Vì công trình xây dựng thường thi công ngoài trời, thời gian xây dựng kéo dài (năm sáu tháng đến vài năm), khối lượng công việc lớn nên yếu tố tự nhiên luôn ảnh hương trực tiếp và xuyên suốt trong thời gian thi công. Các yếu tố khí hậu, môi trường có ảnh hương tới tiến độ thi công là: Nhiệt độ, độ ẩm, địa chất, địa chất thủy văn, thủy văn công trình, thời tiết ……. Các số liệu này có ý nghĩa rất lớn trong việc sắp xếp tiến độ và lập biện pháp thi công trong từng mùa. Các điều kiện tự nhiên có thể được chia ra àm 2 nhóm chính là:
– Điều kiện địa chất và địa chất thủy văn: Ảnh hương điển hình nhất là công tác xử lý nền cho công trình. Với điều kiện địa chất tốt, đồng nhất và ổn định, việc xử lý nền tương đối đơn giản. Ngược lại với những công trình được xây dựng trên nền đất có điều kiện địa chất yếu, thiếu tính ổn định thì việc sử lý nền là vô cùng phức tạp. Việc xử lý nền có thể gây chậm tiến độ vì đây là hạng mục đầu, ảnh hương rất nhiều đến tiến độ của các công việc sau này.
– Điều kiện khí hậu:
+ Trong công tác thi công xây dựng, tiến độ thi công bê tông chiếm một phần tỉ trọng rất lớn trong cả công trình. Vì đặc điểm của thi công bê tông là đổ tại chỗ nên chịu ảnh hương trực tiếp của khí hậu và môi trường xung quanh cụ thể là về vấn đề sự phát triển của cường độ bê tông hay quyết định thời gian tháo rỡ ván khuôn. Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa với thời tiết cơ bản là nóng ẩm và phân hóa theo mùa rõ rệt, đặc điểm này thay đổi theo từng vùng dọc theo chiều đất dài đất nước từ bắc vào nam. Miền bắc là đặc trưng của vùng cận nhiệt đới ẩm với bốn mùa rõ rệt, mùa hè nắng nóng còn mùa đông thì lạnh khô, mất ổn định về nhiệt độ lúc khi bắt đầu – kết thúc một mùa. Miền nam lại thì lại đặt trưng bơi kiểu
khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng với khí hậu mong ổn định, độ ẩm phân chia rõ rệt thành mùa khô và mùa mưa. Còn miền trung là sự chuyển tiếp của hai vùng khí hậu bắc và nam. Chính những đặc tính đó lại có những ảnh hương khác nhau đến chất lượng bê tông đổ tại chỗ. Về thuận lơi, khí hậu nóng ẩm se thúc đẩy quá trình ninh kết và đóng rắn của bê tông, tăng nhanh sự phát triển cường độ của bê tông, rút ngắn thời gian tháo ván khuôn do đó rút ngắn thời gian xây dựng công trình. Nhưng với những tỉnh miền bắc đặc biệt là vùng núi se có những khó khăn nhất định khi thi công bê tông về mùa đông. Khi nhiệt độ xuống thấp (các tỉnh vùng núi có thể xuống dưới 00C) thì quá trình thủy hóa trong bê tông se diễn ra chậm lại, bê tông lâu đạt được cường độ thiết kế làm cho quá trình thi công kéo dài gây chậm tiến độ chung.
+ Các yếu tố thời tiết cực đoan như mưa bão, nắng nóng, giông lốc……. ảnh hương không nhỏ đến tiến độ thi công công trình. Khi gặp những yếu tố này, để đảm bảo an toàn lao động cũng như chất lượng công trình, thường công trường hay cho nghỉ thi công, gây gián đoạn thi công, tăng chi phí phát sinh trong những ngày không thi công.
