3. Ý nghĩa của đề tài
3.4.2. Giải pháp về kinh tế
4 nguyên tắc chủ yếu:
- Thứ nhất, trên lý thuyết và thực tế, việc tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế để bảo vệ môi trường, về thực chất là việc thực hiện các khuyến khích và trừng phạt tài chính để tăng cường năng lực, động lực và sự tự nguyện, tự giác thực hiện các nghĩa vụ, các hoạt động có lợi hơn cho môi trường, cũng như bảo đảm phân phối công bằng các lợi ích thụ hưởng và các chi phí phải gánh chịu cho mục đích bảo vệ môi trường.
- Thứ hai, mức độ của các chế tài tài chính phải mang tính cụ thể và thực tế cao, nằm trong sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp, đồng thời người dân và doanh nghiệp, đồng thời phải được cân nhắc giữa sức chịu đựng của môi trường với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; cũng như phải tính đến tác động qua lại giữa môi trường - tài nguyên thiên nhiên - kinh tế - dân số.
- Thứ ba, ngày càng đa dạng hóa và sử dụng đồng bộ, hài hoà và linh hoạt các công cụ kinh tế phù hợp đối tượng và mục tiêu cụ thể bảo vệ môi trường như đa dạng hóa các công cụ tài chính được sử dụng cho mục tiêu bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, cần không ngừng cập nhật và sử dụng thích hợp những công cụ mới, như tem, nhãn, chứng chỉ về môi trường để tạo lòng tin cho người tiêu dùng, làm tăng trách nhiệm của doanh nghiệp, cũng như sự hấp dẫn, cạnh tranh của thương hiệu, sản phẩm cả trên thị trường trong nước, lẫn quốc tế.
- Thứ tư, kết hợp chặt chẽ, hiệu quả việc sử dụng các công cụ kinh tế với các công cụ khác nhằm đạt được những mục tiêu bảo vệ môi trường dài hạn, cũng như lựa chọn thích hợp cho từng thời kỳ cụ thể như sau:
Một mặt, cần coi trọng việc rà soát điều chỉnh, thay thế, nâng cấp, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường, cụ thể hóa cho từng nhóm tác nhân, hành vi gây ô nhiễm môi trường, cho từng loại ô nhiễm, cho từng đối tượng chấp hành cụ thể trong quá trình thực hiện các hoạt động gây ô nhiễm và giám sát, bảo vệ môi trường.
Tăng cường phân cấp và phối hợp, kiểm tra trong quản lý môi trường. Các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường cần được điều chỉnh theo hướng tăng cường phân cấp quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường cho các quận, huyện, xã, phường và cơ sở trực tiếp hoạt động tại địa phương.
Kiện toàn công tác tổ chức, nâng cao năng lực, hiệu quả của các đơn vị, tập thể trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Đặc biệt, cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi thông tin của cơ quan chức năng cho nhân dân biết để tiếp cận dễ dàng việc xử lý các tranh chấp, khiếu kiện và tố giác về các hành vi xâm hại môi trường diễn ra hàng ngày.
Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo về nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng và tôn vinh xứng đáng các cán bộ, nhân viên làm tốt công tác Bảo vệ môi trường cả về vật chất lẫn tinh thần cho từng người, từng chức danh cụ thể. Đặc biệt, cần ưu tiên bố trí những cán bộ được đạo tạo cơ bản, có bằng cấp chuyên sâu về môi trường và quản lý đô thị vào các vị trí then chốt, nhạy cảm trong guồng máy và mạng lưới bảo vệ môi trường các cấp.
Các loại công cụ kinh tế
1. Chính sách tài trợ của Nhà nước. 2. Chính sách thuế.
3. Phí môi trường.
4. Hệ thống đặt cọc – hoàn trả.
5. Giấy phép môi trường có thể chuyển nhượng. 6. Nhãn môi trường.
7. Bảo hiểm môi trường.