Hiện trạng môi trường đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên (Trang 76)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.3. Hiện trạng môi trường đất

Bảng 3.10. Kết quả các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng môi trƣờng đất

STT Vị trí lấy mẫu pH Mùn As Pb Cd Zn Tổng N Tổng P QCVN 03:2008/ BTNMT - - 12 70 2 200 - - % mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l 1 Đất Chè (Xã Tân Cương-TP Thái Nguyên) 6.3 1,34 22,7 51,1 0,65 62,5 262 512 2 Đất rau, phường Túc Duyên 6,1 0,67 22,1 26,5 0,35 105,7 693 640 3 Đất phường Cam Giá 6,2 0,61 21,8 60,9 8,8 199,2 198,4 103,5

(Nguồn: Số liệu lấy mẫu và phân tích năm 2015)

Nhận xét: Theo như kết quả phân tích trong 3 mẫu đất như bảng trên thì có mấu đất tại vị trí đất phường Cam Giá là có ô nhiễm về kim loại. So sánh với Quy chuẩn cho phép thì có As và Cd là vượt tiêu chuẩn cho phép. Với số liệu đã cho ta

thấy nồng độ kim loại nặng As đã vượt gần 2 lần so với quy chuẩn, bên cạnh đó Cd cũng đã vượt tới hơn 4 lần so với quy chuẩn. Tại khu vực đất phường Cam Giá của thành phốThái Nguyên với khu công nghiệp chính là khu công nghiệp sản xuất gang thép - Tại đây có các nhà máy trong khu công nghiệp chuyển sản xuất và tiếp cận với các loại quặng hoặc sản phẩm có nồng độ kim loại cao. Với hiện trạng môi trường đất tại khu vực này cũng không phải chỉ có ngành sản xuất luyện kim mà còn có hoạt động của người dân sinh sống tại khu vực này, đi kèm là quá trình vận chuyển hàng hoá qua tuyến đường xuyên suốt khu vực phường Cam Giá.

3.3. Ảnh hƣởng của các cơ sở sản xuất gần khu dân cƣ đến đời sống của ngƣời dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Các cơ sở được đặt ở các Thành phố đều có hai mặt tích cực và mặt tiêu cực đối với môi trường xung quanh các cơ sở đó.

3.3.1. Đánh giá môi trường xung quanh các cơ sở sản xuất dựa trên ý kiến của người dân người dân

Tại khu vực các cơ sở sản xuất không chỉ có các hoạt động dịch vụ phục vụ cho các công nhân trong cơ sở sản xuất mà còn có thể có những người dân sinh sống xung quanh. Môi trường sống của những người dân xung quanh luôn bị đe doạ bởi hoạt động của nhà máy nếu như các nhà máy không có các hệ thống xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất.

Để đánh giá được ý kiến của người dân về môi trường không khí xung quanh khu vực các nhà máy hoặc các cơ sở sản xuất cần phải tiến hành phát phiếu điều tra đối với những người dân tại khu vực đang sinh sống.

3.3.3.1. Đánh giá về chất lượng môi trường không khí của người dân

Sau quá trình điều tra phỏng vấn từng hộ dân theo như đề ra trong phương pháp thu thập số liệu chúng ta đã thu được kết quả như sau:

Biểu đồ số 1: Biểu đồ biểu thị ý kiến của người dân về lượng bụi trong môi trường không khí tại khu vực sống

Theo như ý kiến đánh giá về mặt cảm quan của người dân đã có 30 hộ gia đình có ý kiến rằng môi trường không khí của họ đã bị ảnh hưởng bởi bụi trong không khí. Các gia đình đã đưa phản ảnh về chất lượng bụi trong không khí một phần là do các cơ sở sản xuất gây ra nhưng một phần cũng là do các phương tiện tham gia giao thông tại tuyến đường gần khu vực họ ở gây ra. Nồng bộ bụi không quá lớn nhưng vào những giờ cao điểm cũng ảnh hưởng tới người dân. Theo như nhận định thì những hộ gia đình có phản ánh về nồng độ bụi trong không khí gây ảnh hưởng đến đời sống của họ chủ yếu là những hộ dân quanh khu vực của những cơ sở sản xuất có phát sinh khí thải hay những cơ sở có liên quan đến những hoạt động nghiền, chế biến xỉ, sản xuất xi măng, chế biến gỗ hoặc tham gia vào sản xuất các loại vật liệu xây dựng. Điển hình như: Doanh nghiệp tư nhân Phương Tân với ngành nghề kinh doanh là nghiền và chế biến xỉ, hoặc như với Công ty TNHH Tân Hoàng Long với ngành nghề kinh doanh là nghiền xỉ, than. Kinh doanh về vật liệu xây dựng có Công ty CP Bê tông và xây dựng Thái Nguyên. Những cơ sở sản xuất này chủ yếu là những quy mô vừa và nhỏ nhưng trong đó có thể kể đến Công ty CP

