Thực tế thi công công trình tại nước ta hiện nay, đã có những hợp đồng xây dựng có điều khoản quy định về mức phạt nếu không hoàn thành tiến độ đề ra, thậm chí hợp đồng có thể bị hủy khi nhà thầu vi phạm hợp đồng quá nghiêm trọng. Bên cạnh đó, cũng có những điều khoản về khen thương nếu nhà thầu vượt kế hoạch thi công đề ra. Qua đó có thể thấy, thời hạn thi công vừa là pháp lệnh cũng là động lực để nhà thầu phấn đấu thực hiện.
Trong khi lập kế hoạch tiến độ, thời hạn thi công phụ thuộc vào thời hạn thi công của từng hạng mục, công việc và sự sắp xếp theo thời gian. Để xác định chính xác chỉ tiêu này, ta se chia tổng thời gian thực hiện công trình thành các phần việc cụ thể của dự án như thời gian cho công tác chuẩn bị tổ chức thi công cho các hạng mục, thời gian công tác xây thô (thi công xây lắp), thời gian công tác hoàn thiện, thời gian công tác lắp đặt thiết bị. Đánh giá thời hạn thi công cho từng hạng mục rồi đánh giá thời hạn thi công tổng thể.
Việc đánh giá chỉ tiêu này có thể có ba khả năng:
– Thời hạn thi công công trình vượt thời hạn quy định: Phương án này không đạt yêu cầu, cần điều chỉnh, xác định lại tính đúng đắn của phương án tổ chức, phương án kỹ thuật.
– Thời hạn thi công công trình bằng thời hạn quy định: Phương án này đạt yêu cầu đề ra tuy nhiên khả năng điều chỉnh khi có sự cố hay khả năng tối ưu tiến độ, điều hòa sử dụng tài nguyên là khá khó khăn.
– Thời hạn thi công công trình nhỏ hơn thời hạn quy định: Phương án này là tốt nhất. Với khoảng thời gian dôi ra có thể làm thời gian dự phòng cho các tình huống rủi ro, có điều kiện để sử dụng tài nguyên sao cho hợp lý hơn.
2.3.2. Đánh giá tính hiệu quả đưa tiền vốn vào công trình
Kế hoạch tiến độ thi công se quyết định rất nhiều đến biều đồ phát triển vốn đầu tư đưa vào công trình. Vốn đầu tư được đưa vào công trình nhiều hay ít trong các giai đoạn luôn phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của công trình. Tuy nhiên vốn đầu tư cũng như các dòng tiền tệ khác luôn phụ thuộc vào các quy luật chung của thị trường. Thật vậy nếu cường độ bỏ vốn ngay từ gia đoạn đầu thực hiện dự án và sau đó giảm dần ơ giai đoạn giữa và cuối thì thường gây ứ đọng vốn lớn nhất. Nếu giai đoạn đầu bỏ vốn ít hơn so với giai đoạn cuối thì tỉ lệ ứ đọng vốn bé nhưng dây chuyền se mất đi tính nhịp nhàng, đôi khi không phù hợp với tổ chức thi công dây chuyền công nghệ đã đề ra trước đó. Việc bỏ vốn đầu tư ơ giai đoạn giữa dự án là hợp lý nhất. Vì vậy bài toán đặt ra đối với người lập kế hoạch tiến độ là lập một bản kế hoạch sao cho vốn đầu tư đưa vào công trình có tỉ lệ ứ đọng là thấp nhất.
Hình thức đưa tiền vốn vào công trình có 3 dạng cơ bản (được thể hiện trong hình 2.1) [1]
Hình 2.1a: Đầu tư đều. Tiền vốn đưa vào công trình trong các khoảng thời gian bằng nhau của dự án là giống nhau.
Hình 2.1b: Đầu tư tăng dần. Tiền vốn đưa vào công trình tăng dần với tiền vốn đưa vào đầu dự án là ít nhất và cuối dự án là cao nhất.
Hình 2.1c: Đầu tư giảm dần. Tiền vốn đưa vào công trình tăng dần với tiền vốn đưa vào đầu dự án là cao nhất và cuối dự án là ít nhất.
Để đánh giá ba hình thức đưa vốn đầu tư vào công trình, người ta dùng biểu đồ tích phân vốn đầu tư (xét tổng chi phí) được thể hiện trên hình 2.2 với 3 biểu đồ tương ứng với 3 quá trình tích lũy vốn vào công trình khác nhau.
