Giải pháp về nhận thức

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên (Trang 91 - 96)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.4.5. Giải pháp về nhận thức

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn cho việc công bố thông tin quản lý môi trường trong đó có các hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, phương pháp, thủ tục...cho các xếp hạng môi trường, khen thưởng các thực hành có hiệu quả, các thông tin quản lý môi trường..

- Đào tạo cán bộ cho Sở Tài Nguyên và môi trường tỉnh, phòng tài nguyên môi trường thành phố về các kĩ thuật, quy trình hướng dẫn công bố thông tin, nội dung thông tin, thiết kế trang thông tin và cập nhập thông tin về quản lý môi trường không khí nói chung và không khí đô thị nói riêng.

- Hướng dẫn đánh giá kết quả xếp hạng tuân thủ môi trường và công bố thông tin qua cơ quan truyền thông hoặc các website.

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí và sức khoẻ (ốm đau, bệnh tật) cũng như giữa các vấn đề về sức khoẻ với các chất ô nhiễm chính;

- Lượng giá tác động của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ; - Lượng giá tác động của ô nhiễm không khí tới cơ sở hạ tầng.

- Nghiên cứu xây dựng hệ số phát thải khí từ các hoạt động công nghiệp, giao thông, xây dựng cho địa phương.

Việc thực hiện các dự án này cần có sự phối hợp chặt chẽ với các trường đại học đóng trên địa bàn như: Đại học Nông Lâm, Khoa học, Kỹ thuật công nghiệp, Y khoa.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Sau thời gian tiến hành nghiên cứu tôi có thể rút ra được những kết luận như sau: Tình hình kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên và tình hình phát triển kinh tế của thành phố hiện tại đang phát triển khá tốt. Các vấn đề như y tế, giáo dục đã được cải thiện và đầu tư nhưng không riêng những vấn đề đó mà giao thông, cơ sở hạ tầng cũng đã được quan tâm và tiến hành cải tạo nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Các nhà máy sản xuất phải duy trì môi trường sống đảm bảo cho người dân không bị ô nhiễm để đảm bảo cuộc sống của người dân.

Với hiện trạng chất lượng môi trường của trung tâm thành phố Thái Nguyên thì đối với nồng độ bụi và tiếng ồn thì có 04 vị trí hiện tại đang vượt quy chuẩn cho phép là tại KV Cổng cân – CT Gang thép; KV Cổng trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên; KV Ngã 3 Quan Triều; KV Tổ 14 Phường Tân Long. Tại 04 khu vực này đều là những khu vực chịu ảnh hưởng bởi các cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc các điểm tập trung đông dân cư, bên cạnh đó cũng chịu ảnh hưởng từ việc tham gia giao thông của người dân.

Đối với ý kiến đánh giá của người dân trên địa bàn Thành phố thái Nguyên tại khu vực trung tâm thì chất lượng môi trường của hộ có bị ảnh hướng nhưng không lớn và chủ yếu là ảnh hưởng theo vùng với những ngành nghề khác nhau. Mỗi một ngành nghề lại có những chất thải phát sinh khác nhau và đặc trưng khác nhau nên tạo nên những ảnh hưởng khác nhau đối với môi trường sống của người dân.

Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn thành phố với các ngành nghề sản xuất kinh doanh như nêu trên chủ yếu vẫn là về ô nhiễm khí thải. Dù là biện pháp xử lý thế nào đều cần đòi hỏi hoạt động thường xuyên và được kiểm tra chất lượng hoạt động. Bên cạnh những biện pháp về kỹ thuật để giảm thiểu ô nhiễm thì những biện pháp cũng như việc tuyên truyền từ các cấp đến các chủ cở sở về việc giảm thiểu ô nhiễm cũng như tới người dân nhằm đảm bảo phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo được phát triển một cách bền vững là rất cấp thiết hiện nay. Không chỉ cần các cở sở sản xuất có ý thức trong bảo vệ môi trường mà mỗi cá nhân, mỗi người dân trong xã hội chúng ta cũng cần phải bảo vệ môi trường mình đang sống vì chính bản thân mình và cũng vì chính tương lai của chúng ta.

Kiến nghị

Để công tác bảo vệ môi trường được thực hiện tốt hơn, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể và đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Tiếp tục thực hiện những biện pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố. - Từng bước nâng cao năng lực cán bộ chuyên môn nghiệp vụ từ phường, xã đến thành phố. Tập trung vào việc bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để giải quyết các thủ tục hành chính về bảo vệ tài nguyên và môi trường đảm bảo từ việc tiếp nhận cho tới việc tư vấn để bảo vệ môi trường.

