7. Kết cấu của luận văn
2.5.2 Thực trạng Đánh giá rủi ro tại Công ty
- Ƣu điểm
Kết quả khảo sát theo bảng kết quả điều tra mà tác giả đã tổng hợp, thống kê chi tiết theo tỉ lệ phần trăm ở Phụ lục 8 cuối luận văn cho thấy việc truyền đạt mục tiêu đến nhân viên thông qua văn bản cụ thể với 71% ý kiến đồng ý. Thực tế thì công ty thƣờng tổ chức các cuộc họp định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng quý với các phòng để tổng kết, đánh giá những mục tiêu mà công ty đặt ra trong tuần, trong tháng, trong quý đó; cũng từ đó rút ra những vấn đề đã làm đƣợc và chƣa làm đƣợc để điều chỉnh kịp thời.
Về việc đặt ra những mục tiêu cụ thể cho từng phòng ban, từng bộ phận trong một thời gian cụ thể thì hầu hết các ý kiến đồng ý. Ban giám đốc chỉ đạo các phòng, ban thực hiện các mục tiêu, từ đó các trƣởng phòng vạch ra các biện pháp, phƣơng hƣớng cụ thể nhằm thực hiện những mục tiêu mà ban giám đốc đã đề ra và truyền đạt cho nhân viên phòng mình hiểu rõ để thực hiện tốt, hiệu quả công việc đƣợc giao.
- Tồn tại
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có 20% ngƣời đƣợc khảo sát không đồng ý nhận đƣợc việc truyền đạt các mục tiêu của công ty bằng văn bản và 9% không rõ nghĩa là không có sự quan tâm đến việc này hay họ đƣợc truyền đạt thông quan lời nói mà lời nói thì không mang tính chất ràng buộc và cụ thể vì thế có đôi lúc những mục tiêu chung của công ty không đƣợc hiểu rõ làm cho hành động làm việc chỉ làm theo thông lệ, cho có việc mà chƣa đạt đƣợc những yêu cầu nhƣ mong đợi của nhà quản lý.
Với kết quả 11% là tỉ lệ không đồng ý với nhận định : Công ty có đặt ra những mục tiêu cụ thể cho từng phòng ban, từng bộ phận trong một thời gian cụ thể mà những mục tiêu có đặt ra nhƣng còn đƣợc triển khai hời hợt, chƣa đồng bộ nên thời hạn có khi đạt đƣợc có khi không. Thực tế, có những hồ sơ thẩm định giá với thời gian chỉ cần 01 tuần là xong việc nhƣng do nhà quản lý chƣa quy định thời gian hoàn thành công việc nên có lúc là cả tháng chƣa xong dẫn đến khách hàng kêu ca, than phiền làm giảm uy tín của công ty. Đây cũng là một vấn đế không nhỏ làm giảm tính hiệu quả của bộ máy kiểm soát nội bộ tại công ty.
Công ty cổ phần thẩm định giá Đồng Nai nói riêng và các công ty thẩm định giá nói chung đang phải hứng chịu nhiều khó khăn do những ảnh hƣởng của suy thoái nền kinh tế thế giới. Trải qua giai đoạn khó khăn trong năm 2013: sự thay đổi trong Ban lãnh đạo sau đại hội cổ đông cho nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai (2013- 2018), biến động giảm lực lƣợng lao động chuyên viên thẩm định giá, một số lãnh đạo chủ chốt và chuyên viên tách ra thành lập doanh nghiệp thẩm định giá, cạnh tranh trực tiếp với Công ty dẫn đến số lƣợng hợp đồng thẩm định giá bị giảm sút, doanh thu giảm, chi phí hoa hồng tăng cao, … đã ảnh hƣởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của công ty.
- Ƣu điểm
Theo kết quả khảo sát mà tác giả đã tổng hợp, thống kê chi tiết theo tỉ lệ phần trăm ở Phụ lục 8 cuối luận văn thì doanh nghiệp dành nhiều sự quan tâm đến việc xây dựng cơ chế nhận diện rủi ro cho hoạt động kinh doanh phát sinh từ bên ngoài và bên trong doanh nghiệp mình, cụ thể có 82% ý kiến khảo sát đồng ý với quan điểm : Công ty có thƣờng xuyên xây dựng các cơ chế để nhận diện rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Ví dụ nhƣ những rủi ro do : thay đổi nhân sự chủ chốt, thay đổi về hệ thống thông tin, cơ chế lƣơng để giữ chân nhân tài, sự vi phạm của các luật liên quan nhƣ luật kế toán, luật thuế, hệ thống máy tính bị hỏng hóc, mở rộng sản xuất…. Nhận diện rủi ro từ bên trong tƣơng đối đƣợc chú trọng nên trong quá trình tuyển dụng nhân sự công ty đã tiến hành kiểm tra năng lực chuyên môn của từng nhân viên đƣợc tuyển dụng. Vì thế đáp ứng đƣợc yêu cầu cho công việc, nhân viên hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao và mục tiêu của phòng, của công ty vì thế cũng bảo đảm hơn.