Bê tông và xây dựng Thái Nguyên có quy mô tương đối kèm theo đó là hệ thống xử lý khí thải và rác thải chưa đồng bộ, không được hoạt động thường xuyên nên chưa đảm bảo về chất lượng môi trường xung quanh. Điều này cũng là một nguyên nhân chính trong việc xác định được Công ty CP Bê tông và xây dựng Thái Nguyên đã gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường tại khu vực đó.

Biểu đồ số 2: Biểu đồ biểu thị ý kiến của người dân về tiếng ồn trong môi trường không khí tại khu vực sống

Đối với tiếng ồn trong không khí được người dân đặc biệt quan tâm vì có những cơ sở chỉ gây tiếng ồn vào thời gian hành chính nhưng có những cơ sở lại gây tiếng ồn cả ngoài giờ hành chính đặc biệt là vào những khung giờ nghỉ ngơi của người dân nên có thể gây ảnh hưởng rất lớn đối với người dân tại khu vực cơ sở hoạt động. Đối với tiếng ồn thì các cơ sở kinh doanh ngành nghề liên quan đến gỗ, nghiền hoặc vật liệu xây dựng là bị người dân phản ánh nhiều nhất. Tiếng ồn của máy xẻ gỗ, máy nghiền xỉ, nghiền than, máy trộn bê tông hoặc gia công cơ khí thường tạo nên những chu kỳ dài và liên tục rất ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Các cơ sở chủ yếu sản xuất những ngành nghề này như: Doanh nghiệp tư nhân Phương Tân, Công ty TNHH Dũng phát, Công ty TNHH dịch vụ thương mại Trang Oanh, Công ty TNHH đức gang Hồng Hoàn, Nhà máy xi măng Lưu Xá, Công ty

CP Bê tông và xây dựng Thái Nguyên và một vài công ty khác. Tại một số vị trí thì có chịu thêm ảnh hưởng của việc các phương tiện tham gia giao thông nhưng cũng không đáng kể.

Biểu đồ số 3: Biểu đồ biểu thị ý kiến của người dân về mùi trong môi trường không khí tại khu vực sống

Đối với chất lượng môi trường không khí thì với các loại mùi gây ô nhiễm là cách mà người dân có thể nhận biết được ô nhiễm một cách dễ dàng nhất. Có một số hộ gia đình còn có chăn nuôi nên việc đánh giá về mùi mặc dù có thể gọi là đặc trưng nhưng lại chưa được khách quan cho lắm. Đôi khi các mùi của hoạt động công nghiệp và sản xuất nông nghiệp có thể ảnh hưởng lẫn vào nhau nhưng không phải người dân nào cũng có thể phân biệt được. Ở đây đặc biệt nói đến mùi là nói đến những cơ sở kinh doanh ngành nghề như chế biến gỗ, sản xuất giấy, vận tải, sửa chữa ô tô và sản xuất bia. Với ngành chế biến gỗ thì việc gây ra mùi ảnh hưởng nhất đối với người dân chính là quá trình hoàn thành sản phẩm khi sử dụng sơn để hoàn thiện. Đối với công ty CP Thái Bắc Hà với quy mô không lớn nên hiện tại mạc dù có gây ảnh hưởng đối với người dân tại khu vực xung quanh do người dân phản ánh nhưng cũng chưa đến mức độ quá nghiêm trọng. Đối với ngành chế biến giấy hiện nay thì việc sử dụng hóa chất để xử lý làm trắng của cơ sở là một hoạt động gây mùi nói riêng và gây ô nhiễm môi trường đối với những thành phần môi trường

