Phân tích tình hình dư nợ củaPGD giai đoạn 2009-

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Kiên Long, phòng giao dịch Rạch Sỏi, Tỉnh Kiên Giang (Trang 58 - 70)

1. Doanh số cho vay 179

2.2.3.3. Phân tích tình hình dư nợ củaPGD giai đoạn 2009-

Dư nợ là số tiền mà đến thời điểm hiện tại Ngân hàng đang cho vay và chưa thu hồi. Dư nợ bao gồm các khoản cho vay chưa đến hạn thanh toán, các khoản nợ quá hạn được gia hạn thời gian trả nợ. Dư nợ có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và quy mô hoạt động của Ngân hàng. Trong những năm qua do nền kinh tế gập khó khăn tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm hầu như chịu sự quản lý của NHNN cho nên dư nơ qua các năm của PGD luôn biến động, tốc độ tăng giảm không đồng đều qua các năm, sau đây ta sẽ đi vào phân tích tình hình dư nợ qua các năm để thấy rõ được sự biến động này:

a). Phân tích tình hình dư nợ theo thời gian

Bảng 10: Tình hình dư nợ theo thời hạn tại PGD Rạch Sỏi

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Ngắn hạn 72.747 73.553 73.013 806 1,11 -540 -0,73 Trung hạn 13.127 34.028 14.860 20.901 159,22 -19.168 -56,33 Dài hạn 3.580 5.860 2.365 2.280 63,69 -3.495 -59,64 Tổng 89.454 113.441 90.238 23.987 26,81 -23.203 -20,45

(Nguồn : bộ phận tín dụng NHTMCP Kiên Long_ PGD Rạch Sỏi)

Dư nợ của Ngân hàng có sự biến động trong giai đoạn nghiên cứu, nguyên nhân do sự thay đổi của chính sách nhà nước làm ảnh hưởng đến chính sách cho vay của Ngân hàng. Tốc độ tăng giảm qua các năm tương đối, diễn biến của dư nợ chịu ảnh hưởng nhiều của doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Trong năm 2011 doanh số cho vay tăng trưởng thấp hơn doanh số thu nợ, làm cho dư nợ trong năm 2011 giảm so với năm 2010, nếu như năm 2011 doanh số cho vay là 188.542 triệu đồng tăng 3,91% so với 2010 thì doanh số thu nợ đạt 211.745 triệu đồng tăng 34,47% chính vì vậy đã làm cho dư nợ của PGD giảm trong năm 2011. Bên cạnh để đảm bảo an toàn thanh khoản trong hệ thống, Ngân hàng đã hạn chế nguồn cung tín dụng, hơn nữa việc lãi suất huy động trong năm tăng cao đẩy lãi suất cho vay vượt quá sức chịu đựng của các Doanh nghiệp, hộ sản xuất trong khi đó kinh tế trong nước gập khó khăn, hàng hóa tiêu thụ chậm, hàng tồn kho

tăng cao khiến nhiều Doanh nghiệp trong địa bàn rơi vào tình trạng khó khăn hoặc thu hẹp quy mô sản xuất, do vậy làm cho dư nợ tín dụng của ngân hàng suy giảm trong năm 2011. Ta có thể kết luận rằng hoạt động cho vay của Ngân hàng qua 3 năm là tương đối tốt, tuy dư nợ không tăng trưởng đều trong giai đoạn phân tích nhưng thấy rõ được hiệu quả công tác quản lý thu nợ cũng như công tác cho vay của Ngân hàng và đã chứng tỏ được uy tín cũng như thương hiệu Ngân hàng. Tuy xuất phát điểm chỉ là một NHTM Cổ phần Nông thôn với vốn điều lệ ban đầu hạn hẹp nhưng qua quá trình hoạt động Ngân hàng đã từng bước khẳng định thương hiệu của mình và đạt được những thành tích được ghi nhận của khách hàng cũng như của Chính phủ và các cơ quan Nhà nước. Đặc biệt hiện nay Ngân hàng đã phát triển trên phạm vi khá rộng trên toàn quốc, và những kế hoạch của Ngân hàng từng bước khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế địa bàn cũng như những khu vực có Ngân hàng Kiên Long hoạt động.