Với nhận diện rủi ro từ bên ngoài, ta thấy có 19 ngƣời với 42% đồng ý rằng: Công ty có thƣờng xuyên xây dựng các cơ chế để nhận diện rủi ro từ bên ngoài (ví dụ nhƣ : sự biến động kinh tế, chính trị, thay đổi của luật pháp, chính sách, ngƣời tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh…). Nhận diện rủi ro từ bên ngoài đã có 42% nhân viên trong công ty đƣợc phổ biến các rủi ro mà đơn vị có thể gặp phải. Thực tế tìm hiểu thì rủi ro thƣờng xảy ra tại doanh nghiệp chủ yếu là do biến động của môi trƣờng kinh tế, cơ chế điều hành của các ban ngành, thay đổi chính sách, sự phàn nàn của khách hàng về sự chậm trễ trong việc làm báo cáo thẩm định...
- Tồn tại
Trong doanh nghiệp thƣờng chú trọng đến rủi ro bên trong mà chƣa thực sự chú trọng đến rủi ro phát sinh từ bên ngoài. Việc chủ động đối phó với rủi ro còn thấp, chủ yếu là những rủi ro đã từng gặp phải chứ chƣa tính toán để chủ động ngăn ngừa những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tƣơng lai nếu có sự biến động của thị trƣờng cạnh tranh, lạm phát, chi phí hoa hồng môi giới tăng trong tình hình cạnh tranh khá gay gắt giành giật thị trƣờng thẩm định giá hiện nay...
2.5.2.3 Phân tích và đánh giá rủi ro
Trong khoảng thời gian qua, ban lãnh đạo công ty đã nỗ lực để tiên lƣợng sự tác động của những rủi ro. Tuy vậy, việc tiên lƣợng này còn chƣa đảm bảo đƣợc sự chính xác hoàn toàn do kiến thức và chuyên môn cũng nhƣ công cụ sử dụng cho quản trị rủi ro còn hạn chế. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải nhìn nhận rủi ro trên bình diện toàn đơn vị, nhìn nhận một cách có hệ thống. Dựa theo bảng kết quả điều tra mà tác giả đã tổng hợp, thống kê chi tiết theo tỉ lệ phần trăm ở Phụ lục 8 cuối luận văn nhận thấy rằng :
- Ƣu điểm
Nhìn chung với số liệu 42 % nhân viên đánh giá Công ty đã có cơ chế để đánh giá ảnh hƣởng của những rủi ro đến việc thực hiện mục tiêu của Công ty. Mục tiêu chính của công ty là đạt đƣợc doanh thu cao, lợi nhuận tối đa. Ngoài ra, với những thời điểm khó khăn, thị trƣờng cạnh tranh gay gắt và khốc liệt thì công ty sẽ có những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn. Ví dụ nhƣ giai đoạn đầu năm 2013, mục tiêu ở giai đoạn này là ổn định lại công ty, tìm kiếm thêm thẻ Thẩm định viên để duy trì hoạt động của công ty. Sau khi đã ổn định thì mục tiêu đầu năm 2014 là giành lại thị trƣờng, giành lại khách hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Cuối năm 2014 thì mục tiêu của giai đoạn này là tăng trƣởng thị phần, tăng trƣởng doanh thu.... Từ những mục tiêu cụ thể này, ban lãnh đạo công ty sẽ chỉ đạo, triển khai mục tiêu cho từng bộ phận, phòng ban, từng hoạt động để nhận biết những rủi ro tiềm ẩn có khả năng ảnh hƣởng đến mục tiêu của công ty.
- Tồn tại
Vì kiến thức về quản trị cũng nhƣ công cụ hỗ trợ còn hạn chế nên có tới 66% nhân viên đƣợc khảo sát chƣa đồng ý hoặc chƣa rõ ban lãnh đạo công ty, có cơ chế
đánh giá rủi ro không, thực hiện cơ chế đó nhƣ thế nào.... Điều này là cho sự gắn kết đồng thuận để nhận dạng rủi ro và việc đạt mục tiêu là chƣa cao.