- Phối hợp các tổ chức, đoàn thể trong khu vực cùng tham gia và tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương.

- Vận động các cở sở sản xuất có thêm những biện pháp bảo vệ môi trường, xây dựng những hệ thống giúp giảm thiểu ảnh hưởng phát thải ra ngoài môi trường. Đồng thời khen thưởng, khuyến khích cá nhân, cở sở có những kết quả lớn trong việc bảo vệ môi trường.

- Nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề về ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường thông qua đài phát thanh của tổ dân phố.

- Kêu gọi vốn đầu tư, xây dựng nhà máy xử lý ô nhiễm với dây chuyền công nghệ tiên tiến để đạt hiệu suất xử lý cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Tuấn Anh, Đỗ Thị Lan, Nguyễn Thế Hùng (2008), Giáo trình Phân tích Môi trường, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

2. Trịnh Xuân Báu (2012), Bài giảng Môi trường xây dựng giao thông, Trường Đại học Giao thông vận tải

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2011 – Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2011 – Chất thải rắn.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2011 – Chất thải rắn công nghiệp.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2011 – Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Luật môi trường 8. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2008), Tiêu chuẩn Việt Nam.

9. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2008), Quy chuẩn Việt Nam 14:2008/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

10. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2011), Quy chuẩn Việt Nam 40:2008/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

11. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2010), Quy chuẩn Việt Nam 28:2008/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế

12. Công ty môi trường tầm nhìn xanh, Định nghĩa, nguồn gốc và phân loại chất thải nguy hại – Chương 3

13. Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Nxb Thống kê.

14. Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại (2005), Thái Nguyên – thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên (2012), Báo cáo công tác quản lý môi trường đô thị năm 2012.

16. Cục Bảo vệ môi trường (2012), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2012, Hà Nội.

17. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2012), Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên năm 2012.

18. Dự án Danida (2007), Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị, Nxb Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.

19. Phạm Ngọc Đăng, (2000), Quản lý môi trường Đô thị và khu công nghiệp, Nxb Xây dựng Hà Nội.

20. Bùi Trọng Giao (2008), Tài liệu hội thảo chuyên đề quản lý chất thải đô thị và công nghiêp, Hội môi trường đô thị Việt Nam.

21. Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (2004), Việt Nam Môi trường và cuộc sống, Nxb chính trị Quốc Gia.

22. Hoàng Văn Hùng (2009), Bài giảng Ô nhiễm Môi trường, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

23. Khoa công nghệ Hóa (2010), Bài giảng cơ sở công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn , Trường Cao đẳng công nghệ Tuy Hòa.

24. Lê Văn Khoa (2001), Khoa học và ô nhiễm, Nxb Giáo dục.

25. Lê Huỳnh Mai, Nguyễn Nam Phong (2009), Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, kinh nghiệm quốc tế và những đề xuất với Việt Nam, Tạp chí Tài nguyên & Môi trường.

26. Trần Hiếu Nhuệ, Ưng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn (tập 1), Nxb Xây dựng Hà Nội.

27. Nguyễn Dương Quỳnh (2010), Công nghệ xử lý rác thải cho các khu, cụm tuyến dân cư trên địa bàn tỉnh An Giang, Phòng QLCN và ATBX - Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.

28. Nguyễn Văn Thái (2005), Tăng cường quản lí chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Vụ hạ tầng kỹ thuật đô thị, Bộ xây dựng. 29. UBND thành phố Thái Nguyên (2014), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.

30. UBND thành phố Thái Nguyên (2013), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.

31. Việt Nam - Môi trường và cuộc sống (2004), Nxb Chính trị Quốc gia

32. Hoàng Văn Vy (2007), “Môi trường các khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều việc phải làm”, Tạp chí Bộ Tài nguyên & Môi trường (số 9/2007), trang 36.

33. Bách khoa toàn thư mở về nước

https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C6%B0%E1%BB%9Bc 34.Bách khoa toàn thư mở về chất thải

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%A5t_th%E1%BA%A3i

35. Khủng hoảng môi trường ở Trung Quốc http://vov.vn/the-gioi/ho-so/khung- hoang-moi-truong-o-trung-quoc-335764.vov 30/6/2014

II. TIẾNG ANH

36. Frederick R. Jackson (1975), Recysling and reclainming of municipal soid wastes – Tái chế và thu hồi chất thải rắn đô thị, Nxb Noyes Data Corp. 37. Offcial Jouiranal of ISWA (1998), Wastes Management and Research.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)