Tình hình dư nợ ngắn hạn luôn ổn định qua các năm, dư nợ ngắn hạn năm 2009 là 72.747 triệu đồng, năm 2010 dư nợ ngắn hạn đạt 73.553 triệu đồng chiếm tăng trưởng 1,11% ứng với 806 triệu đồng. Năm 2011 dư nợ ngắn hạn đạt 73.013 triệu đồng giảm 0,73% tương ứng số tiền 540 triệu đồng. Ta thấy PGD luôn tập trung cho vay trong những khoản ngắn hạn, có thể nói hoạt động cho vay ngắn hạn tại PGD đang trên đà phát triển, chính vì những sản phẩm vay ngắn hạn tập trung vào phần lớn đối tượng trong địa bàn điều này ứng với những chính sách của ngân hàng là luôn tập trung cho vay ngắn hạn vào các lĩnh vực then chốt của khu vực.

Dư nợ trung và dài hạn luôn biến động theo thời gian có thời điểm tăng cũng có thời điểm giảm. Cụ thể 2009 dư nợ trung hạn là 13.127 triệu đồng và dư nợ dài hạn là 3.580 triệu đồng; Năm 2010 lần lượt dư nợ trung hạn là 34,028 triệu đồng tăng 20.901 triệu đồng tốc độ tăng 159,22% và dư nợ dài hạn đạt 5.860 triệu đồng tăng 2.280 triệu đồng tốc độ tăng 63,69% so với năm 2009. Nguyên nhân dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng trưởng mạnh là do Ngày 04/04/2009, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 443/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn Ngân hàng để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng. Quyết định trên của thủ tướng Chính phủ tiếp tục mở rộng thêm cho các khoản vay trung và dài hạn cho khách hàng, đây là một chính sách mới nhằm góp phần thúc đẩy mạnh hơn chủ trương kết cấu đầu tư, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, ngăn chặn suy giảm kinh tế và duy trì tăng trưởng của Chính phủ. Đây là một sự đảm bảo cho Ngân hàng cho vay và mở rộng thị phần. Đối tượng áp dụng của chính sách mới này là các

khoản vay trung, dài hạn được thực hiện theo quy định của Ngân hàng nhà nước thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên do phần lớn nguồn vốn này tập trung vào các doanh nghiệp lớn, kinh doanh trong các lĩnh vực mà Ngân hàng hạn chế cho vay như bất động sản, chứng khoán,… trong khi đó đa phần khách hàng của Ngân hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tiểu thương đối với các doanh nghiệp lớn thường là khách hàng của các Ngân hàng lớn trong địa bàn cho nên dù dư nợ trung và dài hạn tăng với tốc độ cao nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ so với dư nợ ngắn hạn.

Ngược lại hoàn toàn với năm 2010; năm 2011 dư nợ trung và dài hạn đều giảm, cụ thể dư nợ trung hạn đạt 14.860 triệu đồng, giảm 56,33% ứng với số tiền 19.168 triệu đồng, dư nợ dài hạn đạt 2.365 triệu đồng, giảm 59,64% tương ứng số tiền 3.495 triệu đồng. Nếu như quyết định 443 tăng cường hỗ trợ lãi suất cho vay trung dài hạn, Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 23/2/2011 của Chính phủ về giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội với nội dung chính là đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, chính vì vậy Ngân hàng đã tiếp tục tăng cường cho vay ngắn hạn, hạn chế cung ứng cho các lĩnh vực kinh doanh có nhu cầu vốn trung dài hạn, làm cho dư nợ cũng như doanh số cho vay trung dài hạn giảm trong năm 2011.

Hình 13: Tỷ trọng dư nợ theo thời gian

Nhìn vào hình 13 ta thấy dư nợ ngắn hạn của PGD luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của Ngân hàng cũng như doanh số cho vay và doanh số thu nợ.

