Xây dựng bản kế hoạch thi công ngắn hạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều khiển kế hoạch tiến độ thi công công trình nhà viễn thông kon tum (Trang 74 - 83)

Như đã phân tích ơ chương 2, việc lập ra các bản kế hoạch tiến độ ngắn hạn là vô cùng quan trọng trong quá trình thi công nhằm kiểm soát tối đa hiệu quả công việc, xử lý các tình huống công trường kịp thời nhằm đảm bảo tiến độ, đưa công trình vào hoạt động trong thời gian sớm nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Để xây dựng kế hoạch tiến độ ngắn hạn, kỹ sư cần phân tích bản kế hoạch tiến độ thi công tổng thể, các nhân tố ảnh hương tới thi công trong thời gian tính toán qua đó sắp xếp công việc (thời điểm thực hiện, khối lượng thực hiện) phù hợp với yêu cầu đặt ra. Trong khuôn khổ đề tài, học viên se xây dựng một bản kế hoạch ngắn hạn bằng việc phân tích các số liệu đầu vào kết hợp với điều chỉnh tiến độ thi công thông qua việc tạo kế hoạch tiến độ bằng phần mềm MS Project 2010 để điều khiển và quản lý tiến độ thi công trong quá trình thực hiện phần thi công kè đá + san nền và phần thi công móng + tầng hầm của dự án xây dựng nhà viễn thông Kon Tum gói thầu 1a. Phần này chiếm khối lượng tương đối lớn và có ảnh hương rất lớn đến chất lượng thi công của toàn bộ công trình.

3.4.1. Phân tích bản kế hoạch thi công đã được phê duyệt

3.4.1.1. Tổng quan

- Hai phần thi công kè đá + san nền và phần thi công móng + tầng hầm của dự án xây dựng nhà viễn thông Kon Tum được dự kiến thực hiện trong 112 ngày thi công thực tế (không tính số ngày nghỉ);

- Có 25 đầu công việc cần thực hiện;

- Số người nhiều nhất trên công trường trong một thời điểm là 50 người;

- Công việc kéo dài nhất là 16 ngày (gồm thi công xây đá chẻ kè đá, thi công cốt thép tường chắn đất, thi công cốp pha tường chắn đất).

3.4.1.2. Phân tích tính khả thi của kế hoạch đã được phê duyệt

Bản kế hoạch tiến độ được phê duyệt được lập trên cơ sơ yêu cầu của chủ đầu tư cũng như năng lực nhà thầu. Bên cạnh đó kế hoạch này còn phải dựa trân các định mức hiện hành để tính toán số người cũng như ngày thi công cho mỗi công tác. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điểm bất hợp lý với tình hình thi công trong môi trường thực tế. Cụ thể là:

- Công tác đào móng kè đá hay đào móng công trình trên bản kế hoạch ghi cần 20 người để thực hiện công tác. Tuy nhiên trên thực địa các công trình hiện nay, việc cơ giới hóa là vô cùng phổ biến, giảm được số lượng người thi công công trình mà đạt hiệu quả cao trong năng suất. Trường hợp này vì sử dụng máy đào đất làm máy chủ đạo nên việc duy trì 20 người tại công trường là không hợp lý, gây lãng phí nhân lực.

- Trong bản ve thi công phần công trình ngầm còn có bể tự hoại, bể ngầm và ram dốc, chiếm khối lượng công việc tương đối lớn. Nhưng trong tiến độ thi công không chỉ ra các công việc liên quan tới việc xây dựng các chi tiết (Lắp dựng cốt thép, cốp pha và đổ bê tông). Điều này dẫn đến khi thi công phần tầng hầm se phải tính toán lại khối lượng các công tác thiếu, dẫn đến các sai khác cần thời gian xử lý gây chậm tiến độ thi công chung của cả công trình.

- Việc áp định mức với các công việc gộp như lắp dựng cốt thép và đổ bê tông cho móng bè hay lắp dựng CT, VK và đổ bê tông cột tường thang máy đến cốt 0.00m là rất phức tạp và độ chính xác trong quá trình phân bố nhân công cũng như ngày thi công là thiếu chính xác vì công việc lắp dựng CT, VK cần thực hiện trước việc đổ bê tông theo dạng thi công tuần tự nên số lượng công nhân trong từng công tác cũng khác nhau, do đó số trung bình nhân công cho cả công tác gộp se không mang ý nghĩa thực tiễn cao trong quá trình thi công thực tế.