Hình 2.1: Hình thức đầu tư vào công trình
a) Đầu tư đều; b) Đầu tư tăng dần; c) Đầu tư giảm dần
Hình 2.2: Đường tích phân vốn đầu tư vào công trình a) Đầu tư đều; b) Đầu tư tăng dần; c) Đầu tư giảm dần
Đường tích phân đưa vào cho ta thấy tổng số vốn đầu tư đưa vào công trình đến thời điểm xác định T. Đường tích phân se phụ thuộc vào đường vi phân vừa nhắc tới (hình 2.2). Hình 2.2a là dạng đường thẳng. Hình 2.2b là dạng đường parabol lồi. Hình 2.2c là dạng đường parabol lõm. Xét cùng một giá trị tổng số tiền đầu tư đưa vào công trình, phần gạch dọc giới hạn bơi đường tích phân và trục thời gian có diện tích được xác định chính là số tiền vốn ứ động tại công trình. Do đó giải pháp tốt nhất là giải pháp có phần diện tích bé nhất – ứ đọng vốn là thấp nhất. Như vậy dễ nhận thấy đường tích phân có đầu tư vốn dạng tăng dần là hiệu quả cao nhất. Tuy nhiện khi lập tiến độ như phương án tối ưu nhất này, các công việc có chi lớn
se được thực hiện ơ giai đoạn gần cuối của dự án, do vậy độ rủi ro về thời hạn thi công là rất cao do còn ít thời gian để khắc phục nếu xảy ra sự cố công trình.
Để làm rõ thêm vấn đề, ta lập một biểu đồ đương tích phân đầu tư hợp lý vốn vào công trình với các đường Ca, Cb, Ci ứng với các kế hoạch tiến độ thi công công trình khác nhau được hiện thị trên cùng một biểu đồ hình 2.3.
– Đường Ca: Cường độ bỏ vốn ban đầu lớn, khối lượng công việc ban đầu nhiều, có khả năng cao hoàn thành thời hạn thi công công trình đã đề ra nhưng khả năng gây ứ đọng vốn là rất cao.
– Đường Cb: Cường độ bỏ vốn ban đầu là nhỏ, khối lượng công việc về cuối dự án nhiều, do đó khả năng chậm tiến độ là rất cao, các công việc không còn thời gian dự trữ nhưng ứ đọng vốn nhỏ. Khi có tình huống gián đoạn gây kéo dài tiến độ, tăng chi phí….
Hình 2.3: Đường tích phân đầu tư hợp lý vốn vào công trình
Do vậy ta cần xác định được một đường bỏ vốn hợp lý Ci để cho ứ đọng vốn ơ mức chấp nhận được đồng thời đảm bảo an toàn về thời hạn thi công xây dựng công trình.
2.3.3. Đánh giá về sử dụng nhân lực,vật tư, trang thiết bị hiệu quả
Biểu đồ sử dụng nhân lực, máy thi công , vật tư…. thường được thể hiện kèm ngay dưới tiến độ thi công công trình. Cũng như các yếu tố khác, nó thể hiện một phần chất lượng của bản kế hoạch tiến độ thi công. Bản kế hoạch tối ưu nhất là một
bản kế hoạch có biểu đồ nhân lực điều hòa. Đó là khi số nhân công, vật tư hay máy móc tăng hoặc giảm từ từ trong thời gian dài tương ứng với sự tăng giảm khối lượng thi công trên công trường. Nếu biểu đồ không điều hòa, se xuất hiện những thời đoạn mà nhu cầu về nhân công, vật liệu, máy móc tăng cao đột ngột, là cho các phụ phí công trường tăng bất thường như công tác láng trại, quỹ lương, tuyển dụng hay các nhu cầu sống hằng ngày không đảm bảo. Qua đó gây lãng phí lớn, ảnh hương tới lợi nhuận của nhà thầu. Biểu đồ hợp lý là biểu đồ mà khối lượng công việc không tăng đột ngột hay giảm đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn.
Ví dụ một biểu đồ nhân lực được thể hiện trên hình 2.4. Tính điều hòa của biểu đồ đượng biểu diễn bằng một đường cong trơn dạng parabol như trên hình.[1]
Hình 2.4: Đặc tích biểu đồ nhân lực
a) Điều hòa; b) Không điều hòa; c) Điều hòa lý thuyết
Để đánh giá biểu đồ nhân lực, người ta sử dụng hệ số điều hòa K1 và hệ số ổn định K2. Hai hệ số này được tính theo công thức:
Trong đó:
+ Ntb là số công nhân trung bình;
+ Nmax là số nhân công tập trung cao nhất; + T là thời hạn thi công;
+ Tv là thời gian số công nhân tập trung vượt quá số công nhân trung bình; + Ld là nhân công cần thiết cho thi công công trình , là diện tích giữa trục t và biểu đồ.
Hiển nhiên là K1 và K2 càng tiến tới 1 càng tốt. Qua hệ số ổn định K2 ta thấy khi biểu đồ nhân lực có những biến động thất thường phải tuân theo quy tắc: Không được nhô cao ngắn hạn và trũng sâu dài hạn (hình 2.5) vì cả hai trường hợp này đều làm giảm giá trị K2.
Diện tích giới hạn trong biểu đồ nhân lực thể hiện công lao động. Như vậy diện tích càng nhỏ thể hiện công trình sử dụng lao động sống ít hiển nhiên năng suất lao động se cao. Đây cũng là mục tiêu của người lập kế hoạch thi công.
