Phân tích tình hình doanh số cho vay củaPGD giai đoạn 2009-

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Kiên Long, phòng giao dịch Rạch Sỏi, Tỉnh Kiên Giang (Trang 46 - 53)

1. Doanh số cho vay 179

2.2.3.1.Phân tích tình hình doanh số cho vay củaPGD giai đoạn 2009-

đoạn 2009-2011

a). Phân tích doanh số cho vay theo thời gian

Bảng 6: Tình hình doanh số cho vay theo thời gian

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 124.210 108.571 173.36 3 - 15.639 -12,59 64.792 59,68 Trung hạn 11.329 29.821 14.023 18.492 163,23 -15.798 -52,98 Dài hạn 43.860 43.064 1.156 -796 -1,81 - 41.908 -97,32 Tổng 179.399 181.456 188.54 2 2.057 1,15 7.086 3,91

(Nguồn : bộ phận tín dụng NHTMCP Kiên Long_ PGD Rạch Sỏi)

Qua bảng số liệu 6 ta thấy, tổng doanh số cho vay năm 2009 là 179.399 triệu đồng; năm 2010 tăng lên 181.456 triệu đồng; sang năm 2011 tăng lên 188.542 triệu đồng. Doanh số cho vay của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm nhưng mức tăng trưởng qua các năm còn thấp, doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay đa phần là doanh số cho vay ngắn hạn. Tình hình nguồn cho vay biến động theo thời gian, có lúc tăng cũng có lúc giảm tuỳ theo từng thời kỳ hoạt động.

Doanh số cho vay ngắn hạn

Trong nền kinh tế thị trường Ngân hàng có thể cho khách hàng vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của khách hàng hoặc cho vay tiêu

dùng. Khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn luôn được các Ngân hàng quan tâm hàng đầu, bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế thì hoạt động cho vay còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn có biến động, tuy nhiên trong năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn tăng cao đạt 173.363 triệu đồng tăng 59,68% nguyên nhân trong năm 2011 theo chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ đã hạn chế cho vay trung dài hạn, PGD đã tập trung cho vay ngắn hạn cho nên doanh số cho vay ngắn hạn tăng cao, và trung dài hạn giảm mạnh trong năm 2011.

Doanh số cho vay trung và dài hạn

Trong năm 2011 doanh số cho vay trung và dài hạn giảm mạnh đặc biệt đối với doanh số cho vay dài hạn. Cụ thể năm 2010 doanh số cho vay trung hạn là 29.821 triệu đồng; doanh số cho vay dài hạn là 43.064 triệu đồng đến năm 2011 doanh số cho vay trung hạn là 14.023 triệu đồng giảm 15.798 triệu đồng; doanh số cho vay dài hạn là 1.156 triệu đồng giảm 41.908 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân chính là do trong năm 2011 trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao. Trong nước, thiên tai, thời tiết tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống; một số mặt hàng là đầu vào quan trọng của sản xuất như điện, xăng dầu vẫn chưa thực hiện đầy đủ theo cơ chế giá thị trường buộc phải điều chỉnh tăng; mặt khác, trong những năm trước nhà nước đã nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khoá để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy đã làm giá cả tăng cao, tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô. Trước bối cảnh đó, Chính phủ đã nhất quán điều hành chính sách tài chính-tiền tệ thắt chặt Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 23/2/2011 nghị quyết trên đã ảnh hưởng đến chính sách của Ngân hàng, Ngân hàng hạn chế cho vay trung và dài hạn, tăng cường cho vay sản xuất nông nghiệp. Lãi suất cho vay trung và dài hạn tăng cao các doanh nghiệp và nhà đầu tư khó tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng, trong khi đó thị trường giá cả biến động mạnh làm cho người dân không dám đầu tư vào những dự án dài làm doanh số cho vay trung dài hạn giảm mạnh trong năm này.

