùng, giá vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng tăng vọt, giá cả hàng nông sản không ổn định, thị trường tiêu thụ bấp bênh gây khó khăn cho người sản xuất, sự tăng giá liên tục của một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện hàng tiêu dùng,… Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, làm giảm thu nhập, gây tác động mạnh đến khả năng trả nợ của khách hàng.
b). Phân tích doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng
Bảng 9: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Tiêu dùng 93.504 125.206 109.988 31.702 33,9 -15.218 -12,15 SXKD 35.853 19.688 65.435 -16.165 -45,09 45.747 232,36 SXNN 13.746 10.513 34.013 -3.233 -23,52 23.500 223,53 Mục đích Khác 1.910 2.062 2.309 152 7,96 247 11,98
(Nguồn : bộ phận tín dụng NHTMCP Kiên Long_ PGD Rạch Sỏi)
Nhìn chung doanh số thu nợ ở từng lĩnh vực có chiều hướng biến động qua các năm, khi tăng khi giảm không ổn định.
Tiêu dùng cá nhân: ta thấy tình hình thu nợ luôn biến động, cụ thể năm
2009 doanh số thu nợ là 93.504 triệu đồng đến năm 2010 là 125.206 triệu đồng tăng 31.702 triệu đồng tốc độ tăng 33,90% so với năm 2009. Năm 2011 đạt 109.988 triệu đồng, giảm 15.218 triệu đồng tốc độ giảm 12,15% so với năm 2011, sở dĩ có sự suy giảm doanh số thu nợ năm 2011 là do trong năm nền kinh tế biến động, lạm phát tăng cao, nhằm kiềm chế lạm phát Chính phủ đã sử dụng biện pháp thắt chặt tiền tệ, các TCTD phải hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất. Chính vì vậy làm cho doanh số cho vay giảm, dẫn đến doanh số thu nợ trong lĩnh vực tiêu dùng năm 2011 giảm mạnh theo xu hướng chung của nền kinh tế.
Sản xuất kinh doanh: doanh số thu nợ cho vay phục vụ nhu cầu sản xuất
kinh doanh cũng biến động, sự biến động này trái chiều với sự biến động trong hoạt động cho vay vào mục đích tiêu dùng. Năm 2009 là 35.853 triệu đồng, năm 2010 là 19.688 triệu đồng tốc độ giảm 45,09%, quá trình SXKD thông thường thời gian cho vay dài, các khoản vay năm trước chưa đến hạn thu hồi dẫn đến
doanh số thu nợ giảm trong năm 2010. Năm 2011 đạt 65.435 triệu đồng tốc độ tăng 232,36%. Nguyên nhân là do các tiểu thương mua bán, các chủ tư nhân đã có nhiều kinh nghiệm trong quá trình kinh doanh, biết đầu tư vào những mặt hàng chủ lực của tỉnh gây được sức tiêu thụ mạnh tạo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, bên cạnh trong năm Chính phủ có những chính sách hỗ trợ lãi suất cho hoạt động sảm xuất kinh doanh, Chính quyền khu vực có chính sách kêu gọi ưu đãi đầu tư như: chính sách thuế phù hợp tạo điều kiện thông thoáng trong đầu tư, thường xuyên kiểm tra các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để tạo cho thói quen cho người sản xuất hoạt động kinh doanh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước, khuyến khích thương mại dịch vụ phát triển và do đó việc kinh doanh dịch vụ của người dân ngày càng thuận lợi, đồng thời Chính phủ miễn, giảm nhiều loại thuế cho doanh nghiệp và cá nhân cụ thể giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, giảm 50% mức thuế khoán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân cho một số đối tượng; giảm từ 50 - 100% thuế thu nhập cá nhân đối với cổ tức được chia trong hoạt động đầu tư chứng khoán; miễn thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của biểu thuế. Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực cố gắng của các bộ, ngành, địa phương, các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp trong tỉnh đã duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý, chính vì thế những khách hàng làm ăn có hiệu quảnên trả nợ Ngân hàng đúng hạn làm doanh số thu nợ với mục đích sản xuất kinh doanh tăng mạnh trong năm 2011.
