Đánh giá môi trường xung quanh các cơ sở sản xuất dựa trên chương trình

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên (Trang 82)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.2. Đánh giá môi trường xung quanh các cơ sở sản xuất dựa trên chương trình

trình quan trắc môi trường

Trong quá trình nghiên cứu được tham khảo cũng như tham gia vào các hoạt động quan trắc môi trường và quan trắc điểm nóng môi trường trên địa bàn toàn tỉnh nên tôi đã xây dựng một danh sách các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và đưa ra các nhận định cơ bản về các cơ sở sản xuất.

Tổng hợp kết quả khảo sát các cơ sở sản xuất nằm trong khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên (Phụ lục 1)

Bảng 3.11. Kết quả thống kê số lƣợng dây chuyền công nghệ của các cơ sở trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên

Đơn vị tính: Cơ sở STT Công nghệ Số lƣợng 1 Bán cơ khí 03 2 Lò đứng lạc hậu 01 3 Nhập ngoại 10 4 Nhập ngoại không đồng bộ 10

5 Nửa nhập ngoại nửa nội địa 05

6 Nội địa 06

7 Nửa nhập ngoại nửa thủ công 01

8 Thủ công 09

9 Thủ công bán tự động 04

- Trong số 53 cơ sở sản xuất kinh doanh trên có tổng cộng 28 loại hình kinh doanh khác nhau. Với 01 công nghệ sản xuất lò đứng lạc hậu, 03 công nghệ bán cơ khí, 10 dây chuyền nhập ngoại, 10 dây chuyền khác nhập ngoại nhưng không đồng bộ, 04 dây chuyền nửa nhập ngoại nửa nhập nội, 06 dây chuyền của nội địa, 01 dây chuyền nửa nhập ngoại nửa thủ công, 09 dây chuyền thủ công và 04 dây chuyền thủ công bán tự động. Có 05 dây chuyền không điều tra được công nghệ sản xuất. Với các loại hình công nghệ sản xuất không đồng bộ thì hoạt động phát sinh chất thải sẽ có nguy cơ cao hơn là những công nghệ sản xuất đồng bộ và hiện đại. Một số dây chuyền công nghệ mặc dù nhập ngoại nhưng do đã lâu ngày lạc hậu thì cũng gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trường sống ví dụ như Nhà máy xi măng Lưu Xá sản xuất xi măng với công nghệ lò đứng lạc hậu. Mặc dù đã có hệ thống xử lý nhưng cũng không hạn chế được sức ảnh hưởng do quá trình sản xuất phát sinh ra. Nhưng cũng không phải chỉ có dây chuyền nhập ngoại thì mới có thể hiện đại hơn

và không gây ra ô nhiễm môi trường mà những dây chuyền sản xuất trong nước cũng có thể hoạt động mà không gây ra ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của người dân ví dụ như: Công ty TNHH MTV Mỏ và luyện kim Thái Nguyên dù sử dụng công nghệ nội địa nhưng chất thải phát sinh cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến người dân.

Bảng 3.12. Kết quả thống kê số lƣợng hệ thống xử lý của các cơ sở trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên

Đơn vị tính: Cơ sở

STT Hệ thống xử lý Số lƣợng

1 Chưa có hệ thống xử lý 17

2 Có hệ thống xử lý 06

3 Có hệ thống xử lý hoạt động thường xuyên nhưng xây dựng không đúng ĐTM

01

4 Đã có hệ thống xử lý nhưng hoạt động không thường xuyên

27

- Trong số 53 cở sở sản xuất có 17 cơ sở chưa có hệ thống xử lý nhưng cũng có 34 cơ sở đã có hệ thống xử lý chất thải. Trong đó 34 cơ sở đã có hệ thống xử lý thì có tới 28 cơ sở hoạt động hệ thống xử lý không thường xuyên. Trong số 53 cở sở sản xuất có 34 cơ sở gây ảnh hưởng không lớn đến môi trường xung quanh, có 05 cơ sở sản xuất có ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh, 01 cở sở gây ô nhiễm rất lớn và 13 cơ sở không đánh giá được mức độ ô nhiễm.