khác nói chung. Công ty Giấy Hoàng Văn Thụ là một điển hình trong số đó. Tuy nhiên trong thời gian gần đây quy mô sản xuất của cơ sở được thu hẹp, việc sử dụng hóa chất để sản xuất cũng không còn thường xuyên nên cơ sở này hiện nay đã không còn gây ô nhiễm lớn đối với người dân xung quanh nữa nhưng vẫn ở mức độ theo dõi. Đối với ngành nghề kinh doanh sản xuất bia thì lại là một ngành nghề kinh doanh theo thời vụ. Đối với công ty chế biến thực phẩm Thái Nguyên nằm trong khu dân cư ngay tại trung tâm thành phố mặc dù hiện nay do đã được đầu tư hệ thống xử lý nhưng lại hoạt động không thường xuyên nhất là nếu không phải vụ sản xuất chính nên mức độ gây ô nhiễm môi trường chưa lớn nhưng lại là một điểm nóng không chỉ có người dân có thể nhận thấy mà các nhà quản lý cũng đã nhận thấy.

3.3.3.2. Đánh giá về chất lượng môi trường nước của người dân

Theo như kết quả điều tra cho thấy trong tổng số 72 hộ gia đình được điều tra có 14 hộ gia đình có sử dụng nguồn nước cho việc tăng gia sản xuất trong chăn nuôi. Trong đó có 10 hộ gia đình sử dụng cả hai loại nguồn nước tự nhiên và nước máy.

Biểu đồ số 4: Biểu đồ biểu thị ý kiến của người dân về chất lượng nước

Theo như ý kiến của người dân thì đối với chất lượng nước tại những khu vực có các nhà máy sản xuất thì chủ yếu là do các cở sở sản xuất giấy, sản xuất bia, sửa chữa ô tô, luyện kim. Các cơ sở kinh doanh các loại ngành nghề này như Công ty CP TM&DL Khánh Thịnh, Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ, Công ty TNHH

MTV Mở và luyện kim Thái Nguyên và một vài cơ sở khác. Đối với nguồn nước theo cảm quan của người dân để đánh giá chất lượng nước thì việc đầu tiên là đánh giá bằng mắt thường với độ trong và độ đục của nước. Sau độ trong của nước thì đến việc nước có lắng cặn hay không sau đó mới đánh giá về mùi vị của nước. Mùi của hoá chất phục vụ cho ngành sản xuất giấy có đặc trưng riêng mà mùi của quá trình sửa chữa ô tô cũng có đặc trưng riêng. Mặc dù vậy với việc các cở sở sản xuất phát sinh ra nước thải có thể gây nên ô nhiễm môi trường không chỉ hữu cơ hay vô cơ đều sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Đối với người dân tại khu vực được điều tra phản ánh thì chất lượng môi trường nước đa số là vẫn sử dụng được và chưa có dấu hiệu ô nhiễm theo cảm quan. Nước chưa có vẩn cặn, không bị mùi. Chỉ có 19 người là phản ánh nước sinh hoạt của gia đình có một chút vẳn cặn nếu để trong thời gian dài hoặc đun nước sôi.

3.3.1.3. Đánh giá về chất lượng môi trường đất của người dân

Theo như thống kê đối với môi trường đất tại những khu vực điều tra thì các hộ gia đình chủ yếu sử dụng đất vào mục địch sinh hoạt trong đó có 28 hộ gia đình đồng thời sử dụng đất vào mục đích sinh hoạt và có tăng gia sẳn xuất trong chăn nuôi và có 12 gia đình có mục đích sử dụng đất cho cả sinh hoạt chăn nuôi và kinh doanh buôn bán dịch vụ. Đối với những hộ gia đình có tăng gia sản suất thì cũng có số ít gia đình sử dụng phân bón cho cây và rau trồng của gia đình. Hiện tại chưa có đánh giá nào về cảm quan của người dân quanh khu vực của các cơ sở kinh doanh có thể nhận thấy môi trường đất tại nơi hộ đang sinh sống có bị ảnh hưởng hay không. Mặc dù vậy việc các cơ ở sản xuất nếu thải ra ngoài môi trường một lượng lớn nước thải không đạt quy chuẩn cho phép thì cũng có thể gây ảnh hưởng tới môi trường đất của khu vực xung quanh.

3.3.2. Đánh giá môi trường xung quanh các cơ sở sản xuất dựa trên chương trình quan trắc môi trường trình quan trắc môi trường

Trong quá trình nghiên cứu được tham khảo cũng như tham gia vào các hoạt động quan trắc môi trường và quan trắc điểm nóng môi trường trên địa bàn toàn tỉnh nên tôi đã xây dựng một danh sách các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và đưa ra các nhận định cơ bản về các cơ sở sản xuất.

