Giải pháp hoàn thiện Đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Thẩm định giá Đồng Nai (Trang 97 - 100)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2Giải pháp hoàn thiện Đánh giá rủi ro

Thứ nhất, đối với giải pháp Xác định mục tiêu

- Bên cạnh mục tiêu chung cần đạt đƣợc, công ty cần xác định đƣợc mục tiêu trong từng khoảng thời gian, cũng nhƣ các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong từng lĩnh vực cụ thể. Từ đó truyền đạt đến các nhân viên trong công ty bằng văn bản cụ thể. Từ mục tiêu chung, các phòng đề ra những mục tiêu cụ thể cho từng nhân viên phòng mình và thông báo thông qua những buổi họp phòng. Nhân viên sẽ biết đƣợc mình sẽ phải hoàn thành cái gì, trong thời gian bao lâu và buộc họ phải thực hiện. Công ty nên phát huy và thực hiện tốt công việc này.

- Công ty nên tiến hành kiểm tra mức độ hoàn thành mục tiêu của từng phòng, từng cá nhân thông qua báo cáo bộ phận để xem xét khả năng hoàn thành mục tiêu của công ty.

Thứ hai, đối với giải pháp Nhận dạng rủi ro

- Để tránh tình trạng bị động khi xảy ra rủi ro, công ty nên có một bộ phận chuyên biệt (có thể là Phòng đánh giá rủi ro) để nhận dạng những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh có ảnh hƣởng đến mục tiêu của doanh nghiệp ở trên phƣơng diện quản lý nhƣ : rủi ro chiến lƣợc (những rủi ro do quyết định kinh doanh mang tính chiến lƣợc sai lầm dẫn đến các mục tiêu chiến lƣợc của doanh nghiệp không đạt đƣợc), rủi ro hoạt động (những rủi ro do các chính sách, quy định, thủ tục kiểm soát trong các chu trình không phù hợp, không hiệu quả ảnh hƣởng đến việc

không đạt đƣợc mục tiêu), rủi ro báo cáo (rủi ro về những vi phạm ở các cấp nhân viên, các bộ phận, phòng ban không đƣợc báo cáo)... và ở nguyên nhân tạo ra rủi ro nhƣ rủi ro bên ngoài doanh nghiệp (những nhân tố thuộc về môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp nhƣ : sự suy thoái kinh tế, nhu cầu khách hàng, lạm phát, thay đổi chính sách, tủ tục pháp lý...) và rủi ro bên trong doanh nghiệp (những nhân tố trong nội bộ doanh nghiệp nhƣ : sự thay đổi cán bộ, gian lận của nhân viên, tính kỷ luật, năng lực, trình độ, khả năng của nhân viên không đáp ứng yêu cầu công việc, hệ thống thông tin không đầy đủ, chính xác, kịp thời...). Phòng đánh giá rủi ro này sẽ thực hiện việc rà soát, phân tích và đánh giá rủi ro về mặt lƣợng đối với mục tiêu của doanh nghiệp từ đó thiết lập các thủ tục kiểm soát để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn các rủi ro. Các thủ tục kiểm soát đƣợc coi là hữu hiệu khi lợi ích mang lại lớn hơn hoặc bằng với chi phí bỏ ra cho việc thực hiện thủ tục.

- Bên cạnh đó, công ty nên tạo dựng những mối quan hệ tốt và tham gia với các hội nghề nghiệp nhƣ : Hội thẩm định giá Việt Nam, Hội doanh nhân Việt Nam... để học hỏi, trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm và thông qua đó cập nhật những biến động, thay đổi của môi trƣờng xã hội, môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng kinh doanh, môi trƣờng pháp lý...để từ đó đánh giá, nhận dạng và đƣa ra đƣợc những chính sách đối phó rủi ro cho phù hợp và sát sao hơn.

Thứ ba, đối với giải pháp Phân tích và đánh giá rủi ro

- Ban lãnh đạo công ty cần phải xây dựng cơ chế để đánh giá ảnh hƣởng của những rủi ro đến việc thực hiện mục tiêu của công ty. Dựa vào đó, thực hiện quy trình phân tích và đánh giá rủi ro để xác định đƣợc mức độ ảnh hƣởng của rủi ro đến mục tiêu của doanh nghiệp làm căn cứ để thiết lập các chính sách, thủ tục kiểm soát và hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

* Quy trình phân tích và đánh giá rủi ro có thể gồm những bƣớc sau : + Xác định mức thiệt hại của rủi ro đến mục tiêu của doanh nghiệp + Xác định tần suất xuất hiện rủi ro

+ Xác định thiệt hại ƣớc tính của rủi ro (tần suất xuất hiện x mức thiệt hại) + Xây dựng các thủ tục, biện pháp phòng ngừa, khắc phục, chuyển giao rủi ro ( mua bảo hiểm). (Lƣu ý : chi phí để thực hiện bƣớc này phải nhỏ hơn hoặc có thể bằng thiệt hại ƣớc tính)

- Ban lãnh đạo công ty cũng nên thiết kế và tổ chức thực hiện các quy định nhằm khuyến khích nhân viên công ty ở mọi cấp độ, mọi phòng ban đồng lòng quan tâm, phát hiện, đánh giá và phân tích tác hại của những rủi ro hiện có và những rủi ro tiềm ẩn thông qua việc bắt buộc viết báo cáo định kỳ và báo cáo bất thƣờng về những rủi ro phát hiện. Khuyến khích nhân viên tự thực hiện việc đánh giá, phân tích các rủi ro đó và đề xuất ý kiến khắc phục rủi ro.