- Trong bản kế hoạch, tiến độ thi công móng + tầng hầm được bắt đầu thực hiện khi giai đoạn thi công kè đá + san nền gần kết thúc (bắt đầu ơ công tác san nền bằng cát). Tuy nhiên trên thực tế, khi công tác xây đá chẻ kè đá đạt được những yêu cầu nhất định, thời tiết thuận lợi, năng lực thi công đầy đủ, ta đã có thể tiến hành thực hiện công tác đào móng công trình luôn mà không cần chờ cho giai đoạn kè đá san nền hoàn thành.

- Bản kế hoạch được lập ra dựa trên giải thuyết thi công liên tục, chưa tính đến khả năng phải thi công ngắt quãng do nghỉ theo quy định của nhà nước, tình huống bất lợi về thời tiết trong quá trình thi công, sai sót trong quá trình thi công….. Do đó bản kế hoạch không bán sát vào điều kiện thi công công trình.

Với những hạn chế như đã nêu trên, để công việc thi công đạt được hiệu quả cao nhất, nhất thiết cần xây dựng một bản kế hoạch tiến độ thi công ngắn hạn, chi tiết hơn và khắc phục được những nhược điểm mà bản kế hoạch tiến độ thi công tổng thể được lập trong giai trước thi công.

3.4.2. Điều khiển, quản lý tiến dộ thi công thông qua bản kế hoạch mới

3.4.2.1. Danh mục công việc

Một công việc được xác định trong kế hoạch tiến độ phê duyệt là những công việc mang tính chất chung, bao gồm các phần việc nhỏ với khối lượng và kỹ thuật thực hiện khác nhau. Do đó ta cần phân tích các công việc thành các phần việc nhỏ và sử dụng tên gọi hợp lý giúp quản lý tiến độ từng phần việc được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó cần sắp xếp thứ tự thực hiện công việc một cách hợp lý. Ví dụ như:

– Các công việc gộp (CV II7, CV II8) nên tách ra làm 2 công việc;

– Công việc II10 được chuyển xuống thi công trong giai đoạn hoàn thiện do tính toán lại vị trí tủ điện;

– Thêm các công tác liên quan tới phần bể ngầm, bể tự hoại, ram dốc, thang máy như thi công CT, VK và đổ bê tông;

– Sắp xếp những công tác của các cấu kiện khác nhau nhưng có thể thi công cùng nhau do tính chất của các công tác đó giống nhau (Ví dụ như lắp dựng cốt thép bể ngầm, ram dốc, bể tự hoại; …..).

Bảng 3.2. Bảng danh mục công việc T

T Tên công việc phê duyệt

T T

Tên công việc sửa đổi, thay thế I) Tiến độ thi công kè đá + san nền

1 Thi công đào móng kè đá 1 Thi công đào móng kè đá 2 Thi công bê tông lót kè đá 2 Thi công bê tông lót kè đá 3 Thi công xây đá chẻ kè đá 3 Thi công xây đá chẻ kè đá

4 Thi công cốt thép tường chắn đất 4 Thi công cốt thép tường chắn đất 5 Thi công cốp pha tường chắn đất 5 Thi công cốp pha tường chắn đất 6 Thi công bê tông tường chắn đất 6 Thi công bê tông tường chắn đất 7 Đào đất có cao độ lớn 7 Đào đất có cao độ lớn

T

T Tên công việc phê duyệt

T T

Tên công việc sửa đổi, thay thế 9 San nền bằng cát 9 San nền bằng cát

II) Tiến độ thi công móng + tầng hầm

1 Đào đất bằng máy đến đáy móng 1 Đào đất bằng máy đến đáy móng 2 Sửa đáy móng bằng thủ công 2 Đào đất móng bằng thủ công 3 Thi công chống mối 3 Thi công chống mối

4 Đổ bê tông đá 4x6 lót dầm móng 4 Đổ bê tông đá 4x6 lót móng 5 Lắp dựng cốt thép cho dầm móng 5 GC lắp đặt cốt thép móng bè, vách tầng hầm 6 Lắp dựng cốp pha cho dầm móng 6 Lắp dựng cốp pha cho móng

