Thực trạng chất lượng môi trường khu vực trung tâm các thành phố lớn tạ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên (Trang 44)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.2.Thực trạng chất lượng môi trường khu vực trung tâm các thành phố lớn tạ

tại Việt Nam

a/Môi trường không khí

Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề.

Bảo vệ môi trường đô thị ngày càng có tầm quan trọng trong phát triển bền vững quốc gia, bởi vì dân số đô thị ngày càng đông, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia ngày càng tập trung trong các đô thị.

Năng lượng tiêu thụ ở các đô thị có thể chiếm tới 3/4 tổng năng lượng tiêu thụ của quốc gia, chính vì thế các vấn đề ô nhiễm không khí trầm trọng thường xảy ra ở các đô thị, đặc biệt là thường xảy ra ở các đô thị lớn.

Ở nước ta trong thời gian khoảng ¼ thế kỷ qua, quá trình đô thị hóa tương đối nhanh do quá trình với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đất nước phát triển đồng nghĩa với việc đời sống nhân dân được nâng cao, dẫn đến các vấn đề lớn : phương tiện cơ giới tăng nhanh, nhu cầu tiêu thụ càng lớn,….

Theo nguồn: Chi cục BVMT Tp. Hồ Chí Minh, 2007 cho biết, ở Tp. Hồ Chí Minh có tới 98% hộ dân thành phố có sở hữu xe máy.

Và tại Hà Nội, xe máy chiếm hơn 87% tổng lưu lượng xe hoạt động trong nội thành Hà Nội ( Theo nguồn: Sở TNMT&NĐ Hà Nội, 2006).

Phương tiện giao thong và cơ giới tăng nhanh dẫn đến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước ngày càng tăng. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân phát thải các chất độc hại như CO, hơi xăng dầu (HmCn, VOC), SO2, chì, …..

Những nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở các khu đô thị bao gồm hoạt động giao thông vận tải, các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và hoạt động xây dựng. Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%.

Xét các nguồn thải gây ra ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc (bao gồm cả khu vực đô thị và khu vực khác), theo ước tính cho thấy, hoạt động giao thông vận tải đóng góp tới gần 85% lượng khí CO, 95% lượng VOCs(Volatile

Organic Compounds). Trong khi đó, các hoạt động công nghiệp là nguồn đóng góp khoảng 70% khí SO2. Đối với NO2, hoạt động giao thông và hoạt động sản xuất công nghiệp có tỷ lệ đóng góp xấp xỉ nhau .

Nước ta đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh nên ở tất cả các đô thị đều có nhiều công trường xây dựng đang hoạt động :xây dựng, sửa chữa nhà cửa, đường xá, vận chuyển nguyên vật liệu,…. và phát sinh rất nhiều bụi, bao gồm cả bụi nặng và bụi lở lửng, làm cho môi trường không khí đô thị bị ô nhiễm bụi nặng nề. Rác thải không được thu gom hết, đường xá mất vệ sinh, tồn đọng lớp bụi dày trên mặt đường, xe chạy cuốn bụi lên và khuyếch tán bụi ra khắp phố phường.

Trong khi các nhà sản xuất băn khoăn lựa chọn công nghệ phun them không khí vào đường xả hay dẫn khí xả quay lại buồng cháy 1 lần nữa cho sản xuất xe mới thì người có phương tiện đang lưu hành dường như chỉ có một sự lựa chọn. Việc đưa các thiết bị xúc tác xử lý khí thải và bộ lọc bụi hạt vào sử dụng là giải pháp có lợi nhất, khả thi nhất và dễ kiểm soát nhất. Bộ xử lý khí thải sẽ được lắp them vào đường ống xả và đốt cháy lại một lần nữa các chất chưa cháy hết trước khi thải ra ngoài không khí. Nếu khoảng 2 triệu xe máy ở Hà Nội lắp bộ chuyển đổi xúc tác thì mỗi năm lượng khí thải đọc hại giảm được khoảng gần 2.800 tấn HC, 20.192 tấn CO, 1504 tấn NOx … Để hạn chế khí thải đối với xe máy thì trách nhiệm không thuộc về các cơ quan chức năng mà cần có sự tham gia tích cực của nhà sản xuất và của mỗi cá nhận người tiêu dùng.

Bên cạnh đó tình trạng các khu công nghiệp cũ nằm ngay trong nội thành và các khu công nghiệp mới tiến về trung tân thành phố cũng góp phần không nhỏ gây ô nhiễm khí độc hại tại hai đô thị này. Gần một nửa trong tổng số hơn 400 cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm không khí. Từ đó, mỗi năm bầu không khí tiếp nhận khoảng 80.000 tấn khói bụi, 9000 tấn SO2, 19.000 tấn khí. Tại TP.HCM, những năm gần đay, nhiều nhà chuyên môn đã lên tiếng báo động tình trạng ô nhiễm không khí đang ở mức đang lo ngại, đặc biệt là xu hướng gia tang nồng độ các chất độc hại trong không khí như benzene, nitooxit … Năm 2005, thành phố bắt đầu quan trắc nồng độ benzene hiện diện trong không khí tại một số khu vực.