Bảng 3.13. Kết quả thống kê mức độ ảnh hƣởng của các cơ sở trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên Đơn vị tính: Cơ sở STT Mức độ ảnh hƣởng Số lƣợng 1 Ẩnh hưởng không lớn 34 2 Có ảnh hưởng lớn 05 3 Có ảnh hưởng rất lớn 01

- Với quy mô sản xuất của từng cơ sở thì cần phải yêu cầu có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc phải có bản cam kết bảo vệ môi trường. Trong 53 cơ sở đã có 14 cơ sở đã có đánh giá tác động môi trường, có 13 cơ sở đã có bản cam kết bảo vệ môi trường, có 01 cơ sở có cam kết bảo vệ môi trường nhưng lại không cho ngành nghề mà cơ sở thực hiện sản xuất, có 01 cơ sở chưa có đánh giá tác động môi trường, 22 cơ sở chưa có cam kết bảo vệ môi trường và 02 cơ sở chưa điều tra được.

Bảng 3.14. Kết quả thống kê DTM/KHBVMT của các cơ sở trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên

Đơn vị tính: Cơ sở

STT DTM/KHBVMT Số lƣợng

1 Chưa có báo cáo ĐTM 01 2 Chưa có cam kết bảo vệ môi trường 22 3 Có cam kết bảo vệ môi trường 13 4 Có cam kết nhưng không cho ngành nghề nghiền xỉ. 01 5 Đã có báo cáo ĐTM 14

- Những cơ sở gây ra ảnh hưởng lớn đến môi trường ví như: Công ty TNHH TM Dũng Phát tại Tổ 4, phường Cam Giá, tp Thái Nguyên với loại hình sản xuất là nghiền và chế biến xỉ - Cty TNHH dịch vụ thương mại Trang Oanh tại phường Cam Giá, tp Thái Nguyên với loại hình sản xuất là nghiền và chế biến xỉ - Cty TNHH đúc gang Hồng Hoàn tại Tổ 17, phường Gia Sàng, tp Thái Nguyên với loại hình sản xuất là gia công cơ khí, đúc gang thép - Công ty Cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên tại KCN số 2, phường Tân Lập, tp Thái Nguyên với loại hình sản xuất là sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng - Cty TNHH Tân Hoàng Long tại Tổ 9, phường Tân Thành, tp Thái Nguyên với loại hình sản xuất là nghiền than, xỉ than. Các cơ sở sản xuất trên chủ yếu là phát sinh chất thải khí bụi là chính, các biện pháp để phòng chánh sự phát tán chất thải và các biện pháp để thu hồi và xử lý chất thải trước khi ra ngoài môi trường cũng chưa được đảm bảo theo quy định hiện hành.

3.4. Các giải pháp cải thiện chất lƣợng môi trƣờng khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên

Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc trên cả nước nói chung và tại các đô thị nói riêng. Nhất là với môi trường không khí tại khu vực thành phố mà có khá nhiều cơ sở sản xuất mà phát sinh chủ yếu chất thải là thành phần môi trường không khí đang là một vấn đề nhức nhối. Trong môi trường không khí của các khu đô thị hay các thành phố lớn không những có phát sinh chất thải từ các hoạt động sản xuất mà còn có cả phát sinh khí thải trong khi tham gia giao thông của người dân. Vì vậy việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tại thành thị không những là phải giảm thiểu ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp mà còn phải hạn chế khí thải trong vấn đề giao thông.

Tại đây chúng ta tìm hiểu và đưa ra những giải pháp để có thể cải thiện chất lượng môi trường môi trường không khí khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên. Các cơ sở gây ô nhiễm lớn chủ yếu là phát sinh các ô nhiểm trong môi trường chủ yếu là với ngành nghề nghiền và chế biến xỉ, gia công cơ khí, đúc gang thép, sản suất kinh doanh vật liệu xây dựng, nghiền than.