Sản xuất nông nghiệp: tuy khu vực nông nghiệp trên địa bàn chiếm số
lượng thấp nhưng doanh số cho vay qua 3 năm của PGD vào mục đích trồng trọt, chăn nuôi luôn tăng trưởng ổn định. Doanh số thu nợ của hoạt động cho vay vào mục đích này chiếm tỷ trọng nhỏ, tuy nhiên có mức tăng trưởng cao trong năm 2011. Cụ thể năm 2009 là 13.746 triệu đồng; đến năm 2010 giảm còn 10.513 triệu đồng tốc độ giảm 23,52% so với năm 2009 nguyên nhân do trong năm một số vùng trong tỉnh xuất hiện dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xảy ra trên diện rộng, năng suất lúa bị giảm thấp, dịch cúm gia cầm diễn biến bất thường gây tâm lý bất an cho người sản xuất, gây thiệt hại nặng cho người nông dân, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay Ngân hàng. Hơn nữa cũng phải kể đến sự ảnh hưởng của thiên tai gây thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến khả năng thu nợ của Phòng Giao dịch Rạch Sỏi thì cũng phải kể đến những nguyên nhân chủ quan do phía khách hàng là sử dụng vốn không đúng mục đích. Năm 2011 doanh số thu nợ đạt 34.013 triệu đồng tăng 223,53%, nguyên nhân trong năm 2011 thời tiết thuận lợi, sản xuất nông nghiệp được mùa, giá lúa ổn định ở mức cao, ngành chăn nuôi hoạt
động hiệu quả đa phần thắng lớn do vậy sản xuất nông nghiệp người dân có lãi, dẫn đến trả nợ đúng hạn cho PGD.
Các mục đích khác: cũng chiếm tỷ trọng không đáng kể, trong doanh số thu
nợ. Năm 2009 là 1.910 triệu đồng, năm 2010 là 2.062 triệu đồng tăng 7,96% so với năm 2009 , năm 2011 là 2.309 triệu đồng tăng 11,98% so với năm 2010.
Tỷ trọng doanh số thu nợ phần nào có sự biến động qua các năm. Phần lớn tập trung vào các khoản cho vay tiêu dùng và SXKD, tỷ trọng thu nợ trong 3 năm chịu ảnh hưởng nhiều của sự biến đổi về chính sách của Nhà nước và của Ngân hàng.
Hình 12: Tỷ trọng doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng
Nhìn vào hình 12 ta thấy tỷ trọng doanh số thu nợ của PGD tập trung chủ yếu ở lĩnh vực tiêu dùng cá nhân năm 2009 chiếm 64,48%, năm 2010 chiếm 79,51%, năm 2011 chiếm 51,94%. Chiếm tỷ trọng thứ hai là thu nợ theo mục đích SXKD. Trong những năm gần đây doanh số cho vay hai lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng cao, chính vì vậy làm doanh số thu nợ cũng chiếm tỷ trọng cao qua các năm.
Tóm lai doanh số thu nợ qua 3 năm của PGD đều tăng trưởng, đa phần tập trung vào khoản ngắn hạn với hầu hết vào hai mục đích chủ yếu là tiêu dùng cá nhân, và hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này phù hợp với tiềm năng ở địa bàn hai phường Vĩnh Lợi và Phường Rạch Sỏi tỉnh Kiên Giang. Với việc thực hiện tốt vai trò trung gian của Ngân hàng là “đi vay để cho vay”. Nhìn chung doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng qua các năm biến động tùy ngành tùy lĩnh vực, tuy nhiên nhìn tổng thể doanh số thu nợ của Ngân hàng luôn tăng trưởng chứng tỏ công tác thu hồi nợ của PGD đang hoạt động hiệu quả. CBTD PGD Ngân hàng thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ làm hạn chế được mức
độ rủi ro dẫn đến nợ xấu và hầu như các khách hàng đã thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với Ngân hàng.