3. Ý nghĩa của đề tài
3.2.1. Hiện trạng môi trường không khí
Bảng 3.4. Kết quả các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng môi trƣờng không khí
STT Vị trí lấy mẫu NO2 SO2 CO Bụi Ồn
QCVN 05,06:2009/BTNMT QCVN 26:2010/BTNMT
0,2 0,35 30 0,3 70 mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 1 KV Quảng trường TP Thái Nguyên <0,05 <0,026 <0,2 0,23 68.6 2 KV Đường tròn gang thép <0,05 <0,026 <0,2 0,26 69,4 3 KV Cổng cân – CT Gang thép <0,05 <0,026 <0,2 0,37 71,5 4 Khu vực Huống Thượng <0,05 <0,026 <0,2 0,13 64,5 5 KV UBND Phường Gia Sàng <0,05 <0,026 <0,2 <0,1 66,6 6 KV tổ 5 – Phường Phú Xá <0,05 <0,026 <0,2 <0,1 60,8 7 KV Cổng trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên <0,05 <0,026 <0,2 0,33 71,2 8 KV Ngã 3 – Quan Triều 0,06 <0,026 <0,2 0,34 71,8 9 KV Tổ 14 – Phường Tân Long <0,05 <0,026 <0,2 0,37 70,3 10 KV Cổng bãi rác Đá Mài – Tân Cương <0,05 <0,026 <0,2 0,17 63,8
(Nguồn: Số liệu lấy mẫu và phân tích năm 2015)
Nhận xét: Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên chúng ta đã tiến hành lấy mẫu và phân tích mẫu tại 09 vị trí trong đó với 09 mẫu bụi thì có 04 mẫu bụi tại vị trí ngã 3 Quan Triều, vị trí cổng cân – CT gang thép, vị trí cổng trường đại học sư phạm Thái Nguyên và vị trí tổ 14 phương Tân Long là đã vượt quy chuẩn cho phép. Với tiếng ồn thì đã có 04 vị trí vượt quy chuẩn cho phép. Tại 04 vị trí ngã 3 Quan Triều vị trí cổng cân – CT gang thép, vị trí cổng trường đại học sư phạm Thái Nguyên và vị trí tổ 14 phương Tân Long có lượng bụi và tiếng ồn đều vượt quy chuẩn cho phép. Tại vị trí lấy mẫu này cũng chính là khu vực có mật độ giao thông
tham gia cao nhất tại khu vực. Các loại phương tiện tham gia giao thông còn có những phương tiện chuyên trở các loại quặng, v..v..v.. Việc các phương tiện này phát thải ra một lượng bụi là không nhỏ gây ra những ảnh hưởng tới khu vực dân cư sinh sống tại đây. Hơn nữa tại khu vực này còn có nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ. Đây cũng là một nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khu vực nghiêm trọng. Tại khu vực cổng cân của công ty Gang thép cũng là một điểm nóng của thành phố với lượng bụi được xác định cũng gần vượt qua giới hạn cho phép. Tại khu vực gang thép cũng là một điểm nóng gây ra ô nhiễm của thành phố. Không những gây ra ô nhiễm về khói bụi mà còn gây ô nhiễm được cả về nước thải. Những chất được thải ra trong chất thải của khu công nghiệp gang thép bao gồm như kim loại nặng, tại nhà máy cốc hóa còn có phenol đều là những chất gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh
Qua kết quả theo dõi diễn chất nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí khu vực thành phố Thái Nguyên tại một số điểm quan trắc cho thấy:
- Nồng độ bụi tổng số (TSP) tại hầu hết các điểm quan trắc, trong tất cả các năm đều có giá trị vượt quy chuẩn cho phép QCVN 05:2009 (trung bình 1h). Tại các điểm chịu tác động từ các hoạt động sản xuất công nghiệp (luyện kim) và hoạt động giao thông thì có nồng độ bụi cao hơn hẳn so với các điểm khác.
- Các chất ô nhiễm SO2 và NO2 chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm (so với QCVN 05:2009 mức trung bình 1h). Tuy nhiên, nếu coi giá trị đó là đại diện cho từng đợt, từng năm thì các chất này đều vượt nhiều lần quy chuẩn so sánh (mức trung bình năm). Tại các điểm chịu tác động mạnh của hoạt động giao thông như khu vực đường trong Gang Thép, khu vực Quán Triều có nồng độ NO2 cao hơn hẳn so với các khu vực khác.
Tóm lại, qua kết quả theo dõi của những năm gần đây cho thấy, môi trường không khí thành phố Thái Nguyên đã và đang bị ô nhiễm về bụi tổng số (TSP). Các chất khí ô nhiễm khác như SO2, NOx tuy có giá trị thấp hơn quy chuẩn cho phép nhưng cũng đang có dấu hiệu gia tăng. Trong tương lai, khi có sự gia tăng các hoạt động về công nghiệp, giao thông, xây dựng, dân sinh thì cũng sẽ kéo theo sự gia tăng các chất ô nhiễm trong không khí. Vì vậy, thành phố Thái Nguyên cần có các kế hoạch, giải pháp cụ thể nhằm kiểm soát cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.