Với các cơ sở gây ô nhiễm lớn như nêu trên chủ yếu là chưa có hệ thống xử lý môi trường, dây chuyền sản xuất không đồng bộ. Từ đó nếu muốn giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở trên cần phải xây dựng hệ thống xử lý môi trường cho quá trình sản xuất của cơ sở. Chủ yếu là các cơ sở gây ra ô nhiễm về bụi với môi trường không khí tại khu vực xung quanh.

Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng yêu cầu về sản xuất sạch ngày càng bức thiết. Trong đó vấn đề xử lý bụi là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Một yêu cầu thực tế đặt ra là cần nghiên cứu tìm ra các giải pháp tốt nhất áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp, ngành công nghiệp chế tạo.

3.4.1. Giải pháp về các văn bản pháp quy

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện kiểm toán môi trường, áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, xây dựng và áp dụng hệ thế quản lý môi trường.

- Tăng cường việc thanh kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở công nghiệp, kịp thời phát hiện các sai phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất sử dụng các dịch vụ thu gom xử lý chất thải công cộng, hạn chế tình trạng đổ chất thải ra môi trường.

- Đối với xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh đầu tư xây dựng mới trên địa bàn yêu cầu lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và phải được xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động chính thức.

- Kiểm soát chặt chẽ và yêu cầu các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc diện phải di dời thực hiện đúng, nghiêm túc theo tiến độ đề ra.

- Yêu cầu bắt buộc lồng ghép kế hoạch, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí trong các quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông, phát triển giao thông vận tải.

- Xây dựng cơ chế chính sách trong việc xây dựng mạng lưới giao thông công cộng (xe bus, đường sắt đô thị) nhằm phát triển loại hình giao thông này.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đăng kiểm đối với các loại xe cơ giới (thuộc đối tượng bắt buộc) nhằm loại bỏ các phương tiện cũ, không đạt tiêu chuẩn, gây ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu, đề xuất quy định về đăng kiểm đối với các phương tiện là xe mô tô, xe máy và các loại phương tiện tương đương khác.

- Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc công tác đánh giá tác động môi trường trong xây dựng hạ tầng giao thông.

- Yêu cầu thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường không khí nói riêng trong hoạt động xây dựng (lập và thực hiện đầy đủ các báo cáo môi trường, có biện pháp che chắn trên các công trường xây dựng,...)

- Nghiên cứu xây dựng các quy định về khuyến khích lựa chọn thay thế nhiên liệu cho phương tiện giao thông, khí hoá lỏng (LPG) và khí nén tự nhiên (CNG). LPG chủ yếu phù hợp với xe con và các xe chạy xăng nhỏ và CNG cho xe tải hạng nhẹ và xe buýt hạng nặng. Việc sử dụng LPG và CNG sẽ làm giảm đáng kể các loại khí thải độc hại từ các phương tiện giao thông thải ra môi trường.

- Quy định rõ ràng hơn (khuyến khích hay hạn chế) về việc sử dụng các loại

xe lai hóa với các loại xe có động có truyền thống. Một cách lạc quan, có lẽ những xe lai hoá sớm được ưa chuộng, các xe sử dụng động cơ điện tiết kiệm nhiên liệu sẽ dần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng xe lưu hành và thay thế xe động cơ truyền thống.

- Nghiên cứu và xây dựng các quy định rõ ràng hơn về việc áp dụng hệ số vùng Khu vực trong tính toán nồng độ giới hạn cho phép. Tạo tính pháp lý rõ ràng và thuận lợi trong việc áp dụng quy chuẩn về phát thải.

- Nghiên cứu và xây dựng quy định về đăng kiểm đối với các phương tiện môtô xe máy và tương tương lưu hành trên địa bàn thành phố.

- Nghiên cứu xây dựng quy hoạch về sử dụng năng lượng cho thành phố, nhằm hạn chế và loại bỏ dần các loại nhiên liệu phát sinh nhiều bụi, khí thải (đặc biệt là các loại nhiên liệu sử dụng phục vụ mục đích dân sinh).

- Nghiên cứu và xây dựng Chương trình không khí sạch cho thành phố Thái Nguyên.