- Ban lãnh đạo công ty cũng nên có chính sách tăng lƣơng, khen thƣởng và đề bạt đối với những nhân viên thực hiện công việc đề xuất các biện pháp hữu hiệu đối phó với những rủi ro có tính chất nghiêm trọng.

- Ngoài ra, hệ thống truyền thông cần chú ý đến vấn đề phổ biến rộng rãi cho nhân viên các cấp trong doanh nghiệp nhận thức rõ ràng về những tác hại của rủi ro cũng nhƣ những giới hạn rủi ro mà doanh nghiệp có thể chấp nhận đƣợc. Qua đó, các trƣởng phòng tổ chức cho nhân viên phòng mình thực hiện một cách nghiêm túc các quy định, chuẩn mực, chính sách, thủ tục kiểm soát đã đƣợc ban hành.

- Với những hạn chế đƣợc phân tích thông quả kết quả khảo sát thực tế ở chƣơng II, công ty đang gặp phải vấn đề trong việc thay đổi nhân sự ở cấp lãnh đạo hoặc những ngƣời ở cấp lãnh đạo nghỉ việc và thiếu những ngƣời lãnh đạo giỏi. Rủi ro về biến động nhân sự ảnh hƣởng rất nghiêm trọng đến tình hình quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, công ty nên thiết lập chính sách tuyển dụng, đào tạo các cán bộ nguồn giỏi chuyên môn, đủ kỹ năng, năng lực và đạo đức nhằm tạo nguồn nhân lực giỏi để sẵn sàng cho những vị trí chủ chốt nhằm đối phó với những rủi ro về nhân sự.

- Ban lãnh đạo cũng cần phân tích những rủi ro liên quan đến nghiệp vụ, đặc biệt là bộ phận kế toán. Những rủi ro ở bộ phận này có thể ảnh hƣởng đến tính trung thực và hợp lý cho BCTC tại công ty nhƣ : tài sản không có thực, không thuộc quyền sở hữu của công ty, đánh giá tài sản và nợ phải trả không phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán ban hành, khai báo thiếu thu nhập và chi phí, trình bày và công bố thông tin không phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán...

Thông qua việc nhận dạng và đánh giá rủi ro, công ty cần thực hiện việc xây dựng, tổng hợp và ban hành các kế hoạch, phƣơng án để đối phó với rủi ro.

- Xây dựng kế hoạch đối phó với rủi ro : ở phần này, doanh nghiệp xây dựng các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát rủi ro nhƣ mua bảo hiểm, thiết lập các thủ tục kiểm soát để hạn chế rủi ro, chuyển rủi ro cho bên thứ ba....Công ty phải phân định trách nhiệm quản lý rủi ro cho một đối tƣợng hay cá nhân cụ thể ( có thể trƣởng phòng đánh giá rủi ro) và thời hạn cụ thể cho công việc này.

- Tổ chức giám sát việc thực hiện các biện pháp : trong quá trình thực hiện công việc đối phó với rủi ro, công ty cần xây dựng hệ thống báo cáo thƣờng xuyên, bất thƣờng, định kỳ nhằm đảm bảo kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện. Việc kiểm tra các báo cáo về việc thực hiện sẽ đánh giá đƣợc mức độ hoàn thành công việc và đánh giá đƣợc việc tuân thủ quy trình quản lý rủi ro. Môi trƣờng kinh doanh, môi trƣờng xã hội không ngừng vận động nên công ty phải quan tâm sát sao trong việc quản lý, đối phó rủi ro để có sự điều chỉnh các biện pháp đối phó rủi ro đang thực hiện cho phù hợp với sự thay đổi. Công ty phải đảm bảo đƣợc rằng mọi thiếu sót trong việc thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro phải đƣợc thông tin, báo cáo kịp thời đến ban lãnh đạo, những ngƣời quản lý có trách nhiệm. Đã đến thời điểm doanh nghiệp phải có cái nhìn nghiêm túc về vai trò của các hoạt động quản lý rủi ro và phải cân nhắc việc thiết lập quy trình quản lý rủi ro tại công ty. Khi những rủi ro đƣợc dự báo trƣớc, công ty hoàn toàn có thể xây dựng và thực hiện kế hoạch đối phó với rủi ro hiệu quả, tạo sự phát triển bền vững cho các mục tiêu và công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Thẩm định giá Đồng Nai (Trang 97 - 100)