Các nhân tố tự nhiên thường gây ra những ảnh hương ngẫu nhiên, rất khó kiểm soát. Vì thế để hạn chế thấp nhất các tác động gây chậm tiến độ thi công thi khâu chuẩn bị ứng phó trước điều kiện tự nhiên là việc làm thiết thực và rất quan trọng. Ví dụ như với điều kiện về địa chất, địa chất thủy văn thì khâu khảo sát địa chất trước khi thi công đóng một vai trò vô cùng to lớn trong việc hạn chế rủi ro. Công tác khảo sát tốt, khoa học se giúp bên thi công có những phương án, biện pháp kỹ thuật phù hợp ngay từ bước khơi đầu cũng như lường trước được các khả năng tình huống có thể xẩy ra, tạo điều kiện thuận lợi cho các công tác sau này được đúng kế hoạch. Tránh thi công những công tác đất, công tác móng và phần ngầm và hoạch định sẵn kế hoạch đối phó hiệu quả các giải pháp chông ngập úng vào mùa mưa. Hay thi công tháng có mưa bão, giông lốc thì các công trường phải nghỉ thi công bất khả kháng để đảm bảo an toàn. Để đẩy nhanh tiến độ sau đó cho bắt kịp với tiến độ ghi trong kế hoạch có thể tăng ca làm, áp dụng công nghệ bằng việc sử dụng phụ gia đông cứng nhanh giúp giảm gián đoạn thi công …..
2.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế – xã hội và khả năng cung ứng tại nơi xây dựng công trình dựng công trình
Công trình xây dựng có đặc điểm là sản xuất tại chỗ nên nguồn nhân lực, nguồn lực về tài nguyên, máy móc thiết bị thi công se chịu ảnh hương rất lớn bơi địa điểm xây dựng công trình. Mỗi địa điểm xây dựng lại có một số liệu về kinh tế – xã hội, dân cư, văn hóa khác nhau. Các điều kiện có thể kể đến như: Cơ sơ hạ tầng địa phương, nguồn lao động, nguồn cung ứng vật tư – kỹ thuật…..
2.2.2.1. Cơ sở hạ tầng địa phương
Gồm có 3 yếu tố chính: Điều kiện giao thông, cung cấp điện nước, cung cấp thông tin liên lạc.
– Điều kiện giao thông có ảnh hương tới việc vận chuyển, di chuyển của các nhân tố thi công (vật tư, thiết bị, nhân công). Nếu đường quanh công trường có chất lượng kém, xe thi công không thể vào được hoặc đi chậm dẫn đến khó chuyển vật việu, máy móc vào công trình để thi công gây chậm tiến độ do phải làm và cải tạo lại đường theo đúng tiêu chuẩn.
– Điều kiện cung cấp điện nước: Trên công trường có rất nhiều máy móc thiết bị có sử dụng tới điện như: trạm trộn bê tông, cần trục tháp, máy đầm dùi bê tông…..Nếu công trường thi công tại nơi không có lưới điện chạy qua hoặc gần đó se kéo dài thời gian thi công do việc phải làm lưới điện phục vụ thi công. Bên cạnh đó cung cấp nước cũng là một phần rất quan trong trong quá trình thi công. Trên công trương nước được sử dụng trong quá trình trộn bê tông, dưỡng bê tông, rửa dụng cụ, nước trong sinh hoạt của công nhân ……
– Điều kiện thông tin liên lạc: Điển hình là thi công công trình thủy lợi tại các vùng đồi núi, việc thông suốt liên lạc se giúp việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công được thuận lợi và nhanh chóng nhất. Ngược lại với đường liên lạc kém, tiến độ thi công có thể bị kéo dài, đình trệ do không có sự phối hợp thống nhất giữa các bên khi có sự cố xảy ra.
Để giải quyết các vấn đề này cần, trước khi lên kế hoạch tiên độ thi công, người làm tiến độ cần nắm rõ địa bàn xây dựng, xác định rõ các hạng mục cần làm mới
hay sửa chữa, lên phương án thay thế hợp lý như dự phòng máy phát điện phục vụ thi công, xây dựng đường nước dự phòng …..
2.2.2.2. Nguồn lao động
Số liệu lao động bao gồm: Nghề nghiệp, trình độ, tình hình phân bố lao động, khả năng hay động lao động tại địa phương, mức sống, văn hóa, sô lao động nhàn rỗi…..
Hầu hết các nhà thầu xây dựng hiện nay đều dùng đến hai lực lương lao động tham gia vào dự án của mình. Một là một bộ phận lực lượng thi công nhất định chịu sự quản lý trực tiếp từ nhà thầu. Hai là lao động phổ thông, lao động thời vụ làm những công việc đơn giản như đào đất thủ công, đội đổ bê tông… Xây dựng tiến độ mà không tính tới tình hình lao động địa phương se dẫn tới thiếu lao động cục bộ, huy động lao động địa phương khó khăn và phải thuê với mức tiền công cao hoặc chuyển từ nơi khác gây đội chi phí, chậm trễ trong quá trình thi công.
