Tình hình nguồn vốn củaPGD Rạch Sỏ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Kiên Long, phòng giao dịch Rạch Sỏi, Tỉnh Kiên Giang (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG_PGD RẠCH SỎ

2.2.1.1.Tình hình nguồn vốn củaPGD Rạch Sỏ

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế nói chung cũng như trong thị trường tài chính nói riêng, nguồn vốn là yếu tố cần thiết và quan trọng nhất không có vốn ta không thể làm gì cả. Đối với Ngân hàng cũng không ngoại lệ, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn, và nguồn vốn của Ngân hàng cũng góp phần tạo nên thuận lợi nhuận của Ngân hàng, bỡi lẽ khi các Doanh nghiệp bị thiếu hụt nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ sẽ tìm đến Ngân hàng để xin tài trợ vốn, mà một trong những hoạt động chính của Ngân hàng là cung cấp nguồn vốn cho các tổ chức kinh tế khi họ có nhu cầu về vốn. Vì thế Ngân hàng muốn đứng vững và có uy tín cao trong lĩnh vực kinh doanh trên thị trường tài chính thì điều kiện đầu tiên là Ngân hàng đó phải có một nguồn vốn đủ lớn, dồi dào, đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các thành phần kinh tế, nâng cao được uy tín của mình trên thị trường.

PGD Rạch Sỏi Ngân hàng Kiên Long chuyên phục vụ, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế trong khu vực hai Phường Vĩnh Lợi và Phường Rạch Sỏi, TP. Rạch Giá nói riêng và các khu vực khác trong địa bàn tỉnh Kiên Giang nói chung. Trong những năm qua, hoạt động của PGD đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nhưng để đáp ứng nhu cầu về vốn vay ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đặt ra một vấn đề hết sức cấp thiết cho Ngân hàng là phải thực hiện tốt công tác huy động vốn. Nếu PGD huy động được vốn cao hơn nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽ chuyển về Ngân hàng cấp trên theo quy định, ngược lại nếu PGD huy động vốn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay thì Ngân hàng cấp trên sẽ hỗ trợ vốn cho PGD, do đó nguồn vốn để PGD của Ngân hàng kinh doanh chủ yếu là vốn huy động và vốn điều chuyển. Đối với PGD Rạch Sỏi_Ngân hàng TMCP Kiên Long thì hoạt động huy động vốn luôn tăng trưởng ở mức cao qua các năm nên nhu cầu về vốn để cho vay đối với PGD luôn đáp ứng đủ thậm chí dư, nên trong cơ cấu nguồn vốn của PGD chỉ có một nguồn duy nhất đó là nguồn vốn huy động.

Việc không sử dụng vốn điều chuyển giúp PGD giảm được một lượng chi phí đáng kể, thông thường lãi suất vốn điều chuyển cao hơn so với nguồn vốn huy động, không sử dụng vốn điều chuyển giúp cho PGD có thể tự chủ được nguồn vốn trong hoạt động cho vay không lệ thuộc vào Hội sở. Tuy nhiên trong

cơ cấu nguồn vốn của Phòng chủ yếu là vốn ngắn hạn điều này giúp ngân hàng sử dụng được nguồn vốn với chi phí thấp, nhưng nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao quá dẫn đến rủi ro về tính thanh khoản cho ngân hàng khi có sự biến động của kinh tế trong và ngoài nước, bên cạnh việc phát triển cho vay trung dài hạn của PGD rất khó khăn do tỷ lệ vốn huy động trung dài hạn thấp, mất cân bằng trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng.

2.2.1.2.Tình hình huy động vốn của PGD Rạch Sỏi

Với phương châm “đi vay để cho vay” hoạt động huy động vốn luôn là hoạt động không thể thiếu của các NHTM nói chung và của Ngân hàng Kiên Long PGD Rạch Sỏi nói riêng. PGD Rạch Sỏi tọa lạc tại Số 1A Cách mạng tháng 8, Phường Vĩnh Lợi, Thành phố Rạch Giá, đây là vị trí chiến lược quan trọng. Có được một vị trí địa lý thích hợp, địa bàn có đông dân cư đa phần là thương nhân, tiểu thương và công nhân viên chức, nên tiềm năng về huy động vốn của PGD là rất lớn. Nhận thức được điều này ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên Phòng đã cố gắng nỗ lực trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động huy động vốn. Sau đây ta sẽ đi vào cơ cấu nguồn vốn huy động của PGD qua các năm:

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của PGD qua 3 năm 2009-2011

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi khách hàng 387 1.408 342 1.021 263,82 -1.066 -75,71 + TG KKH 387 347 342 -40 -10,34 -5 -1,44 + TG CKH 0 1.061 0 1.061 - -1.061 -100,00 Tiền gửi TK 115.768 131.132 181.590 15.364 13,27 50.458 38,48 + TGTK KKH 19 60 259 41 215,79 199 331,67 + TGTK CKH 115.74 9 131.07 2 181.33 1 15.323 13,24 50.259 38,34 Tổng 116.155 132.540 181.932 16.385 14,11 49,39 37,27

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Kiên Long-Rạch Sỏi)

