Trong xây dựng hiện đại, bản chất của điều khiển hay quản lý tiến độ (nhóm tiến độ) là chỉ đạo, tổ chức thi công theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt ban đầu. Để làm được điều đó, nhóm tiến độ không ngừng so sánh tiến độ thực tiễn thi công với
các tiêu chí, dự định ban đầu của kế hoạch, qua đó điều chỉnh về phân bố nhân lực, máy móc nguyên vật liệu sao cho hợp lý nhằm giảm thiểu hay loại bỏ hoàn toàn sự sai lệch với bản kế hoạch ban đầu.
Thực tế cho thấy, các dự án có nhiều hạng mục với chi tiết phức tạp, việc tìm ra một phương pháp quản lý hay một hệ thống kiểm soát có hiệu quả là vô cùng khó khăn. Mặt khác, khi thiết kế thì các thiết kế ban đầu bao giờ cũng đưa ra các khái niệm khái quát, theo từng thời gian cụ thể thì thiết kế chi tiết mới được xác định một cách rõ ràng. Do đó kế hoạch tổng thể se không chỉ ra các công việc hằng ngày mà kế hoạch đó phục vụ như một khung hướng dẫn quá trình thi công dự án. Chính vì thế khó có thể sử dụng kế hoạch tiến độ ban đầu là công cụ so sánh điều chỉnh vì độ tin cậy không cao.
Để giải quyết vướng mắc trên, các kỹ sư thực hiện dự án cần phải thiết lập những kế hoạch thi công ngắn hạn nằm trong kế hoạch tổng thể đã phê duyệt. Thông thường kế hoạch ngắn hạn se được tình toán cho một khoảng thời gian là một tháng hay một quý, phụ thuộc vào điều kiện phân chia thi công cũng nhưng khả năng kiểm soát thi công trên công trường của các kỹ sư kỹ thuật. Do yếu tố ngắn hạn nên mức độ chi tiết, tính rõ ràng của bản kế hoạch cao hơn, cho phép sửa đổi các tổ chức thi công, điều chỉnh tài nguyên sao cho sát với thực tế thi công hơn. Nhờ đó có thể sử dụng như một phương tiện kiểm tra, đánh giá các khác biệt, sự sai khác trong quá trình thi công thực tế.
Ngoài việc lập ra các bản kế hoạch ngắn hạn, khi công trình thi công theo sơ đồ ngang, chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp để thường xuyên cập nhập và đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch đã đề ra của dự án.
2.4.4.1. Các phương pháp kiểm tra tiến độ [3]
Để các phần việc được thực hiện đúng như lịch đã lên, người ta phải tiến hành xây dựng hệ thống kiểm tra việc thực hiện tiến độ toàn phần hay một số công việc nhất định. Việc kiểm tra này có thể là định kỳ hoạch đột xuất.
Với công tình được lập theo sơ đồ ngang, có thể kiểm tra theo 3 phương pháp: – Phương pháp đường tích phân
+ Theo phương pháp này thì trục tung thể hiện khối lượng công việc, trục hoành thể hiện thời gian. Sau mỗi khoảng thời gian khối lượng công việc đã thực hiện đến thời điểm đó được đưa lên trục tọa độ. Đường thể hiện công việc thực hiện đến các thời điểm xét là đường tích phân. Để so sánh với tiến độ ta dùng đường tích phân kế hoạch công việc tương ứng. So sánh hai đường ta biết được tình hình thực hiện tiến độ.
Hình 2.9: Kiểm tra tiến độ bằng đường tích phân
+ Xét tại thời điểm (t) ta có đường (1) là đường kế hoạch. Nếu đường thực hiện là:
Đường (3): Thực hiện đúng kế hoạch, Đường (2): Hoàn thành sớm,
Đường (4): Hoàn thành chậm.
+ Nếu muốn biết tốc độ thực hiện công việc ta dùng lát cắt (v) (song song với trục thời gian t), đường (2), cắt trước đường kế hoạch (1) thực hiện nhanh (+Δt), đường (4) cắt sau thực hiện chậm ( –Δt).
+ Phương pháp đường tích phân có ưu điểm là cho ta biết tình hình thực hiện tiến độ hằng ngày song có nhược điểm là khối lượng công việc phải thu tập thường xuyên và mỗi loại công việc phải ve một đường tích phân. Vì vậy nó phù hợp với việc theo dõi thường xuyên việc thực hiện tiến độ. Người ta thường áp dụng cho những công tác chủ yếu, cần theo dõi chặt che tình hình hiện trường.
+ Đây là phương pháp áp dụng kiểm tra nhiều công việc một lúc trên tiến độ thể hiện bằng sơ đồ ngang.