Hình 9: Tỷ trọng doanh số cho vay theo thời gian

Trong những năm qua, PGD đã mở rộng phạm vi cấp tín dụng ngắn hạn cho các khách hàng, PGD luôn thường xuyên ưu tiên cho vay ngắn hạn đối với các đối tượng khách hàng cho nên doanh số cho vay ngắn hạn thường chiếm đa số trong tổng doanh số cho vay nhìn vào hình 9 ta thấy rõ điều này. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn như vậy là do phần lớn người dân trong khu vực chủ yếu là mua bán, sản xuất nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể,... Hơn nữa đối với các khách hàng ngoài địa bàn đa phần là nông dân, và số ít còn lại là các tiểu thương nên đa số các ngành này có chu kỳ sản xuất ngắn, thu hồi vốn nhanh trong thời gian ngắn, nên nếu cần vốn thì họ sẽ vay ngắn hạn.

Về phía PGD, trong thời gian qua luôn chú trọng mở rộng cho vay ngắn hạn để đảm bảo thu hồi vốn nhanh, chất lượng tín dụng tốt nhất là trong điều kiện kinh tế hiện nay không ổn định do ảnh hưởng lạm phát, dịch bệnh làm giá cả hàng hóa tăng cao. PGD đã nắm bắt được nhu cầu vốn trên địa bàn và tiếp cận được ngày càng nhiều khách hàng, chủ yếu do công tác tiếp thị tốt, điều kiện kinh tế tỉnh Kiên Giang nói chung có nhiều thuận lợi, nhiều lĩnh vực mới có tiềm năng phát triển. Những năm qua tỉnh đã được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước, đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ cho các Ngân hàng trong địa bàn nhằm thực hiện tốt mục tiêu phục vụ tốt cho nhu cầu của khách hàng vay vốn. Đặc biệt sau khủng hoảng kinh tế 2008, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ vay vốn ngắn hạn tạm thời cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất vượt qua khó khăn tạm thời tiêu biểu là chủ trương kích cầu thông qua giải pháp hỗ trợ lãi suất cho vay theo Quyết định số 131/QĐ-TTg hỗ trợ lãi suất vay vốn lưu động 4%/năm cho các doanh nghiệp đã góp phần làm tăng tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn của PGD, trong năm 2010 là Nghị định 41/2010/NĐ-CP về việc hỗ trợ vay vốn nông nghiệp nông thôn và đây cũng tập trung vào nguồn vốn ngắn hạn.

Trái lại nhu cầu vay vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, thông thường đối với các doanh nghiệp nhu cầu vốn rất lớn, chính vì vậy họ thường vay vốn tại Hội sở hoặc Chi nhánh Ngân hàng Kiên Long và các Ngân hàng lớn trong khu vực là chủ yếu là chủ yếu. Quy mô phòng giao dịch thông thường cho vay vốn trung và dài hạn đối với khách hàng là các cá nhân có nhu cầu sử dụng nguồn vốn trung dài hạn hay các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong khu vực xem xét thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm số lượng tương đối thấp, còn đối với các cá nhân thường hạn chế về đối tượng cho vay, hạn chế về điều kiện cho vay cho nên thường đối với các PGD Ngân hàng bậc trung như Ngân hàng TMCP Kiên Long thì cơ cấu vốn như phân tích là tương đối hợp lý.

Nhìn chung doanh số cho vay của Ngân hàng đều tăng qua 3 năm cho thấy sự cố gắng rất lớn của CBTD trong việc đẩy mạnh công tác phát vay đưa nguồn vốn đến những đối tượng có nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng,... Kết quả là tăng doanh số cho vay, đặc biệt là cho vay ngắn hạn. Vì vậy, Ngân hàng cần tiếp tục duy trì thực hiện tốt công tác cho vay, mở rộng phạm vi tín dụng phục vụ tất cả các mục đích sử dụng. Doanh số cho vay qua các năm đều tăng, chứng tỏ lượng khách hàng có nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng đến vay Ngân hàng ngày càng tăng. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Điều đó cho thấy quy mô tín dụng của Ngân hàng càng được mở rộng. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung và dài hạn. Thực tế cho thấy tín dụng ngắn hạn đã và đang được mở rộng và đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của Ngân hàng.