- Tiền gửi khách hàng

Tiền gửi của khách hàng là nguồn vốn huy động của Ngân hàng, thường do mức lãi suất thấp nên các Ngân hàng thường rất khó trong hoạt động huy động nguồn vốn này, trừ một số Ngân hàng đóng tại các địa bàn, thành phố phát triển dịch vụ thanh toán, chuyển khoản, các giao dịch ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi,... vì đa phần khách hàng gửi tiền nhằm với mục tiêu thanh toán là chủ yếu không vì

mục tiêu lợi nhuận. Nguồn vốn huy động không ổn định có lúc tăng cũng có lúc giảm tuy nhiên do chiếm tỷ trọng không đáng kể nên cũng không gây ảnh hưởng nhiều trong tổng nguồn vốn huy động. Trong cơ cấu nguồn vốn này chủ yếu là loại tiền gửi không kỳ hạn, tuy nhiên qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng luôn giảm qua 3 năm. Cụ thể, tiền gửi không kỳ hạn năm 2009 là 387 triệu đồng; Năm 2010 là 347 triệu đồng giảm 40 triệu đồng với tốc độ giảm là 10,34%; Sang năm 2011 tiếp tục giảm còn 342 triệu đồng nguồn huy động, so với năm 2010 tốc độ giảm là 1,44%. Tiền gửi thanh toán của khách hàng ngày càng giảm, nguyên nhân do những năm gần đây giá cả mặt hàng tăng cao làm cho khách hàng cần nhiều vốn tiền mặt hơn nên họ rút tiền ra làm cho tiền gửi của khách hàng ngày càng giảm. Đây là dạng đầu tư không nhằm mục đích sinh lời mà để thanh toán, chi trả trong kinh doanh, một nguyên nhân khác nữa là Ngân hàng thực hiện công tác cho vay, ít có giao dịch thanh toán liên hàng, hơn nữa trên địa bàn lại có ít đơn vị kinh tế cần thanh toán qua Ngân hàng, các cơ sở và Doanh nghiệp quen với việc mua bán thanh toán bằng tiền mặt, chưa kịp thích ứng với các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng. Bên cạnh là việc lãi suất biến động tăng cao trong khi nguồn huy động này lãi suất thấp lại có nhiều NHTM khác cạnh tranh với lãi suất huy động hấp dẫn, nên nhiều khách hàng đã rút ra gửi tiết kiệm hoặc chuyển sang gửi thanh toán tại Ngân hàng khác và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm luôn tăng cao qua 3 năm tại PGD. Trong tương lai PGD cần thiết lập nhiều mối quan hệ với các tổ chức, doanh nghiệp, các TCTD khác để tăng nguồn tiền gửi của khách hàng, do đây là nguồn huy động lãi suất thấp, tăng nguồn vốn này cũng góp phần vào giải pháp giảm chi phí hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong thời gian tới.

- Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng

Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn không nhỏ trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động, nó luôn chiếm tỷ trọng cao trong những năm gần đây. Trong cơ cấu tiền gửi tiết kiệm có hai hình thức: tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn. Như được phân tích từ trên thì nguồn huy động này luôn tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn huy động của PGD giai đoạn 2009-2011. Cụ thể năm 2009 tiền gửi tiết kiệm 115.768 triệu đồng; Năm 2010 là 131.132 triệu đồng tăng 15.364 triệu đồng so với năm 2009 tỷ lệ tăng là 13,27%, trong đó tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng 13,24% so với 2009; năm 2011 tiền gửi tiết kiệm là 181.590 triệu đồng tăng 50.458 triệu đồng so với năm 2010 tỷ lệ tăng 38,48%, trong đó tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng 38,34% so với 2010.

Qua phân tích số liệu ta thấy người dân ngày càng có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, do Ngân hàng có nhiều

loại sản phẩm tiết kiệm với nhiều kỳ hạn khác nhau nên khách hàng linh hoạt hơn trong việc lựa chọn sản phẩm thích hợp với yêu cầu thực tế của mình, hơn nữa người dân đã hiểu được lợi ích của việc gửi tiền tiết kiệm sẽ được an toàn, lãi suất cao ngoài ra còn tham gia nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng với nhiều phần quà có giá trị do PGD tổ chức trong các dịp lễ tết,…thái độ và cung cách phục vụ đây cũng là một yếu tố mang lại sự thành công trong công tác huy động của PGD.

Hình 7: Tỷ trọng tiền gửi của PGD giai đoạn 2009-2011

Nhìn vào hình 7 ta thấy tiền gửi tiết kiệm tại PGD luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể và hầu như là chiếm đa số trong tổng nguồn huy động của PGD. Đóng góp chủ yếu vào khoản tăng của nguồn vốn huy động của PGD qua các năm, đây là hình thức huy động vốn quan trọng vì nó khá bền vững và ổn định. Tiền gửi tiết kiệm là phần tiền nhàn rỗi trong dân cư, PGD huy động trong khoản này tăng rất mạnh qua 3 năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn huy động. Cụ thể năm 2009 và chiếm 99,67%; năm 2010 chiếm 98,94%, đến năm 2011 chiếm 99,81% tổng nguồn vốn huy động.

2.2.2.Phân tích tình hình huy động vốn của PGD Rạch Sỏi

Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về vốn của các cá nhân cũng như các doanh nghiệp ngày càng cao, càng trở nên bức thiết thì việc Ngân hàng thực hiện tốt công tác huy động vốn không những góp phần mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng, ổn định nguồn vốn đảm bảo cho quá trình kinh doanh được thuận lợi lâu dài.

Như phân tích thì nhu cầu vốn huy động của Ngân hàng là rất quan trọng, đặc biệt là quy mô vốn PGD Ngân hàng Kiên Long, một PGD không sử dụng nguồn vốn điều chuyển. Trong những năm qua công tác huy động vốn của PGD đã thực hiện tốt được những nhiệm vụ mà Hội sở giao, bên cạnh từ việc huy

động nguồn vốn của mình PGD đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực trong và ngoài khu vực PGD Rạch Sỏi.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Kiên Long, phòng giao dịch Rạch Sỏi, Tỉnh Kiên Giang (Trang 36 - 40)