Môi trƣờng kinh doanh thay đổi không ngừng theo hƣớng mở rộng và thông thoáng trong mọi lĩnh vực nhƣ kinh tế, công nghệ, thông tin, pháp luật..vì thế doanh nghiệp càng nên gắn kết và thận trọng trong việc phân tích và đánh giá rủi ro. Với tỉ lệ 30/45 nhân viên trong công ty không quan tâm hoặc không đồng ý, chính điều này làm cho bản thân họ thụ động để phản ứng và đối phó với những rủi ro tiềm tàng nếu xảy ra làm ảnh hƣởng không nhỏ đến mục tiêu chung của công ty.
2.5.2.4 Đối phó rủi ro
- Ƣu điểm
Kết quả khảo sát thống kê đƣợc theo bảng kết quả điều tra mà tác giả đã tổng hợp chi tiết theo tỉ lệ phần trăm ở Phụ lục 8 cuối luận văn với 93% (42 ngƣời) đƣợc khảo sát đồng ý công ty có đề ra các biện pháp kịp thời để đối phó với rủi ro bên trong và bên ngoài công ty cho thấy công ty đã quan tâm, chủ động tìm hƣớng giải quyết để ứng phó khi rủi ro xảy ra. Sự ứng phó với rủi ro khi thay đổi nhân sự mới, tái cấu trúc lại công ty, thay đổi trƣởng phòng, phó phòng, rủi ro khi tăng trƣởng nhanh...là việc quan trọng cần chủ động trong khi vận hành bộ máy doanh nghiệp.
Ban lãnh đạo công ty ngoài việc đạt đƣợc những mục tiêu còn luôn phải tìm ra những hƣớng phát triển mới, lâu dài để ổn định và tăng trƣởng mục tiêu, tạo sự tin tƣởng của cổ đông và nhân viên trong công ty. Mặc dù, trong giai đoạn khó khăn, ban lãnh đạo đã tìm cách vận dụng triệt để mọi nguồn lực để phát huy hiệu quả của công việc kinh doanh, để cạnh tranh, để tồn tại và phát triển. Điều này cho thấy ngoài nguồn nhân lực sẵn có đẩy đủ chuyên môn, nghiệp vụ, ngƣời quản lý đã biết dự báo đƣợc tình hình để đƣa ra các biện pháp ứng phó kịp thời với những rủi ro. 60% nhân viên đƣợc khảo sát cho ý kiến có thực hiện nghiêm túc những biện pháp để đối phó với rủi ro tiềm tàng, cho thấy phần lớn những nhân viên có trách nhiệm trong công việc của mình.
- Tồn tại
Một số ít cá nhân trong công ty không ý kiến đồng nghĩa với việc không quan tâm đến việc đối phó cũng nhƣ có biện pháp để đối phó với những rủi ro trong việc làm của cá nhân và của công ty. 36% là một tỷ lệ đáng quan tâm khi số ngƣời
này chƣa thực sự thực hiện nghiêm túc những biện pháp để đối phó với rủi ro. Thực tế tìm hiểu cho thấy những cá nhân này là những ngƣời thời gian công tác dƣới 3 năm, yếu kinh nghiệm và sự nhìn nhận còn hạn chế và còn thụ động trong vấn để giải quyết công việc. Bên cạnh đó, 7% nhân viên đƣợc khảo sát trả lới không có biện pháp kịp thời để ứng phó với rủi ro nếu xảy ra. Vì vậy, không có sự đảm bảo rằng : sự đánh giá các rủi ro tiềm tàng đƣợc chọn sẽ làm giảm thiểu những rủi ro chung còn lại của doanh nghiệp. Con số này lại cho thấy nguy cơ doanh nghiệp đối phó với những rủi ro tiểm tàng nhƣ khi giảm thiểu rủi ro này sẽ có thể làm tăng rủi ro khác, ảnh hƣởng đến giới hạn rủi ro có thể chấp nhận đƣợc tại công ty.
Cũng kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 33% nhân viên đƣợc khảo sát đồng ý với việc “ bảo quản để cho hệ thống dữ liệu không bị hƣ hỏng và mất mát đƣợc thực hiện rất tốt tại công ty”. Điều này đồng nghĩa với việc 53% không thực hiện tốt việc bảo quản để dữ liệu khỏi bị hƣ hỏng và mất mát và 13% không quan tâm cũng nhƣ không thực rõ về việc này. Một con số thực sự đáng báo động vì độ an toàn của dữ liệu chƣa đƣợc thực hiện tốt tại công ty, có thể xảy ra mất mát dữ liệu khi máy bị virus hay đối thủ cạnh tranh cố tình tìm cách đánh cắp dữ liệu. Qua đó có thể nói rằng đơn vị chƣa thực sự chủ động trong công tác đối phó với rủi ro. Khi rủi ro xảy ra, doanh nghiệp rơi vào thế bị động và chỉ xử lý hậu quả nhƣng lại chƣa đề ra đƣợc biện pháp ngăn chặn và đối phó rủi ro.