b). Phân tích doanh số cho vay theo mục đích sử dụng Bảng 7: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Tiêu dùng 138.282 99.934 91.384 -38.348 -27,73 -8.550 -8,56 SXKD 29.150 51.250 60.512 22.100 75,81 9.262 18,07 SXNN 10.077 28.337 36.646 18.260 181,20 8.309 29,32 Mục đích khác 1.890 1.935 0 45 2,38 -1.935 -100,00

Tổng 179.399 181.456 188.542 2.057 1,15 7.086 3,91

(Nguồn : bộ phận tín dụng NHTMCP Kiên Long_ PGD Rạch Sỏi)

Do phần đông khách hàng của PGD là cá nhân, công nhân viên, hộ kinh doanh, thông thường nhu cầu mua sắm trang thiết bị phục vụ sinh hoạt rất cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn phát triển hiện nay thì nhu cầu này càng được nâng cao, thông thường nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường theo mùa vụ, thời gian thu hồi đồng vốn nhanh cho nên đối với PGD thì việc đẩy mạnh cho vay vào mục đích này rất thích hợp, việc cho vay phục vụ tiêu dùng của Phòng Giao dịch tập trung nhiều vào phương thức cho vay trả góp, các khách hàng của Ngân hàng trong những năm vừa qua rất hài lòng với sản phẩm tín dụng này cho nên thị phần khách hàng của PGD trong lĩnh vực này là tương đối, không phải riêng đối với PGD Rạch Sỏi mà hầu như nơi nào có Ngân hàng Kiên Long hoạt động, thì nơi đó có hoạt động cho vay trả góp, hoạt động cho vay trả góp chính là một trong những hoạt động đem lại lợi nhuận tốt nhất cho PGĐ. Ngày nay với các chính sách tiền tệ thắt chặt như hiện nay thì tình hình cho vay lĩnh vực tiêu dùng của PGD luôn giảm, đặc biệt nghị quyết 11 vừa qua của Chính phủ đã ảnh hưởng mạnh đến hoạt động cho vay tiêu dùng của PGD. Cụ thể: năm 2009 doanh số cho vay lĩnh vực này là 138.282 triệu đồng; năm 2010 doanh số cho vay đạt 99.934 triệu đồng, giảm 38.348 triệu đồng; năm 2011 doanh số cho vay tiếp tục giảm còn 91.384 triệu đồng so với năm 2010.

Mục đích sản xuất kinh doanh:

Ngày nay theo xu thế phát triển chung của thế giới việc sản xuất kinh doanh có vị trí rất quan trọng. Giá trị của hoạt động sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong thu nhập quốc dân của các nước phát triển vì vậy phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh là ưu tiên cần được quan tâm của Đảng và nhà nước nhằm đưa nước ta tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa Đất nước. Đối với địa bàn phường Vĩnh Lợi nơi PGD Rạch Sỏi tọa lạc, đây là địa bàn mà đa phần người dân sống bằng hoạt động kinh doanh, nhận thấy được nhu cầu khách hàng và tiềm năng phát triển ngân thương mại trong khu vực là vô cùng to lớn Ngân hàng đã và đang trở thành người bạn thân thiết đồng hành trong hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn phường _TP Rạch Giá chủ yếu là kinh doanh thực phẩm, xăng dầu, kinh doanh vật tư nông nghiệp, buôn bán tạp hóa,.. nhìn chung doanh số cho vay lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng tương đối qua các năm do chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ tạo động lực cho các công ty, xí nghiệp trên địa bàn mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh, số lượng các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn luôn tăng qua các năm do vậy hoạt động cho vay đối với phục vụ sản xuất kinh doanh trong địa bàn luôn tăng trưởng liên tục trong giai đoạn nghiên cứu, đây là đều đáng mừng của PGD, vì khách hàng trong lĩnh vực này đa phần là khách hàng uy tín, có năng lực tài

chính ổn định, hoạt động không lệ thuộc nhiều vào điều tự nhiên. Như phân tích khách hàng của Ngân hàng đa phần là các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, nên đa phần nhu cầu nguồn vốn vay là nhỏ do vậy doanh số qua các năm còn chiếm tỷ trọng thấp. Cụ thể năm 2009 doanh số cho vay đối với mục đích sản xuất kinh doanh là 29,150 triệu; năm 2010 doanh số cho vay là 51,250 triệu đồng tăng 22.100 triệu đồng tốc độ tăng đến 75,81% so với năm 2009; năm 2011 tăng 9.262 triệu đồng đạt 60.512 triệu đồng tốc độ tăng 18,07% so với 2010.

