7. Kết cấu của luận văn
3.3.1 Kiến nghị với Cơ quan chức năng
Thứ nhất, Nhà nƣớc cần hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về quản lý đồng thời ban hành các văn bản hƣớng dẫn chi tiết, cụ thể về việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp nhận thức đƣợc tầm quan trọng cũng nhƣ các nội dung đầy đủ của hệ thống KSNB từ đó mà thực hiện hiệu quả hơn.
Công ty CP thẩm định giá Đồng Nai là doanh nghiệp có phần vốn Nhà nƣớc chi phối, nên để nâng cao nhận thức đƣợc đầy đủ tầm quan trọng, khái niệm, mục tiêu, nội dung của hệ thống KSNB thì Nhà nƣớc cũng cần ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB trong doanh nghiệp nhà nƣớc. Các văn bản này là cơ sở cho các Hội nghề nghiệp, đơn vị đào tạo nghiên cứu, giảng dạy sớm đƣa hệ thống KSNB vào đời sống thực tế của mọi doanh nghiệp.
Thứ hai, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ đối với hệ thống KSNB với hoạt động kiểm tra tài chính Nhà nƣớc tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nƣớc. Bộ tài chính đã ban hành một số văn bản liên quan đến tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ trong DNNN nhƣng chỉ mang tính chất định hƣớng nên doanh nghiệp rất khó thực hiện. Việc thành lập Hội kiểm toán viên nội bộ để nghiên cứu, ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ là cần thiết. Đồng thời chỉ đạo việc soạn thảo, ban hành hƣớng dẫn việc thực hiện cũng nhƣ quy định cụ thể trách nhiệm của doanh nghiệp. Công bố những rủi ro quan trọng mà các doanh nghiệp có khả năng gặp phải và cách thức đối phó nhƣ Hoa Kỳ ban hành đạo luật Sarbanes – Oxley năm 2002.
Thứ ba, các đơn vị đào tạo và nghiên cứu nên tăng cƣờng giảng dạy, bồi dƣỡng kiến thức về KSNB để giúp DN và các nhà quản lý nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng cũng nhƣ lợi ích mang lại từ một hệ thống KSNB vững mạnh.