Nguyên nhân làm cho dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao qua các năm là do khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là nông dân và tiểu thương, cá nhân. Họ có nhu cầu vay vốn thấp, những khoản vay chủ yếu phục vụ cho các chi phí phát sinh trong mùa vụ, chu kỳ SXKD, phục vụ đời sống, nhu cầu cá nhân và nhu cầu bổ sung vốn lưu động thông thường nhu cầu vốn duới 1 năm, bên cạnh lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn lãi suất cho vay trung dài hạn nên khách hàng của Ngân hàng chỉ tập trung vào vay ngắn hạn. Về phía Ngân hàng cho vay ngắn hạn thu hồi vốn nhanh có thể kiểm soát và hạn chế rủi ro đối với những khoản Ngân hàng đã phát vay. Nguồn cho vay của Ngân hàng chủ yếu là từ nguồn vốn huy động ngắn hạn. Theo quy định trong thông tư 15/2009/TT-NHNN ban hành vào ngày 10/08/2009 thì các Ngân hàng Thương mại không được dùng quá 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Do đó Ngân hàng chỉ tập trung nguồn vốn tài trợ cho ngắn hạn chính vì lý do trên làm cho doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ ngắn hạn tăng trưởng qua các năm và luôn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng. Chiếm tỷ trọng thứ hai là cho vay trung hạn, điều này tương ứng với cơ cấu nguồn huy động của PGD trong 3 năm. Trong cơ cấu nguồn vốn đa phần nguồn vốn của PGD là nguồn vốn ngắn hạn cho nên trong những năm qua PGD luôn quan tâm đến tính thanh khoản trong hoạt động, PGD luôn thận trọng trong hoạt động cho dài hạn chính vì thế tỷ trọng cho vay dài hạn của ngân hàng rất thấp.

b). Phân tích tình hình dư nợ theo mục đích sử dụng

Bảng 11: Tình hình dư nợ theo mục đích sử dụng ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Chênh lệch 2010/2009 2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Tiêu dùng 51.325 26.053 7.449 -25.272 -49,24 -18.604 -71,40 SXKD 24.750 56.312 51.389 31.562 127,52 -4.923 -8,74 SXNN 10.607 28.431 31.064 17.824 168,0 4 2.633 9,26 Mục đích khác 2.772 2.645 336 -127 -4,58 -2.309 -87,30 Tổng 89.454 113.441 90.238 23.987 26,81 -23.203 -20,45

(Nguồn : bộ phận tín dụng NHTMCP Kiên Long_ PGD Rạch Sỏi)

Nhìn vào bảng số liệu 11 ta thấy dư nợ theo mục đích sử dụng qua các năm biến động, hầu như mỗi lĩnh vực khác nhau có mức biến động khác nhau. Cụ thể:

Tiêu dùng cá nhân: lĩnh vực then chốt của Ngân hàng trong những năm qua

có xu hướng giảm với tốc độ nhanh năm 2011 giảm đến 71,40%. Nguyên nhân dẫn đến hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng giảm mạnh là do trong những năm gần đây với chính sách thắt chặt lượng tiền mặt trong lưu thông làm cho Ngân hàng khó tăng trưởng dư nợ trong lĩnh vực này khiến dư nợ năm trước thấp hơn năm sau, doanh số cho vay luôn giảm trong khi doanh số thu nợ của Ngân hàng lại biến động, khi tăng thì tăng cao còn khi giảm thì tốc độ giảm thấp dẫn đến dư nợ qua các năm liên tiếp giảm.

Sản xuất kinh doanh: luôn biến động cụ thể năm 2009 là 24.750 triệu đồng,

năm 2010 là 56.312 triệu đồng tăng 127,52% ứng với 31.562 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong năm này hoạt động sản xuất kinh doanh luôn tăng trưởng việc hỗ trợ lãi suất của Chính phủ theo quyết định số 443/QĐ-TTg trong năm 2009 làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiếp cận được với nguồn vốn vay lãi suất thấp của PGD, tăng doanh số cho vay vào lĩnh vực này dẫn đến dư nợ cũng tăng. Năm 2011 giảm 4.923 triệu đồng, tốc độ giảm 8,74%. So với tiêu dùng thì dư nợ vào mục đích sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao hơn. Chính vì trong những năm gần đây hoạt động thương mại trên địa bàn phát triển mạnh, các doanh nghiệp tăng cường kinh doanh trên nhiều lĩnh vực ứng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước, đó là điều kiện thuận lợi để PGD gia tăng đầu tư vào mục đích này.