Kết quả cho thấy tại các trục giao thong chính của thành phố, nồng độ benzene trung bình có trong không khí đã ở mức ―báo động đỏ‖. Sở dĩ nồng độ benzene trong không khí cao là do xăng dầu và các loại phương tiện giao thông hoạt động gây nên. Ở các nước trên thế giới, chất này liên tục được cảnh báo có khả năng gây ung thư cao. Tương tự benzene, ô nhiễm bụi cũng rất trầm trọng. Nồng độ bụi trong không khí lớn hơn trị số tiêu chuẩn cho phép 2 – 3 lần, riêng tại các nút giao thong, nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép có nơi gấp 5 lần. Đối với chất lượng không khí xung quanh khu dân cư, nồng độ bụi đặc trưng PM10 (kích thước hạt bụi nhỏ hơn 10 micromet) có xu hướng gia tăng những năm gần đây.

Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất thế giới, theo một nghiên cứu thường niên về môi trường do các trường đại học của Mỹ thực hiện và công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos mới đây.

b/Môi trường nước

Nước ta hiện có nền công nghiệp chưa thực sự phát triển, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi xu thế đô thị hóa mạnh mẽ nhưng các khu công nghiệp và các đô thị vẫn chưa nhiều, tuy vậy tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở rất nhiều nơi, trên biển, ở các sông suối, trong cả tầng nước ngầm và với các mức độ nghiêm trọng khác nhau. Tại Việt Nam mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.

Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9 – 11; chỉ số như cầu ôxy sinh hóa (BOD), như cầu ôxy hóa học (COD) có thể lên đến 700mg/l và 2.500mg/l; hàm lượng chất rắn lơ lửng … cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.

Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận là các sông, hồ, kênh, mương. Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải hiệu quả; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom đúng thời gian để đảm bảo không bị phân hủy gây ra những hợp chất hữu cơ làm ảnh hưởng tới chất lượng môi trường sống của tại khu dân cư … đều là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.

Nước ngầm cũng bị ô nhiễm cùng với sự ô nhiễm nước sông hồ. Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, ven biển miền Trung …

Mỗi ngành công nghiệp lại có một loại nước thải khác nhau với đặc trưng mỗi loại nước thải riêng biệt.

c/ Môi trường đất

Tài nguyên đất ở nước ta ngày càng bị suy thoáinghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc mầu, nhiễm mặn, nhiễm phèn.

Các hoạt động xây dựng, sản xuất và khai thác mỏ gây ra những tác động về vật lý như xói mòn, nén chặt đất và phá hủy cấu trúc đất. Các chất thải răn, lỏng và khí từ hoạt động của các ngành sản xuất đều có tác động đến đất. Các chất thải gây ô nhiễm đất được phâm loại làm 4 nhóm: Chất thải xây dựng; chất thải kim loại; chất thải khí, chất thải hóa học và hữu cơ.

Bên cạnh đó, rác thải y tế tuy chiếm tỷ trọng thấp trong thành phần chất thải xả ra môi trường đât, nhưng tỷ lệ các chất nguy hại cao, một khi xâm nhập đất sẽ rất khó phục hồi và khả năng tái sử dụng loại đất bị ô nhiễm này vào các mục đích dân sinh là rất thấp.

Đất xung quanh các làng nghề tái chế kim loại đang đứng trước một thực trạng: Ô nhiễm kim loại nặng ngày càng tăng. Có ba nguyên nhân gây nên tình trạng này

+ Chất thải của các khu công nghiệp và dân cư chưa được xử lý, hoặc xử lý chưa triệt để thải thẳng ra môi trường.

+ Chất thải của các làng nghề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các hộ nông dân thâm canh tăng vụ, bón nhiều phân hóa học qua nhiều năm, các chất gây độc hại tích lũy ngày một tăng trong đất đặc biệt là: Đồng, Kẽm, Chì và Cadimi.

Nước thải từ các khu vực tập trung các khu công nghiệp, các khu dân cư không qua xử lý thải thẳng ra môi trường, theo kênh mương ngấm vào đất, gây ô nhiễm đất và làm thay đổi hàm lượng các chất hóa học trong đất. Đây cũng là nơi chứa đựng và lưu trữ các chất thải của quá trình sản xuất nên tiềm tang nhiều nguy cơ gia tăng ô nhiễm. Kết quả quan trắc tại các vùng đất sản xuất sử dụng nước thải của các khu công nghiệp cho thấy độ chua của đất đều thấp và hàm lượng một số kim loại nặng tương đối cao.

Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất chịu ảnh hưởng của hoạt động chôn lấp chất thải tuy chưa vượt ngưỡng quy chuẩn cho phép nhưng đã có dấu hiệu tăng đáng kể qua các năm.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu và đánh giá chất lượng môi trường tại khu dân cư trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

2.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Phạm vi: Các phường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian: Tháng 9 năm 2013 – tháng 9 năm 2015.