(1) – Đường kiểm tra; (2) – Đường phần trăm;
Hình 2.10: Kiểm tra tiến độ bằng đường phần trăm
+ Phương pháp thực hiện như sau: Trên tiến độ biểu diễn bằng biểu đồ ngang. Mỗi công việc được thể hiện bằng một đường thẳng có độ dài 100% khối lượng công việc. Tại thời điểm t bất kỳ cần kiểm tra người ta kẻ một đường thẳng đứng, đó là đường kiểm tra. Trên tiến độ các công việc rơi vào một trong hai trường hợp. Trường hợp các công việc đã kết thúc hoặc chưa bắt đầu không cắt đường kiểm tra ta bỏ qua. Trường hợp những công việc đang thi công → cắt đường kiểm tra → phải lấy số liệu khối lượng đã thực hiện tính đến thời điểm đó. Theo phần trăm toàn bộ khối lượng, số phần trăm thực hiện được đưa lên biểu đồ, chúng nối lại với nhau tạo thành đường phần trăm. Đó là đường thực tế thực hiện. Nhìn vào đường phần trăm người ta biết được tình hình thực hiện tiến độ.
+ Nếu đường phần trăm ơ bên phải lát cắt → những việc đó thực hiện vượt mức kế hoạch; nếu đường phần trăm ơ bên trái → công việc thực hiện chậm trễ; những điểm mà đường phần trăm trùng với lát cắt → công việc thực hiện đúng kế hoạch.
+ Đây là phương pháp thường áp dụng trong kiểm tra đột xuất. Nó giúp lãnh đạo biết được tình hình thực hiện công việc tại thời điểm cần thiết qua đó điều chỉnh cho phù hợp.
– Phương pháp biểu đồ nhật ký
+ Đây là phương pháp kiểm tra hàng ngày của từng công việc. Theo kế hoạch mỗi công tác phải thực hiện một khối lượng nhất định trong từng ngày làm việc.
(1) – Kế hoạch;
(2) – Thực hiện hằng ngày;
Hình 2.11: Kiểm tra tiến độ bằng biểu đồ nhật ký
+ Chúng thể hiện bằng một đường kế hoạch. Hàng ngày sau khi làm việc khối lượng thực hiện công tác được xác định và ve vào biểu đồ, ta được đường thực hiện. Qua biểu đồ ta biết được năng suất của từng ngày vượt, đạt, không đạt để điều chỉnh cho các ngày tiếp theo. Phương pháp này chính xác, kịp thời nhưng tốn thời gian chỉ áp dụng cho tổ đội chuyên môn hoặc những việc đòi hỏi giám sát sít sao, quan trọng.
Có những công việc không nằm trên đường găng (có nhiều thời gian dự trữ) có thể xử lý từ từ đến thời gian hoàn thành chậm nhất có thể. Nhưng với những công việc quan trọng (có thể là công việc găng) thì yếu tố đúng hạn là vô cùng cần thiết, việc chậm trễ se ảnh hương rất lớn đến kế hoạch thi công chung của cả công trình.
Ví dụ như công tác dẫn dòng của công trình thủy lợi còn phụ thuộc vào giới hạn thời gian theo mùa nên việc nhanh hay chậm hoàn thành se là yếu tố vô cùng quan trọng đối với tiến độ chung của cả công trình. Do đó khi kiểm tra quá trình tiến độ của công việc cần xử lý ngay những vướng mắc, nguyên nhân khiến chậm tiến độ nhất là các công việc quan trọng.
2.4.4.2. Các phương pháp điều chỉnh tiến độ thi công
Sau khi kiểm tra tình hình thực hiện tiến độ thi công của các công việc dựa theo bản kế hoạch tiến độ thi công, các công việc có thể xảy ra ba trường hợp:
– Đúng tiến độ thực hiện.
– Vượt thời gian kế hoạch (Thời gian thực hiện có thể ngắn hơn thời gian tính toán)
– Thời gian thực hiện bị kéo dài (Thời gian thực hiện công việc có thể dài hơn thời gian tính toán)
Khi thực hiện một công việc trên công trường, có rất nhiều các yếu tố mang tính thực tế, lệnh thông tin so với giai đoạn chuẩn bị và lập tiến độ thi công. Do đó người lập tiến độ cần phân tích, xác định các nguyên nhân, yếu tố, lập dự báo trước khi tiến hành thay đổi trên công trường. Giả định rằng trên công trường xuất hiện những yêu tố khiến cho công việc thay đổi và khác biệt so với dự định ban đầu. Những yếu tố này có thể đi theo hai chiều hướng:
– Xuất hiện một số tác động khiến công việc thực hiện diễn ra nhanh hơn dự kiến, chất lượng vẫn đảm bảo. Khi đó cần sát sao, xây dựng các kế hoạch sát với thực tế hơn nữa, cố gắng duy trì tiến độ thi công hiện tại. Những công việc này có thể tạo ra các khoảng thời gian dự trữ mới cho các công tác sau này.
– Ngược lại tiến độ có khả năng bị chậm do một vài yếu tố như thiếu nhân công thời vụ, địa chất sai khác, thời tiết không phù hợp, tai nạn lao động …. Tầm quan trọng công việc tương ứng với thời gian dự trữ hợp lý se là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định khả năng đúng tiến độ của công việc. Khi xuất hiện biến cố, thời gian dự trữ là khoảng thời gian chúng ta sử dụng để áp dụng các biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Khi thời gian hoàn thành của dự án bị đẩy lùi có thể áp dụng các biện pháp cơ bản sau đây để điều chỉnh:
– Tăng nhân công lao động rút ngắn thời gian công việc. – Tăng cường chuyển lao động thủ công sang cơ giới. – Tăng số lượng máy móc thiết bị cơ giới.