- Nghiên cứu và xây dựng phương pháp tính toán thuế, phí môi trường đối với khí thải.

- Xây dựng khung chương trình nghiên cứu chất lượng không khí cho các trường đại học và trung tâm nghiên cứu đóng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

3.4.2. Giải pháp về kinh tế

4 nguyên tắc chủ yếu:

- Thứ nhất, trên lý thuyết và thực tế, việc tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế để bảo vệ môi trường, về thực chất là việc thực hiện các khuyến khích và trừng phạt tài chính để tăng cường năng lực, động lực và sự tự nguyện, tự giác thực hiện các nghĩa vụ, các hoạt động có lợi hơn cho môi trường, cũng như bảo đảm phân phối công bằng các lợi ích thụ hưởng và các chi phí phải gánh chịu cho mục đích bảo vệ môi trường.

- Thứ hai, mức độ của các chế tài tài chính phải mang tính cụ thể và thực tế cao, nằm trong sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp, đồng thời người dân và doanh nghiệp, đồng thời phải được cân nhắc giữa sức chịu đựng của môi trường với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; cũng như phải tính đến tác động qua lại giữa môi trường - tài nguyên thiên nhiên - kinh tế - dân số.

- Thứ ba, ngày càng đa dạng hóa và sử dụng đồng bộ, hài hoà và linh hoạt các công cụ kinh tế phù hợp đối tượng và mục tiêu cụ thể bảo vệ môi trường như đa dạng hóa các công cụ tài chính được sử dụng cho mục tiêu bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, cần không ngừng cập nhật và sử dụng thích hợp những công cụ mới, như tem, nhãn, chứng chỉ về môi trường để tạo lòng tin cho người tiêu dùng, làm tăng trách nhiệm của doanh nghiệp, cũng như sự hấp dẫn, cạnh tranh của thương hiệu, sản phẩm cả trên thị trường trong nước, lẫn quốc tế.

- Thứ tư, kết hợp chặt chẽ, hiệu quả việc sử dụng các công cụ kinh tế với các công cụ khác nhằm đạt được những mục tiêu bảo vệ môi trường dài hạn, cũng như lựa chọn thích hợp cho từng thời kỳ cụ thể như sau:

Một mặt, cần coi trọng việc rà soát điều chỉnh, thay thế, nâng cấp, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường, cụ thể hóa cho từng nhóm tác nhân, hành vi gây ô nhiễm môi trường, cho từng loại ô nhiễm, cho từng đối tượng chấp hành cụ thể trong quá trình thực hiện các hoạt động gây ô nhiễm và giám sát, bảo vệ môi trường.

Tăng cường phân cấp và phối hợp, kiểm tra trong quản lý môi trường. Các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường cần được điều chỉnh theo hướng tăng cường phân cấp quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường cho các quận, huyện, xã, phường và cơ sở trực tiếp hoạt động tại địa phương.

Kiện toàn công tác tổ chức, nâng cao năng lực, hiệu quả của các đơn vị, tập thể trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

Đặc biệt, cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi thông tin của cơ quan chức năng cho nhân dân biết để tiếp cận dễ dàng việc xử lý các tranh chấp, khiếu kiện và tố giác về các hành vi xâm hại môi trường diễn ra hàng ngày.

Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo về nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng và tôn vinh xứng đáng các cán bộ, nhân viên làm tốt công tác Bảo vệ môi trường cả về vật chất lẫn tinh thần cho từng người, từng chức danh cụ thể. Đặc biệt, cần ưu tiên bố trí những cán bộ được đạo tạo cơ bản, có bằng cấp chuyên sâu về môi trường và quản lý đô thị vào các vị trí then chốt, nhạy cảm trong guồng máy và mạng lưới bảo vệ môi trường các cấp.

Các loại công cụ kinh tế

1. Chính sách tài trợ của Nhà nước. 2. Chính sách thuế.

3. Phí môi trường.

4. Hệ thống đặt cọc – hoàn trả.

5. Giấy phép môi trường có thể chuyển nhượng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)