Ảnh hưởng của chất thải đến môi trường và sức khoẻ con người

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên (Trang 34 - 39)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.1.2.Ảnh hưởng của chất thải đến môi trường và sức khoẻ con người

Chất thải là một nguồn tài nguyên dồi dào của xã hội nếu như biết tận dụng nhưng chất thải lại cũng là một mối nguy hại đối với không chỉ môi trường mà còn nguy hiểm đối với cả thực vật, động vật và con người.

Với một khối lượng chất thải nếu không được quản lý và xử lý một cách đúng đắn thì đó là mối nguy hại đối với toàn nhân loại chứ không riêng một thành phần nào của trái đất. Cụ thể chất thải gây ảnh hưởng tới môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước, mỹ quan đô thị và sức khỏe cộng đồng như sau:

Hình 1.2: Sơ đồ tác hại của chất thải với môi trường và con người [21]

Bụi, CH4, NH3, H2S, VOC

Ăn uống, tiếp xúc qua da Môi trường không khí

Chất thải

- Sinh hoạt

- Sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp,…) - Thương nghiệp

- Tái chế - …

Nước mặt Nước ngầm Môi trường đất

Người, động vật

Qua đường hô hấp

1.1.2.1. Ảnh hưởng của chất thải tới môi trường

- Với môi trường không khí: Chất thải bị vi khuẩn phân huỷ thành các chất gây mùi hôi như H2S, NH3, CH4,… Khi ngửi phải các khí này con người bị kích thích đường hô hấp, đau đầu, viêm kết mạc, mất ngủ, đau mắt, suy hô hấp. Với nồng độ cao chúng làm cản trở sự vận chuyển oxy, làm hại các mô thần kinh, thậm chí gây tử vong.

- Với môi trường đất: chất thải bao gồm nhiều thành phần khác nhau, mỗi chất lại tác động tới môi trường đất không giống nhau. Chất thải khi vương vãi trên đất làm mất kết cấu của đất như có thể làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt, giản tính thấm nước, giảm lượng mùn, mất cân bằng dinh dưỡng, thay đổi pH,… hoặc làm mất hệ vi sinh vật trong đất gây ảnh hưởng tới năng suất cây trồng cũng như sự sống của sinh vật sống trên và trong đất.

Hiện nay, túi nilon có trong chất thải là rất phổ biến, mà theo tính toán của các nhà khoa học chất liệu này có thể tồn tại hàng trăm năm trong đất. Hơn nữa, các chất nguy hại từ các đồ vật thải bỏ trong gia đình cũng làm cho đất trở thành độc hại.

- Với môi trường nước: tại các khu vực tồn lưu chất thải do bị vi sinh vật phân hủy tạo ra một lượng nước rỉ rác gây ô nhiễm tới các nguồn nước sau khi bị nhiễm. Bên cạnh đó chất thải lại bao gồm các thành phần khác nhau nên thành phần của nước rỉ chất thải này cũng rất khác nhau gây ra ô nhiễm khó lường trước. Chất thải làm ô nhiễm môi trường nước không kém gì môi trường không khí và đất. Hiện nay chất thải được thu gom một phần nhưng cũng có một phần vẫn còn vứt bừa bãi không đúng nơi quy định, chất thải đổ vào các khu đất trống, thậm chí đổ tràn lan tại các khu dân cư, cống rãnh làm ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.

Không chỉ ở thành thị mà tình trạng ô nhiễm môi trường nước đã diễn ra cả ở khu vực nông thôn, do không có nơi đổ chất thải nên mọi người thường đổ ra đồng ruộng, ra đường, ra các con sông, con suối… làm chất lượng nước ở khu vực suy giảm một cách nghiêm trọng

- Với mỹ quan đô thị: khẩu hiệu ''Xanh - Sạch - Đẹp'' cho các khu đô thị, khu dân cư đang ngày một nhiều. Đường phố, hè phố là bộ mặt bên ngoài của khu đô thị, khu dân cư. Nếu như ở đó chất thải vứt bừa bãi, các đống chất thải tồn đọng bẩn thỉu, hôi thối thì đã làm giảm và mất hết vẻ mỹ quan của phố phường. Ngày nay, quá trình đô thị hoá là quy luật phát triển tất yếu. Thông thường một đô thị phát triển, tỉ lệ thuận với nó là lượng chất thải phát sinh và tỷ lệ nghịch với nó là chất lượng môi trường. Để cân bằng 3 yếu tố: phát triển, chất thải, môi trường; con người cần phải kiểm soát và xử lý được những chất thải do hoạt động sống tạo ra, không thể đẩy rác thải cho môi trường tự nhiên tự điều chỉnh.

Môi trường tự nhiên có khả năng tự điều chỉnh nhưng chỉ trong giới hạn nhất định, vì thế đối với lượng rác thải chất thải ngày cành nhiều của đô thị con người phải có biện pháp quản lý, xử lý để không gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường.