Do đó cần hiểu rõ tình hình địa phương mà từ đó lập biểu đồ nhân công. Ví dụ như không nên yêu cầu nguồn cung nhân lực cao vào vụ mùa hay các dịp lê hội tại địa phương.
2.2.2.3. Điều kiện về cung ứng vật tư – kỹ thuật
Quá trình thi công bị chi phối rất nhiều vào quá trình cung ứng nguyên vật liệu cho công trường. Vật liệu là một trong những yếu tố quyết định giá thành, chất lượng và thời gian thi công của một công trình. Chi phí về vật liệu luôn chiếm một tỉ lệ lớn trong giá thành xây dựng, chiếm 70% – 80% đối với công trình xây dựng dân dụng, nhà công nghiệp và chiếm 50% – 55% với các công trình thủy lợi. Như vậy muốn thực hiện công trình đúng tiến độ cần đảm bảo cho việc cung cấp vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị đúng, đủ, kịp thời. Trên thực tế không ít các trường hợp công trình phải ngừng thi công do thiếu nguyên vật liệu phục vụ, gây thiệt hại về nhiều mặt khiến cho công nhân, máy móc phải nghỉ, gây ứ đọng vốn…..Tình trạng này xảy ra khi biều đồ cung ứng và dự trữ nguyên vật liệu không sát với thực tế thi công trên công trường, nhất là khi công trình được xây dựng xa trung tâm, khu
vự miền núi, vùng đặc biệt khó khăn – nơi mà việc cung ứng vật liệu máy móc thiết bị không thật sự thuận lợi, các nguồn cung ơ quá xa hay quá ít….
Từ những bài học thực tế đó, người lập tiến độ cần tìm hiểu rõ về khả năng sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng mà từ đó lên kế hoạch thu mua và dự trữ. Cân nhắc giữa việc thu mua vật liệu tại địa phương hay vận chuyển vật liệu từ nơi khác để đảm bảo giá thành, chi phí cũng như chất lượng. Công tác dự trữ cũng cần được lưu tâm. Cần có kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn như dự trữ thường xuyên, dự trữ mùa vụ …. để đảm bảo mọi tình huống thi công. Do đó bên cạnh biểu đồ tiến độ, biểu đồ nhân lực, cần lập biểu đồ sử dụng vật tư, thiết bị làm tiền đề cho việc sản xuất sau này. Trong giai đoạn chuẩn bị thi công cũng cần tổ chức một hệ thống cấp phát vật tư thiết bị với những tính chất sau:
– Nhiệm vụ chính: + Đặt và nhận hàng.
+ Vận chuyển hàng đến chân công trình hoặc kho bãi. + Dự trữ, bảo quản hàng hóa.
+ Cấp phát cho các đơn vị thi công. – Công việc chính:
+ Sản xuất vật liệu cấu kiện hoặc đặt hàng nơi khác. + Chuyên chơ về kho bãi hoặc địa điểm cần cung ứng. + Cung cấp thiết bị máy móc và các dụng cụ lao động. – Để làm tốt công việc, bộ phận cần:
+ Ký kết hợp đồng với các bên cung ứng vật tư máy móc thiết bị và theo dõi tiến độ hợp đồng một cách sát sao.
+ Xây dựng mạng lưới vận chuyển hàng hóa cấp phát với các điểm tiêu thụ hoặc nhập kho.
+ Ghi chép cẩn thận lịch, kế hoạch phân phối.
2.2.3. Ảnh hưởng của quản lý chi phí và các vấn đề về tài chính
Thực tế đã chưng minh rằng: Chi phí và tài chính luôn có quan hệ mật thiết tới tiến độ thi công xây dựng công trình. Quản lý chi phí tài chính tốt se giúp cho công
trình thực hiện đúng kế hoạch đề ra – một phần quan trọng dẫn tới sự thành công, hiệu quả trong các dự án đầu tư xây dựng công trình
2.2.3.1. Quản lý chi phí trong xây dựng
Quản lý chi phí xây dựng là một quá trình kiểm soát, không chế chi phí, chi tiêu trong việc thực hiện dự án, từ giai đoạn quyết sách đầu tư tới giao đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào vận hành khai thác. Mục tiêu của quản lý chi phí xây dựng là đảm bảo cho chi phí việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình không phá vỡ hạn mức chi phí đã xác định trong từng giai đoạn đầu tư xây dựng.
