7. Kết cấu của luận văn
1.4.1 Đặc điểm của công việc Thẩm định giá
Theo điều 4, Pháp lệnh giá số 40 năm 2002 thì: “Thẩm định giá là việc đánh giá hay đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trƣờng tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc theo thông lệ quốc tế”. Thẩm định giá ƣớc tính giá trị của các quyền sở hữu về tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích đã đƣợc xác định rõ. Thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ƣớc tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả đặc điểm của tài sản và những yếu tố kinh tế cơ bản của thị trƣờng bao gồm các loại đầu tƣ lựa chọn.
Trên thế giới, Thẩm định giá xuất hiện từ những năm 1940 và đƣợc thừa nhận là một nghề có vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển nền kinh tế. Thầm định giá phục vụ nhu cầu xác định giá trị thị trƣờng một cách khoa học tại một thời điểm, địa điểm cụ thể cho các giao dịch cần đến tính độc lập, khách quan không chịu ảnh hƣởng của bên bán hoặc bên mua trong các lĩnh vực về xác định quyền sở hữu, quản lý, mua bán, tính thuế, bảo hiểm, cho thuê, cầm cố, thế chấp . Thẩm định giá có mặt ở nƣớc ta từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX, khi mà nền kinh tế bắt đầu chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN.
Trong thời kỳ đầu, Thẩm định giá ở nƣớc ta chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhƣ đấu thầu, mua sắm và đặc biệt là phục vụ cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nƣớc. Nghề thẩm định giá chính thức phát triển mạnh trên toàn quốc vào khoảng giữa năm 2005, khi các tỉnh, thành phố liên tiếp cho thành lập các Trung tâm thẩm định giá trực thuộc các Sở Tài chính theo tinh thần nghị
định 101/2005/NĐ-CP và dần chuyển sang mô hình doanh nghiệp vào đầu năm 2008 theo quy định tại Thông tƣ 67/2006/TT- TC của BộTài chính.
Nghề thẩm định giá ra đời có ảnh hƣởng lớn, sự thay đổi về bản chất khi nó định giá trị của các tài sản đƣợc thẩm định gần sát hơn với giá thực tế và đảm bảo cho việc phục vụ các nhu cầu khác nhau về giá. Việc ra đời nghề thẩm định giá đã tách biệt nghiệp vụ thẩm định giá ra khỏi các hoạt động quản lý nhà nƣớc về giá, giảm áp lực về tài chính, nhân sự cho bộ máy quản lý nhà nƣớc, đảm bảo đáp ứng đƣợc các yêu cầu về giá cho mọi thành phần kinh tế trong đời sống xã hội. Nhà nƣớc chỉ còn quản lý về giá dƣới hình thức bình ổn giá đối với những mặt hàng chiến lƣợc có sức ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế nƣớc nhà nhƣ xăng, dầu, xi măng, thép xây dựng, khí hóa lỏng nhƣ gaz…