2.2. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu

2.2.1. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá chung về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên.

- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên.

+ Hiện trạng môi trường không khí + Hiện trạng môi trường nước + Hiện trạng môi trường đất

- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất lượng môi trường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

- Đánh giá ảnh hưởng của một số cơ sở sản xuất tới môi trường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

- Đề xuất một số giải pháp cải tạo phục hồi và nâng cao chất lượng môi trường tại khu dân cư trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

2.2.2.Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường không khí

- Đánh giá chất lượng môi trường không khí qua các chỉ tiêu: Khí NO2, SO2, CO , bụi, tiếng ồn.

2.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường nước

- Đối với nước thải công nghiệp: Các chỉ tiêu nghiên cứu là pH, COD, BOD5, TSS, As, Cd, Pb, Zn, Fe, tổng N, tổng P, dầu mỡ, Coliform.

- Đối với nước thải bệnh viện: Các chỉ tiêu nghiên cứu là pH, COD, BOD5, TSS, Pb, Zn, Fe, S2-, tổng N, tổng P, NH¬4-, Cl-, Coliform.

- Đối với nước thải sinh hoạt: Các chỉ tiêu nghiên cứu là: pH, BOD5, TSS, S2-, tổng N, tổng P, NH4-, dầu mỡ, Coliform.

- Đối với nước mặt: Các chỉ tiêu nghiên cứu là: pH, DO, BOD5, COD, TSS, As, Cd, Pb, Zn, Fe, NO3-, NO2- , PO4- , dầu mỡ, Coliform.

- Đối với nước ngầm: Các chỉ tiêu nghiên cứu là: pH, độ cứng, COD, As, Cd, Pb, Zn, Fe, NO3-, NO2- , Coliform, E.coli.

3.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường đất

- Đánh giá chất lượng môi trường đất qua các chỉ tiêu: pH, As, Pb, Cd, Zn, Fe.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Thái Nguyên.

- Thu thập các số liệu phân tích không khí, nước mặt, nước ngầm, nước thải, đất trên địa bàn nghiên cứu từ các báo cáo hiện trạng môi trường, báo cáo ĐTM của các đơn vị.

- Thu thập một số văn bản liên quan đến công tác quản lý môi trường trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Phát phiếu điều tra phỏng vấn một số hộ gia đình gần những cơ sở sản xuất gần khu đông dân cư trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên để thu thập số liệu về:

+ Hiện trạng chất lượng tại khu vực đang sống.

+ Ý kiến của người dân về chất lượng môi trường sống, các nhân tố tác động tới chất lượng môi trường và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường trên địa bàn.

+ Chọn ngẫu nhiên 18 cơ sở đang hoạt động sản xuất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

+ Mỗi cơ sở sản xuất chọn ngẫu nhiên 4 hộ dân xung quanh.

Bảng 2.1: Các cơ sở sản xuất đƣợc lựa chọn vị trí lấy mẫu đánh giá hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng khu vực trung tâm Thành phố Thái Nguyên

STT Vị trí lấy mẫu Địa chỉ

1 Doanh nghiệp tư nhân Phương Tân Tổ 31, phường Cam Giá, tp Thái Nguyên 2 Công ty TNHH TM Dũng Phát Tổ 4, phường Cam Giá, tp Thái Nguyên 3 Cty TNHH dịch vụ thương mại Trang

Oanh Phường Cam Giá, tp Thái Nguyên 4 Công ty cổ phần cơ điện luyện kim Thái

Nguyên Phường Cam Giá, tp Thái Nguyên 5 Nhà máy tấm lợp xi măng Thái Nguyên Phường Cam Giá, tp Thái Nguyên 6 Cty TNHH đúc gang Hồng Hoàn Tổ 17, phường Gia Sàng, tp Thái Nguyên 7 Xưởng bia Viba Tổ 11, phường Gia Sàng, tp Thái Nguyên 8 Doanh nghiệp vật tư kim khí Hà Tráng Tổ 20A, phường Hoàng Văn Thụ, tp Thái

Nguyên

9 Cty CP Thái Bắc Hà Tổ 32, phường Hoàng Văn Thụ, tp Thái Nguyên

10 Cty CP hóa chất xây lắp khu vực I Tổ 17, phường Phan Đình Phùng, tp Thái Nguyên

11 Nhà máy xi măng Lưu Xá Phường Phú Xá, tp Thái Nguyên 12 Công ty nhiệt điện Cao Ngạn - TKV Phường Quan Triều, tp Thái Nguyên 13 Cty CP giấy Hoàng Văn Thụ Phường Quan Triều, tp Thái Nguyên 14 Công ty cổ phần TM&DL Khánh Thịnh Tổ 10, phường Quang Vinh

15 Công ty TNHH MTV Mỏ và luyện kim

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên (Trang 44)