Sản xuất nông nghiệp: một lĩnh vực khá tiềm năng của PGD tuy doanh số

cho vay và doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng thấp song dư nợ trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi luôn tăng trưởng qua các năm, do sự phát triển của trình độ khoa học kỹ thuật, hệ thống nông nghiệp hiện nay đang trên đà phát triển cộng với sự hỗ trợ vốn kỹ thuật của Nhà nước, đặc biệt sự hỗ trợ về nguồn vốn của Ngân hàng thông qua các chính sách của Nhà nước là yếu tố không nhỏ vào sự thành công của ngành nông nghiệp. Cụ thể trong năm 2009 là 10.607 triệu đồng, năm 2010 là 28.431 triệu đồng, Năm 2011 tăng lên đạt 31.064 triệu đồng tăng 9,26% so với năm 2010. Sản xuất nông nghiệp là thị trường tiềm năng của PGD chính vì vậy việc cho vay vào mục đích sản xuất nông nghiệp nhằm phục vụ cho nhu cầu trồng trọt, chăn nuôi luôn được PGD quan tâm cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong tương lai hy vọng Ngân hàng sẽ chiếm được nhiều hơn nữa thị phần từ nhóm khách hàng này.

Mục đích khác: cũng có xu hướng giảm dần qua các năm, cũng như doanh

số cho vay, doanh số thu nợ, nó luôn chiếm tỷ trọng thấp. Dư nợ cho vay vào mục đích khác năm 2009 là 2.772 triệu đồng, năm 2010 là 2.645 triệu đồng giảm 127 triệu đồng giảm 4,58% so với năm 2009. Nhu cầu vốn trong năm 2010 là

không cao mặt khác công tác thu nợ được thực hiện tốt. Năm 2011, dư nợ là 336 triệu đồng giảm 2.309 triệu đồng giảm 87,30% so với năm 2010. Dư nợ luôn giảm là do nhu cầu vay vốn để mua sắm sửa chữa nhà cửa, làm kinh tế phụ, … giảm mạnh, đặc biệt lĩnh vực Bất động sản.

Hình 14: Tỷ trọng dư nợ theo mục đích sử dụng

Qua hình 14 ta thấy tỷ trọng cho vay vào mục đích Sản xuất kinh doanh, và sản xuất nông nghiệp luôn tăng trưởng qua các năm, cho vay vào mục đích tiêu dùng cá nhân đang giảm mạnh trong năm 2011 chiếm tỷ trọng 8,25% trong tổng dư nợ. Nguyên nhân chính do ảnh hưởng trực tiếp của chính sách Nhà nước, và sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực trong địa bàn đã làm tỷ trọng dư nợ tại PGD thay đổi theo xu hướng phát triển những lĩnh vực chủ đạo theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đặc biệt theo định hướng phát triển chung của Ngân hàng.

Tóm lại, nền kinh tế trong những năm qua còn nhiều khó khăn trở ngại nhưng với sự lãnh đạo đúng đắn của ban Giám đốc và sự nhiệt quyết trong công việc của các nhân viên trong Ngân hàng đã giúp Ngân hàng vượt qua khó khăn mang lại hiệu quả tốt nhất. Nhìn chung dư nợ qua các năm của PGD có sự biến động, sự biến động này chịu ảnh hưởng rất nhiều vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Vốn tín dụng của Ngân hàng từng bước được ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giảm tỷ trọng vốn vay của khu vực phi sản xuất.

2.2.3.4.Phân tích tình hình nợ xấu của PGD giai đoạn 2009-2011

Như chúng ta đã biết bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng tiềm ẩn một rủi ro nhất định nó bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng dù là do đâu nó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị thậm chí có thể gây phá sản cho đơn vị. Do đó ta thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng không ngoại lệ nó cũng chứa đựng những rủi ro đó là không thu hồi được nợ đến hạn, Ngân hàng gọi là nợ quá hạn, tiêu biểu là các khoản nợ xấu.

Nợ xấu không thể không có ở bất kỳ một Ngân hàng nào vì Ngân hàng không thể dự đoán trước được những khoản nợ nào sẽ thu hồi được hay những khoản nợ nào không thu hồi được khi ký Hợp đồng vay vốn. Nợ xấu là một trong những rủi ro trong tín dụng và có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nợ xấu làm cho nguồn vốn của Ngân hàng bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm, không tái đầu tư được, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng làm ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng. Hậu quả quan trọng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Kiên Long, phòng giao dịch Rạch Sỏi, Tỉnh Kiên Giang (Trang 58 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w