Thực tế thi công tại Việt Nam hiện nay, ơ một số công trình, nhà thầu có năng lực thấp, tiến độ thi công được lập ra còn mang nặng tính hình thức, thiếu yếu tố tổ chức nghiên cứu chuyên sâu, không được coi trọng nên xa rời với tình hình thực tế tại hiện trường, hình thức ghi chú còn đơn giản, thiếu chặt che do vậy việc kiểm soát, điều chỉnh là rất khó khăn. Dẫn đến, trên hiện trường tần suất xảy ra những tình huống, sự cố bất thường trong thi công gây thiệt hại về chi phí cũng như ảnh hương tới tình hình bàn giao hạng mục theo đúng kế hoạch thi công đã đề ra từ trước đó.
– Về tài chính công ty:
+ Doanh thu các năm gần đây.
+ Vốn lưu động hiện có và khả năng ứng vốn. + Nợ phải trả và khả năng vay vốn.
– Về kinh nghiệm:
+ Kinh nghiệm tổ chức quản lý.
+ Hệ thống đảm bảo chất lượng công trình. – Về kỹ thuật:
+ Nhân lực thi công. + Máy móc hiện có.
+ Dự kiến biệc pháp kỹ thuật, phương án tổ chức thi công.
Trong những điều kiện năng lực này, kinh nghiệm thi công là vô cùng quan trọng đối với một nhà thầu thi công. Qua những công trình đã thực hiện, chủ đầu tư có thể đánh giá một cách tương đối chính xác về chất lượng thi công của nhà thầu cũng như thời hạn hoàn thành có nằm trong dự kiến không. Kinh nghiệm thi công thường được thể hiện ơ:
– Loại công trình hay thi công nhất, có thể trơ thành thường hiệu của nhà thầu mỗi khi nhắc tới. Với những công trình chuyên thi công, nhà thầu se có nhiều kinh nghiệm hay trong việc lập kế hoạch tiến độ thi công cũng như các công tác quản lý trên công trường. Ví dụ: Tổng Sông Đà chuyên thi công các công trình thủy lợi; HUD Hà Nội chuyên thi công nhà chung cư cao tầng; LILAMA thì chuyên thi công lắp đặt máy móc thiết bị………
– Những công trình, hạng mục lớn có tính phức tạp cao mà nhà thầu đã thi công. Những sáng tạo, cái tiến đột phá trong quá trình thi công của nhà thầu giúp giảm thời gian hoàn thành hay giảm giá thành sản phẩm mà vẫn đạt được chất lượng xây dựng theo đúng yêu cầu.
Nhân lực công ty cũng là một khía cạnh rất cần được chú trọng trong quá trình đánh giá năng lực nhà thầu. Yếu tố này được thể hiện ơ:
– Cách tổ chức bộ máy nhân lực: Với các nhà thầu lớn, có kinh nghiệm lâu năm, việc lập và quản lý tiến độ se được giao cho một nhóm kiêm nhiệm xử lý các vấn đề về tiến độ, có thể gọi là “nhóm tiến độ”. Bản kế hoạch tiến độ được phê duyệt ban đầu mang tính chất tĩnh, nhưng thực tế lại có rất nhiều những yếu tố tác động đến kế hoạch tiến độ công trình tại hiện trường. Do đó nhóm tiến độ được lập ra với nhiệm vụ thông tin điểu khiển giám sát tiến độ, giúp nâng cao chất lượng kế hoạch tiến độ thi công.
– Đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, kỹ thuật viên tại hiện trường. Kỹ sư xây dựng là người chuyên trách về tiến độ, chịu trách nhiệm về tiến độ các công việc trong bản kế hoạch. Còn chỉ huy công trường là người chịu trách nhiện chung trong tất cả các khâu từ thực hiện tiến độ đến quản lý tiến độ. Theo Nghị định số 12/2009/NĐCP quy định: Chỉ huy trương công trường phải có bằng đại học trơ lên thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:
+ Hạng 1: Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 7 năm; Đã là chỉ huy trương công trường của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
+ Hạng 2: Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 5 năm; Đã là chỉ huy trương công trường của công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
+ Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm thi công tối thiểu 5 năm được giữ chức danh chỉ huy trương hạng 2.
– Lực lượng công nhân với các thông tin về bậc thợ, kinh nghiệm, trình độ tay nghề, tuổi đời …..
Năng lực nhà thầu còn được thể hiện ơ nguồn lực về máy móc thi công với những thông tin về: số lượng, chất lượng, khả năng huy động hiện tại, khả năng bổ sung thay thế. Vì máy móc thi công là một phần quan trọng trong giải pháp thi công ảnh hương tới tiến độ thi công công trình xây dựng.
2.3. Các tiêu chí đánh giá tính hợp lý của một bản kế hoạch tiến độ thi công xây dựng xây dựng
Với mỗi kỹ thuật công nghệ cũng như các phương án tổ chức thi công khác nhau, nhà thầu có thể đề ra các phương án kế hoạch tiến độ thi công khác nhau, đem lại những hiệu quả khác nhau về kinh tế – kỹ thuật. Do đó, việc xác định các tiêu chí, phương pháp để đánh giá trong việc lựa chọn phương án kế hoạch tiến độ thi công có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó là cơ sơ để đánh giá chất lượng của bản kế hoạch tiến độ ban đầu lập ra, qua đó là cơ sơ để điều chỉnh tối ưu và lựa chọn phương án kế hoạch tiến độ thi công tối ưu nhất. Trong phần này chúng ta se nghiên cứu một số tiêu chí tiêu biểu, phổ biến thướng được dùng để đánh giá các bản kế hoạch tiến độ hiện nay.