3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Thái Nguyên nằm bên bờ sông Cầu thơ mộng có diện tích đất tự nhiên không lớn với 189,71 km2, chiếm 5,4% diện tích của tỉnh.
- Phía bắc giáp với huyện Phú Lương và huyện Đồng Hỷ. - Phía tây giáp huyện Đại Từ và huyện Phổ Yên.
- Phía đông giáp huyện Phú Bình. - Phía nam giáp thị xã Sông Công
Thái Nguyên là trung tâm giao lưu văn hoá của vùng Việt Bắc, là đầu mối giao thông trực tiếp liên hệ giữa các tỉnh đồng bằng nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang. Thái nguyền còn là cửa ngõ đi vào các tỉnh vùng núi và trung du bắc bộ nên Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thành phố Thái Nguyên là miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái Nguyên, được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của 2 dòng sông là sông Công và sông Cầu. Tuy vậy thành phố Thái Nguyên vẫn mang đặc trưng của một vùng trung du miền núi phía bắc.
Địa hình Thái Nguyên phong phú và đa dạng gồm 4 nhóm hình thái địa hình khác nhau: địa hình đồng bằng, địa hình gò đồi, địa hình núi thấp và địa hình nhân tác (Hồ Núi Cốc).
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Lượng mưa trung bình khoảng 136,5 mm/tháng, cao nhất vào tháng 8 (465mm) và thấp nhất vào tháng 2 (dưới 20mm). Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 29,4oC) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 14,2o
C) là 15,2oC. Tống số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 1150 - 1350 giờ, phân phối tương đối đều các tháng trong năm [29].
Tổng lượng mưa khá lớn, khoảng 4,6 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian. Theo không gian, mưa thường tập trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên hơn so với các huyện lân cận. Theo thời gian, lượng mưa tập trung khoảng 87% vào mùa mưa, trong đó riêng tháng 8 mưa chiếm gần 30% tổng lượng mưa cả năm. Vào mùa khô, (đặc biệt là tháng 12), lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm.
Thái Nguyên có 2 con sông chính là sông Công và sông Cầu, trong đó: sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình, có lưu vực 3480 km2, bắt nguồn từ huyện
Chợ Đồn (Bắc Kạn), chảy theo hướng bắc - đông nam. Sông Công có lưu vực 951 km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (huyện Định Hoá), chạy dọc theo chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh. Dòng sông được ngăn lại ở Đại Từ, tạo thành hồ Núi Cốc, có mặt nước rộng khoảng 25 km2, dung lượng 175 triệu m3
nước, có tác dụng điều hoà dòng chảy và chủ động tưới tiêu nước cho hơn 10 nghìn ha lúa 2 vụ, hoa màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công.