Hình 2.5: Các dạng không ổn định biểu đồ nhân lực a) Nhô cao ngắn hạn; b) Trũng sâu dài hạn;
2.4. Điều khiển và quản lý tiến độ trong xây dựng công trình
Sau khi lựa chon được một bản tiến độ phù hợp với những mục tiêu mà các bên đã đề ra trước đó, công việc lúc này là điều khiển và quản lý bản tiến độ sao cho đúng với kế hoạch đã đề ra. Phần này se nghiên cứu về cơ sơ lý luận và các phương pháp điều khiển kế hoạch tiến độ dựa theo phương pháp lập kế hoạch tiến độ hay được sử dụng nhiều nhất hiện nay là sơ đồ mạng CPM.
2.4.1. Chọn lựa công việc quan trọng để quản lý
Các công trình xây dựng ngày nay, từ giao thông, thủy lợi, dân dụng hay nhà công nghiệp đều được xây dựng từ các chuỗi công việc liên tiếp cho đến khi kế thúc
dự án. Theo phương pháp lập kế hoạch, ta có thể phân các công việc này thành hai nhóm đó là:
– Công việc găng: Là những công việc khi bị chậm thì toàn bộ công trình cũng bị chậm, không có thời gian dự trữ của công việc.
– Công việc không găng: Là những công việc nếu có kéo dài trong phạm vi dự trữ thời toàn bộ thì không ảnh hương tới thời hạn hoàn thành công trình. Nhưng khi vượt quá thời hạn đó se ảnh hương đến thời hạn hoàn thành toàn bộ công trình.
– Một công việc không găng dù có hoàn thành sớm cũng không có tác dụng rút ngắn thời hạn hoàn thành toàn bộ công trình vì độ dài đường găng không được rút ngắn. Nếu muốn rút ngắn tiến độ cần phải rút ngắn thời hạn hoàn thành các công việc găng.
– Độ dài đường găng chính là thời hạn hoàn thành công trình sớm nhất, tức là thời gian cần thiết để thi công toàn bộ công trình không thể ngắn hơn thời gian thực hiện công việc nằm trên đường găng.
Do đó, khi lựa chọn quản lý tiến độ công trình, chúng ta cần xem xét tính toán các công việc găng (công việc nằm trên đường găng). Các công việc thuộc đường găng không có dự trữ thời gian nên muốn công trình hoàn thành đúng thời hạn đã ký kết cần tập trung ưu tiên nhân lực máy móc cho các công việc này.
2.4.2. Chủ thể tham gia điều khiển và quản lý tiến độ
Kế hoạch tiến độ thi công sau khi được phê duyệt se được áp dụng ngay vào dự án. Giống như mô hình quản lý chất lượng công trình xây dựng, se có hai chủ thể tham gia quá trình giám sát tiến độ dự án xây dựng ngoài hiện trường là nhà thầu và bên chủ đầu tư. Nhà thầu chính là bên cung cấp dịch vụ xây dựng, do đó se tự quản lý tiến độ thi công công trình sao cho đúng hoặc sớm hơn thời hạn đã ký kết trong hợp đồng với chủ đầu tư. Nhà thầu quản lý bằng cách quản lý các đầu việc trực tiếp trên công trường, đảm bảo các công việc thực hiện đúng, trơn chu theo công nghệ thi công đã đề, điều hòa nguồn nhân lực, vật tư, máy móc hiệu quả và giải quyết ngay lập tức những sự cố ngoài ý muốn có thể ảnh hương tới tiến độ. Bên chủ đầu tư se quản lý tiến độ thông qua hình thức tư vấn giám sát. Tư vấn giám sát chủ động
tham gia vào quá trình kiểm soát, khống chế tiến độ với nhiều mức độ như kiểm tra, góp ý với nhà thầu, nếu cần phải can thiệp mạnh bằng cách đề xuất các biện pháp xử lý khi bị chậm tiến độ, hoặc cùng với nhóm tiến độ của nhà thầu lập kế hoạch cho từng chu kỳ công tác, với phưomg châm phòng ngừa tích cực, để khống chế tiến độ hoàn thành đúng kế hoạch. Quá trình quản lý tiến độ se được thể hiện tại hình 2.6.
Hình 2.6: Quy trình quản lý tiến độ thi công xây dựng
Diễn giải quy trình: Sau khi có tiến độ kế hoạch thi công tổng thể, nhà thầu xây dựng dựa vào đó lập ra các bản kế hoạch tiến độ tuần, kỳ theo lịch. Nhóm tư vấn giám sát se kiểm tra tính hợp lý của bản tiến độ tuần đưa ra, bổ sung góp ý để hoản
thiện hơn. Sau đó se tiến hành giám sát khâu thực hiện bản kế hoạch tiến độ tuần mà hai bên đã thống nhất. Trong quá trình quản lý, điều khiển việc thực hiện kế hoạch tiến độ tuần, công trình xuất hiện những sai phạm, sự cố kỹ thuật ảnh hương đến tiến độ không mong muốn, các bên tiến hành đánh giá nhanh tình hình và đề xuất, xử lý ngay tình huống cũng như với trường hợp phức tạp có thể báo lên cấp cao hơn.