7 LD CT và đổ bê tông cho móng

bè 7 Đổ bê tông móng bè

8 Lắp dựng CT, VK và đổ cột,

tường thang máy đến cốt 0.00m 8 Đổ bê tông dầm móng 9 Thi công bê tông lót cho nền

tầng hầm 9 Đổ bê tông lót nền tầng hầm

10 Thi công hệ thống tiếp địa cho tủ

điện 10 Lắp dựng cốp pha vách tầng hầm

11 Cốt thép cho sàn tầng hầm 11 LD cốt thép bể ngầm, bể tự hoại và ram dốc

12 Đổ bê tông nền tầng hầm 12 LD cốt thép cho cột, thang máy, bể 13 LD CT cho cột, tường tầng hầm 13 Đổ bê tông nền, thang máy, cột, bể 14 LD VK cho cột, tường tầng hầm 14 Đắp đất công trình và chống mối 15 Đổ bê tông cột, tường tầng hầm 15 GC lắp dựng cốt thép móng tầng hầm 16 Thi công chống mối 16 GC lắp dựng cốp pha móng tầng hầm

17 Đổ bê tông móng tầng hầm

18 GC lắp dựng cốt thép vách tầng hầm 19 GC lắp dựng cốp pha vách tầng hầm 20 Đổ bê tông vách và cột tầng hầm Việc phân tích công việc như vậy giúp đảm bảo không bỏ sót công việc trong quá trình thanh quyết toán, mang lại tiến độ thi công với trình tự thực hiện công việc hợp lý nhất.

3.4.2.2. Xây dựng số lượng công nhân và ngày thi công cho từng công tác

Tiến độ phụ thuộc vào ba loại thông số cơ bản đó là công nghệ, không gian và thời gian. Thông số công nghệ bao gồm tổ đội (dây chuyền) làm việc độc lập, khối lượng công việc, thành phần tổ đội, năng suất của tổ đội. Thông số không gian bao gồm vị trí làm việc, tuyến công tác và phân đoạn, đợt thi công. Thông số thời gian gồm thời gian thi công công việc và thời gian đưa từng phần hay toàn bộ công trình vào hoạt động.

Nhu cầu nhân lực cần để hoàn thành công việc. ngày công Trong đó:

V – Khối lượng công việc (đơn vị đo lường) S – Định mức chi phí thời gian (công) G – Số giờ trong ca làm việc.

Nhu cầu về máy để hoàn thành công việc. ca máy Trong đó:

V – Khối lượng công việc (đơn vị đo lường)

PTD – Năng suất thực dụng của máy trong một ca làm việc.

Khi điều kiện thi công tương đối chuẩn và ổn định, thời gian thi công công việc xác định theo công thức:

Trong đó:

tij – Thời gian thi công công việc ij (ngày);

a – Số ca máy để hoàn thành công việc (chế độ làm việc); Ni, Mi – Số công nhân, máy biên chế của tổ đội;

– Khối lượng lao động (ngày công) hoàn thành công việc; – số ca máy để hoàn thành công việc.

Biên chế (số công nhân, số máy móc) theo thành phần tối ưu (thường thể hiện trong định mức kỹ thuật) se cho năng suất cao nhất chất lượng bảo đảm.

Trong đó:

Nij, Mij – Biên chế số công nhân, máy móc của công việc i làm ơ vị trí j; Nmin, Mmin – Số công nhân, máy móc tối thiểu để có thể làm việc tốt nhất (theo định mức tiêu chuẩn)

Nmax, Mmax – Số công nhân, máy móc nhiều nhất có thể làm việc được bình thường trên phân đoạn. với ( Fi là tuyến công tác của công việc i, là vị trí công tác của máy –người làm công việc i).

Người ta còn chú ý đến thời gian thi công ngắn nhất và dài nhất. Đó là giới hạn người tổ chức xây dựng biết để điều chỉnh tiến độ.

Thời gian thi công ngắn nhất Tmin có được khi sử dụng tối đa khả năng triển khai công việc trên tuyến công tác và khả năng cung ứng tài nguyên.

Thời gian thi công dài nhất Tmax có được khi bố trí lực lượng thi công tối thiểu với nguồn tài nguyên tương ứng mà công việc không vị đứt đoạn.

Ngoài các yếu tố trên, thời gian thi công công việc phụ thuộc vào khối lượng, tuyến công tác, mức độ sử dụng tài nguyên và thời hạn xây dựng công trình. Để đẩy nhanh tốc độ xây dựng, nâng cao hiệu quả cơ giới hóa phải chú trọng đến chế độ làm việc hai ca, ba ca, những công việc chính được cơ giới hóa đồng bộ. Những quá trình thi công thủ công chỉ áp dụng làm tăng ca khi khối lượng lớn nhưng tuyến công tác hẹp không triển khai thêm nhân công, máy móc được.