Việc quản lý chi phí tại công trường se ảnh hương rất lớn tới việc thực hiện tiến độ thi công đề ra. Ví dụ như không quản lý chi phí tốt dẫn đến tình trạng cấp phát vốn vượt quá khối lượng hoàn thành gây khó khăn về vốn cho các công việc khác, vô hình chung kéo dài thời gian hoàn thành cả công trình. Hoặc khối lượng phát sinh xác định không đúng với thực tế có thể làm ảnh hương đến việc thanh toán cho bên vật tư, thiết bị gây chậm tiến độ. Hay việc cấp phát không theo kế hoạch tài chính dẫn đến tình trạng công việc chưa làm nhưng đã chi trả tiền làm hoặc ngược lại gây rối loạn kế hoạch tài chính, phá vỡ kế hoạch tài chính ảnh hương đến kế hoạch thi công.
Trên công trường, kiểm soát chi phí xây dựng thường đề cập đến hai nhân tố đó là chi phí nhân công, máy móc thiết bị và hao hụt vật liệu trong quá trình xây dựng. Nguyên nhân là hai yếu tố này chiếm tỉ trọng rất lớn trong chi phí hiện trường nhưng hiệu quả lại không tương xứng. Việc không nắm bắt được tình hình sử dụng lao động và phân công máy se tạo lãng phí, thất thoát gây khó khăn trong việc giải trình cũng như vấn đề cấp phát vốn cho những giai đoạn tiếp theo, ảnh hương phần nào đến tiến độ chung của công trình. Vì thế nên tiến hành kiểm tra, đánh giá nhanh tại hiện trường về quy trình sử dụng lao động, bảng chấm công, phân công máy móc theo lịch định kỳ hàng tuần. Công việc này se giúp giảm thất thoát, lãng phí, có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời trong quá trình thi công. Còn yếu tố kiểm soát chi phí vật liệu rất bấp cập nhưng cũng rất khó kiểm soát. Khó khăn lớn nhất trong công tác này là tính chính xác trong xác định khối lượng vật liệu trên công trường
hay sự chệnh lệnh giữa khối lượng vật liệu chuyển đến công trường và khối lượng thực dùng trong thi công. Do đó cần có kiểm tra hàng tháng, cơ chế kiểm soát vật liệu mang tính linh động hơn đối với các công tác có khối lượng lớn.
Hệ thống kiểm soát cũng cần cung cấp dữ liệu để định giá lại các thay đổi xuất hiện trong qua trình thi công, Nếu có thể thay đổi được các bản ghi chính xác về chi phí thì nhà thầu se dễ dàng thiết lập lại được các đơn giá mới cho các phần việc phát sinh. Nếu có thể thay đổi được các bản ghi chính xác về chi phí thì nhà thầu se dễ dàng thiết lập được các đơn giá mới cho các phần việc phát sinh. Việc tính toán đơn giá theo cách này giúp nhà thầu đảm bảo được mức giá có thể chấp nhận khi thương thuyết với chủ đầu tư.
Quản lý chi phí hiện trường thường được giao cho kỹ sư kinh tế xây dựng, đó là những người am hiểu về giá trị của các công việc tại thực địa qua đó lý giải chi tiết các chi phí theo điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Vì vậy những kỹ sư này cần được đào tạo bài bản. có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực quản lý chi phí.
2.2.3.2. Vấn đề tài chính trong xây dựng
Tài chính là toàn bộ các khoản tiền dùng để chi trả vật tư, máy móc, thiết bị, lương nhân công, mua sắm tài sản công trường …… Kế hoạch tài chính luôn khơi động trước kế hoạch thi công nhằm chuẩn bị cho các công tác trong kế hoạch tiến độ được thực hiện suôn sẻ. Vì thế mội rủi ro, thay đổi của kế hoạch tài chính đều ảnh hương trực tiếp tới quá trình thực hiện tiến độ đã phê duyệt của công trình.
Nhưng có một thực tế là trong ngành công nghiệp xây dựng tại nước ta hiện nay, khả năng tài chính của chủ đầu tư không đáp ứng được nhu cầu của dự án xảy ra rất nhiều. Đã có rất nhiều dự án do năng lực tài chính của chủ đầu tư có hạn nên bị đình