Mục đích sản xuất nông nghiệp:

Nằm trên địa bàn không thuộc khu vực nông nghiệp, nên tỷ trọng cho vay nông nghiệp của Ngân hàng còn thấp, bên cạnh Ngân hàng Kiên Long là NHTM cổ phần nên thị phần trong hoạt động nông nghiệp là rất thấp, các hộ nông dân thường vay tại Ngân hàng nông nghiệp trong địa bàn là chủ yếu, đây là lý do làm cho thị phần cho vay nông nghiệp của Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng thấp, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay các chính sách của nhà nước luôn ưu tiên thúc đẩy phát triển nông nghiệp vì đây là thế mạnh trong việc phát triển đất nước cho nên hoạt động của Ngân hàng cũng được tăng trưởng theo xu hướng chung, các khoản tín dụng được cấp cho khách hàng chủ yếu để mua sắm tư liệu sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển cây công nghiệp, sửa chữa máy nông nghiệp, cải tạo đất, mua con giống, thức ăn, thuốc ngừa bệnh, trả công lao động kịp thời.

Doanh số cho vay ngành nông nghiệp liên tục tăng trong hai năm 2010 và năm 2011 là do một số nguyên nhân: do những năm gần đây với chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của Chính phủ, việc đẩy mạnh bao tiêu sản phẩm, đã làm cho hộ nông dân hăng hái canh tác, nâng cao đời sống, đẩy mạnh và mở rộng quy mô canh tác, bên cạnh một số vùng trong tỉnh dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa xảy ra trên diện rộng làm cho năng suất lúa bị giảm thấp. Trong chăn nuôi dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc vẫn còn tiềm ẩn và tái phát, gây thiệt hại cho người nông dân. Mặt khác, giá cả vật tư nông nghiệp luôn biến động ở mức cao, ảnh hưởng của thiên tai,… Chính những yếu tố này đẩy giá thành sản xuất lên cao, bà con nông dân đành phải chấp nhận vay thêm vốn Ngân hàng để tiếp tục đầu tư vào sản xuất. Một nguyên nhân cũng rất quan trọng đẩy doanh số cho vay tăng cao là trong những năm gần đây nhu cầu vay vốn để đầu tư vào máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tăng cao như máy cày, máy bơm nước, máy gặt đập liên hợp, máy xấy lúa… để cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh PGD còn cho vay vào các mục đích khác như: cho vay du học, cho vay mua xe tải, cho vay đầu tư bất động sản,.. và hầu như tỷ trọng chiếm rất nhỏ trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng. Nguyên nhân nguồn vốn huy động trong 3 năm của Ngân hàng liên tục tăng cao, Ngân hàng muốn mở rộng thị phần cho vay vào các ngành khác để tạo thêm cơ hội kinh doanh cho khách hàng, đồng thời giúp PGD sử dụng triệt để nguồn huy động, tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Năm 2009 là 1.890 triệu đồng, năm 2010 là 1,935 triệu đồng tăng 2,38% so với năm 2009, tuy nhiên trong năm 2011 bằng 0.

Hình 10: Tỷ trọng doanh số cho vay theo mục đích sử dụng

Nhìn vào hình 10 ta thấy doanh số cho vay theo mục đích sử dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu là cho vay mục đích phục vụ tiêu dùng cá nhân. Năm 2009 chiếm tỷ trọng 77,08%; năm 2010 chiếm 55%; năm 2011 chiếm 48,47%. Phục vụ sản

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTMCP Kiên Long, phòng giao dịch Rạch Sỏi, Tỉnh Kiên Giang (Trang 46 - 53)