3.4.2.3. Xác định các quan hệ, tác động lẫn nhau giữa các công tác

Các công việc hạng mục trong một công trình luôn có mối liên hệ với nhau về chức năng, điều kiện thi công, công nghệ sử dụng. Do đó cần phân tích các mối liên quan đó rồi sắp xếp thi công theo một trình tự hợp lý vừa đảm bảo được các yêu cầu công nghệ đang áp dụng cũng như các yêu cầu về mặt thi công.

Quan hệ giữa các công tác có rất nhiều loại nhưng có thể chia chúng thành hai loại cơ bản:

– Quan hệ công nghệ: Là mối quan hệ mà ơ đó các công việc được sắp xếp, thực hiện theo một trình tự mà công nghệ áp dụng đã quy định định trước đó. Bơi

vậy người sắp xếp thứ tự yêu cầu cần nắm rõ các công nghệ đang được thực hiện trên công trường. Các quan hệ này thường liền kề nhau trong bản tiến độ kế hoạch thi công.

VD: Công tác đổ bê tông chỉ được tiến hành sau khi công tác lắp dựng cốp pha, cốt thép được hoàn thành; Công tác chống tường hố đào cần thực hiện đồng thời với công tác đào đất; Việc xây tường hoàn thành mới có thể thực hiện công tác trát tường…..

– Quan hệ tổ chức: Là các quan hệ không có rằng buộc phụ thuộc với nhau về công nghệ nhưng do các yếu tố không thuộc về mặt kỹ thuật mà các công việc có thứ tự khác nhau trong kế hoạch thi công.

VD: Đổ móng cho hai hạng mục khác nhau; thi công tường….

Để trực quan các công việc trong quá trình thi công cũng như dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch tiến độ thông qua ứng dụng máy tính, có thể phân quan hệ giữa các công tác thành bốn loại như:

Bảng 3.3. Bảng các loại quan hệ giữa các công tác

Mối quan hệ Viết tắt

Hình ảnh

minh họa Diễn giải

Kết thúc – Bắt đầu

Finish – to - Start FS

Công tác B không thể bắt đầu cho đến khi công tác A kết thúc

Bắt đầu – Bắt đầu

Start – to - Start SS

Công tác B không thể bắt đầu cho đến khi công tác A bắt đầu

Kết thúc – Kết thúc

Finish – to - Finish FF Công tác B không thể kết thúc chođến khi công tác A đã kết thúc

Bắt đầu – Kết thúc

Start – to - Finish SF Công tác B không thể kết thúc chođến khi công tác A bắt đầu

VD:

– Quan hệ (FS): Công tác đổ bê tông sàn chỉ có thể bắt đầu khi công tác lắp đặt cốt thép sàn đã kết thúc.

– Quan hệ (SS): Công tác đào đất chỉ bắt đầu khi công tác chống tường hố đào đã bắt đầu.

– Quan hệ (FF): Công vận chuyển đất chỉ kết thúc khi công tác đào đất kết thúc.

– Quan hệ (SF): Công tác đổ bê tông của đội B chỉ kết thúc khi công tác đổ bê tông của đội A đã bắt đầu.

3.4.2.4. Thiết lập lịch công trường

Với năng lực thi công, và điều kiện thời tiết, và tháng tiến hành thi công công trường áp dụng lịch thi công cơ bản như sau:

- Thi công 26 ngày/ tháng. - Làm cả thứ 7 chủ nhật. - Thi công 8 tiếng/ ngày

- Nghỉ giỗ tổ Hùng Vương (12/4) và 30/4 – 1/5.

3.4.3. Ứng dụng phần mềm vào tính toán lập kế hoạch tiến độ

3.4.3.1. Giới thiệu MS Project

Microsoft Project (MS Project) là một phần mềm quản lí dự án được phát triển và bán bơi Microsoft. Chương trình này được thiết kế để hỗ trợ quản lí dự án trong việc phát triển các kế hoạch, phân công nguồn lực cho dự án, theo dõi tiến độ, quản lí ngân sách và phân tích khối lượng công việc.

Để quản lý công việc, lập tiến độ cho các dự án thông qua phần mềm này, ta cần xác định dữ liệu đầu vào cơ bản. Cụ thể là:

– Công tác (Đầu công việc)

– Quan hệ logic giữa các công tác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều khiển kế hoạch tiến độ thi công công trình nhà viễn thông kon tum (Trang 74 - 83)