– Tổ chức lại mô hình sản xuất ví dụ như bố trí xắp sếp công việc sao cho hợp lý nhất để tối ưu phương pháp thi công dây chuyền.
– Sử dụng công nghệ khác thay thế cho công nghệ đang tiến hành để rút ngắn thời gian thi công nhưng vẫ đảm bảo chất lượng công trình. Ví dụ: Sử dụng phụ gia đông kết nhanh để đổ bê tông, đổ bê tông bằng bơm thay cho sử dụng cần trục để đổ, dùng mối nối khô thay cho mối nối ướt.
Tuy nhiên mỗi phương pháp trên đều gia tăng chi phí thi công công trình. Do đó khi thực hiện bất kỳ biện pháp nào cần xác định tầm quan trọng của công việc qua đó dùng biện pháp sao cho phù hợp nhất nhằm hướng đến tiêu chí chi phí tăng thêm so với dự kiến là ít nhất mà vẫn đảm bảo được những yêu cầu về chất lượng đề ra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG
Khi triển khai kế hoạch tiến độ thi công ra công trường, se có rất nhiều những yếu tố tác động vào quá trình thi công , cả tích cực lẫn tiêu cực khiến kế hoạch thi công tại thực địa xuất hiện những sai lệch so với kế hoạch thi công ban đầu đề ra. Chương này cung cấp cho nhóm tiến độ những nhóm yếu tố ảnh hương cơ bản qua đó đề xuất một số phương án, giải pháp dự phòng để tham khảo.
Sau khi lập ra được bản kế hoạch tiến độ, chương này cung cấp những tiêu chí đánh giá cơ bản nhất để xem xét tính hợp lý của kế hoạch tiến độ đã đề ra. Có ba phương pháp xét đến trong luận văn: Đánh giá về thời hạn thi công; đánh giá tính hiệu quả đưa tiền vốn vào công trình và đánh giá về sử dụng nhân lực, vật tư, trang thiết bị hiệu quả. Những tiêu chí này se giúp nhà điều hành tiến độ đánh giá, chon được phương án thi công tối ưu và hiệu quản nhất đối với công trình của mình.
Bên cạnh việc xác định được kế hoạch thi công tối ưu thông qua các tiêu chí đánh giá, công việc điều khiển, quản lý tiến độ cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để đạt được tiêu chí đảm bảo tiến độ. Có bản kế hoạch tốt nhưng quản lý thực địa không tốt cũng dẫn đến việc chậm trễ tiến độ, gây lãng phí, giảm hiệu quả đầu tư. Để điều khiển, quản lý tốt ngay từ đầu, đầu tiên cần xác định các chủ thể tham gia quản lý và điều khiển tiến độ. Với quy trình quản lý tiến độ như đã nêu ơ trên, mỗi chủ thể tham gia đều có quyền hạn và nhiệm vụ riêng nhưng cùng hướng đến một mục tiêu là đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Việc thể hiện rõ quy trình se giúp cho các sự cố được giải quyết nhanh hơn, tránh chồng chéo khiến khả năng giải quyết các vấn đề bị hạn chế. Sau đó nhóm tiến độ cần xác định những công việc quan trọng hay công việc găng để theo đó điều chỉnh khi có biến động xảy ra. Đó là những công việc chủ chốt trong một công nghệ thi công mà thời gian hoàn thành của nó có ảnh hương trực tiếp tới thời gian hoàn thành của dự án. Người quản lý cần sát sao giám sát những công việc này một cách chặt che. Ngoài ra luận văn còn đưa ra mọt số phương pháp khác để điều khiển tiến độ như lập kế hoạch tiến độ ngắn hạn, quản lý trên công trường bằng phiếu công việc hay cách báo cáo công việc trên công trường.
Trong quá trình thi công, khi xuất hiện những biến cố, sai sót, nhóm điều hành cần phải xây dựng những phương án điều chỉnh cho phù hợp, giúp tiến độ công trình được đảm bảo. Phần cuối đã đề cập đến một số phương pháp phổ biến ứng với các trường hợp hay gặp phải. Tuy nhiên các phương pháp điều chỉnh này đều kéo theo khả năng tăng chi phí thực hiện công trình. Do vậy cần xác định tầm quan trọng của mỗi công việc ảnh hương và xác định câu trả lời của câu hỏi: “Có thể rút
ngắn được bao nhiêu ? ” hay “Cần rút ngắn những công việc nào để chi phí tăng thêm là ít nhất ? ”
CHƯƠNG 3 : NGHIÊN CỨU ĐIỀU KHIỂN KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH NHÀ VIỄN THÔNG KON TUM THI CÔNG CÔNG TRÌNH NHÀ VIỄN THÔNG KON TUM 3.1. Giới thiệu chung