Mặc dù, chúng ta có Luật BVMT, có những quy định cụ thể xử lí những hành vi vi phạm Luật BVMT nhưng xem ra hiệu quả quản lí vệ sinh đô thị còn rất kém, chưa đánh thức được ý thức của người dân trong việc BVMT. Chất thải vứt bừa bãi không đúng nơi quy định là việc thường xảy ra ở các đô thị. Lý do ô nhiễm chất thải tại đô thị là do thiếu trạm trung chuyển, các điểm tập kết chất thải nằm trên đường phố hoặc tại các khu đất trống. Chỉ cần đi qua những nơi này người dân đã phải hứng chịu mùi hôi nồng nặc, khó chịu. Không những vậy, ở đó, chất thải không được xử lí đúng kỹ thuật nên các điểm này thường làm ứ đọng nước rỉ chất thải rất mất vệ sinh, mỹ quan đô thị, gây cản trở giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân khu vực xung quanh. [21]

1.1.2.2. Chất thải ảnh hưởng tới sức khoẻ con người

Dù động vât, thực vật hay con người thì đều cần sống trong một môi trường thích hợp với từng loại dù cho mỗi loài có một nhu cầu về môi trường sống khác nhau. Bất kì một sinh vật sống nào đều trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài, con người cũng vậy. Nhưng khi các môi trường sống (đất, nước, không khí) đều đang biến đổi theo chiều hướng xấu đi thì chắc chắn cũng sẽ ảnh

hưởng tới sự phát triển, sức sống của những sinh vật phụ thuộc vào môi trường đó. Con người cũng không phải là một ngoại lệ. Sức khoẻ của con người sẽ bị tác động theo chiều hướng không tốt nếu như môi trường sống của con người bị ô nhiễm bởi những chất thải sinh hoạt, những chất thải công nghiệp,... Ví dụ: các hợp chất hữu cơ bền (viết tắt là POPs) - một trong những dạng chất thải nguy hại được xem là ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người và môi trường - những hợp chất hữu cơ này vô cùng bền vững, tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích luỹ sinh học trong nông sản, thực phẩm và trong các nguồn nước, mô mỡ của động vật gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là bệnh ung thư. Thế nhưng, các hợp chất hữu cơ trên lại được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày của con người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điện gia dụng trong gia đình, các thiết bị trong ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, dầu biến thế, chất làm mát trong truyền nhiệt, trong các dung môi chế tạo mực in... Do vậy, chất thải ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng, nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư gần làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải.

Hiện kết quả phân tích các mẫu đất, nước, không khí tại một số khu vực đông dân cư hay những khu vực bao gồm nhiều nhà máy đều tìm thấy sự tồn tại của các loại hợp chất trên. Những hợp chất trên không chỉ bị ảnh hưởng tại trực tiếp khu vực gây ra mà còn có thể phát tán ra xung quanh dựa trên các hình thức khác nhau.

Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt đối với đường hô hấp. Khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khỏe con người bị suy giảm, quá trình lão hóa trong cơ thể bị thúc đẩy, chức năng của phổi bị suy giảm, gây bệnh hen suyễn, viêm phế quản, gây bệnh ung thư, bệnh tim mạch và làm giảm tuổi thọ của con người. Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với sự ô nhiễm không khí là những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người đang mang bệnh, người thường xuyên phải làm việc ngoài trời … Mức độ ảnh hưởng của từng nguwoif tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng độ, loại chất và thời gian tiếp xúc môi trường ô nhiễm.

Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ vừa cho biết, những trẻ phải sống trong những môi trường ô nhiễm sẽ có chỉ số IQ thấp hơn các trẻ khác được sống trong môi trường lành mạnh.

Không khí ô nhiễm đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người nhưng việc ô nhiễm nước cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của con người, làm xáo trộn cuộc sống.

Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo nhưu ung thư, đột biến. Đặc biệt đau long hơn nó chính là nguyên nhân gây nên những làng ung thư.

Ô nhiễm nước không phải chỉ do kim loại nặng mà còn có các hợp chất hữu cơ. Một số các hợp chất hữu cơ của phenol, các hợp chất của thuốc bảo vệ thực vât, các chất tẩy rửa có hoạt tính về mặt cao là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, bị nghi ngờ là gây ung thư.

Các chất hữu cơ cần phân hủy hay các chất vô cơ thường sẽ có các loại vi khuẩn khác nhau để thực hiện quá trình phân hủy đó. Vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt hay một số chất thải công nghiệp có thể gây nên những bệnh cho người và động vật như tả, thương hàn và bại liệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.

Hiện tại con người ngày càng mắc nhiều căn bệnh là chưa từng thấy, những căn bệnh này được coi là hậu quả của ô nhiễm môi trường

Điều đáng lo ngại là hầu hết chất thải có tính chất nguy hại đều cực kì khó phân huỷ. Nếu nhiệt độ lò đốt không đạt từ 800oC trở lên thì các chất này không phân huỷ hết. Ngoài ra sau khi đốt, chất thải cần được làm lạnh nhanh, nếu không các chất lại tiếp tục liên kết với nhau tạo ra chất hữu cơ bền, thậm chí còn sinh ra khí đioxin cực độc thoát vào môi trường [21].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên (Trang 34 - 39)