Tổng hợp kết quả khảo sát các cơ sở sản xuất nằm trong khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên (Phụ lục 1)

Bảng 3.11. Kết quả thống kê số lƣợng dây chuyền công nghệ của các cơ sở trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên

Đơn vị tính: Cơ sở STT Công nghệ Số lƣợng 1 Bán cơ khí 03 2 Lò đứng lạc hậu 01 3 Nhập ngoại 10 4 Nhập ngoại không đồng bộ 10

5 Nửa nhập ngoại nửa nội địa 05

6 Nội địa 06

7 Nửa nhập ngoại nửa thủ công 01

8 Thủ công 09

9 Thủ công bán tự động 04

- Trong số 53 cơ sở sản xuất kinh doanh trên có tổng cộng 28 loại hình kinh doanh khác nhau. Với 01 công nghệ sản xuất lò đứng lạc hậu, 03 công nghệ bán cơ khí, 10 dây chuyền nhập ngoại, 10 dây chuyền khác nhập ngoại nhưng không đồng bộ, 04 dây chuyền nửa nhập ngoại nửa nhập nội, 06 dây chuyền của nội địa, 01 dây chuyền nửa nhập ngoại nửa thủ công, 09 dây chuyền thủ công và 04 dây chuyền thủ công bán tự động. Có 05 dây chuyền không điều tra được công nghệ sản xuất. Với các loại hình công nghệ sản xuất không đồng bộ thì hoạt động phát sinh chất thải sẽ có nguy cơ cao hơn là những công nghệ sản xuất đồng bộ và hiện đại. Một số dây chuyền công nghệ mặc dù nhập ngoại nhưng do đã lâu ngày lạc hậu thì cũng gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trường sống ví dụ như Nhà máy xi măng Lưu Xá sản xuất xi măng với công nghệ lò đứng lạc hậu. Mặc dù đã có hệ thống xử lý nhưng cũng không hạn chế được sức ảnh hưởng do quá trình sản xuất phát sinh ra. Nhưng cũng không phải chỉ có dây chuyền nhập ngoại thì mới có thể hiện đại hơn

và không gây ra ô nhiễm môi trường mà những dây chuyền sản xuất trong nước cũng có thể hoạt động mà không gây ra ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của người dân ví dụ như: Công ty TNHH MTV Mỏ và luyện kim Thái Nguyên dù sử dụng công nghệ nội địa nhưng chất thải phát sinh cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến người dân.

Bảng 3.12. Kết quả thống kê số lƣợng hệ thống xử lý của các cơ sở trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên

Đơn vị tính: Cơ sở

STT Hệ thống xử lý Số lƣợng

1 Chưa có hệ thống xử lý 17

2 Có hệ thống xử lý 06

3 Có hệ thống xử lý hoạt động thường xuyên nhưng xây dựng không đúng ĐTM

01

4 Đã có hệ thống xử lý nhưng hoạt động không thường xuyên

27

- Trong số 53 cở sở sản xuất có 17 cơ sở chưa có hệ thống xử lý nhưng cũng có 34 cơ sở đã có hệ thống xử lý chất thải. Trong đó 34 cơ sở đã có hệ thống xử lý thì có tới 28 cơ sở hoạt động hệ thống xử lý không thường xuyên. Trong số 53 cở sở sản xuất có 34 cơ sở gây ảnh hưởng không lớn đến môi trường xung quanh, có 05 cơ sở sản xuất có ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh, 01 cở sở gây ô nhiễm rất lớn và 13 cơ sở không đánh giá được mức độ ô nhiễm.

Bảng 3.13. Kết quả thống kê mức độ ảnh hƣởng của các cơ sở trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên Đơn vị tính: Cơ sở STT Mức độ ảnh hƣởng Số lƣợng 1 Ẩnh hưởng không lớn 34 2 Có ảnh hưởng lớn 05 3 Có ảnh hưởng rất lớn 01

- Với quy mô sản xuất của từng cơ sở thì cần phải yêu cầu có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc phải có bản cam kết bảo vệ môi trường. Trong 53 cơ sở đã có 14 cơ sở đã có đánh giá tác động môi trường, có 13 cơ sở đã có bản cam kết bảo vệ môi trường, có 01 cơ sở có cam kết bảo vệ môi trường nhưng lại

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)