Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của một số nồng độ và loại đường đến thành thục

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hóa học đến tạo phôi soma thông nhựa (pinus merkusii jungh et de vries) trong điều kiện in vitro (Trang 66 - 69)

4. Thời gian thực hiện

3.5. Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của một số nồng độ và loại đường đến thành thục

thục hóa tiền phôi

Trong nuôi cấy mô thực vật, đường là nguồn cacbon chủ yếu và được sử dụng thường xuyên trong hầu hết các môi trường nuôi cấy. Đường có vai trò hết sức quan trọng trong trao đổi chất và quá trình sinh tổng hợp của tế bào. Trong nuôi cấy

in vitro, đường được cung cấp chủ yếu dưới dạng sucrose. Tuy nhiên, trong nuôi cấy tiền phôi soma, sucrose và maltose ngoài việc cung cấp nguồn carbon còn có tác dụng thúc đẩy quá trình thành thục hoá và tạo phôi soma.

Sử dụng môi trường LVM cho thành thục hoá có bổ sung 2 loại đường sucrose và maltose theo các nghiệm thức như bảng 2.5. Kết quả thu được như sau:

Dòng 2

Bảng 3.19. Số lượng phôi soma trung bình của dòng 2 dưới ảnh hưởng của loại đường và nồng độ đường (các chữ cái a, b, c, d là mức độ sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức 95%).

Loại đường Nghiệm thức Nồng độ (g/l) Số lượng phôi soma trung bình/ đĩa cấy

Sucrose 1 0 0,00 ± 0,00 a 2 30 3,33 ± 0,33 b 3 60 6,33 ± 1,20 c 4 90 15,67 ± 0,88 d Maltose 1 0 0,00 ± 0,00 a 2 30 5,00 ± 0,58 b 3 60 10,33 ± 0,88 c 4 90 17,00 ± 0,58 d

Dòng 6

Bảng 3.20. Số lượng phôi soma trung bình của dòng 6 dưới ảnh hưởng của loại đường và nồng độ đường (các chữ cái a,b, c, d là mức độ sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức 95%).

Loại đường Nghiệm thức Nồng độ (g/l) Số lượng phôi soma trung bình/đĩa cấy

Sucrose 1 0 0,00 ± 0,00 a 2 30 1,33 ± 0,33 b 3 60 3,67 ± 0,67 c 4 90 6,67 ± 0,33 d Maltose 1 0 0,00 ± 0,00 a 2 30 2,00 ± 0,58 b 3 60 5,67 ± 0,67 c 4 90 8,00 ± 0,58 d Dòng 29

Bảng 3.21. Số lượng phôi soma trung bình của dòng 29 dưới ảnh hưởng của loại đường và nồng độ đường (các chữ cái a,b, c là mức độ sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức 95%).

Loại đường Nghiệm thức Nồng độ (g/l) Số lượng phôi soma trung bình/ đĩa cấy

Sucrose

1 0 0,00 ± 0,00 a

2 30 1,00 ± 0,58 b

3 60 3,33 ± 0,67 c

Maltose

1 0 0,00 ± 0,00 a

2 30 2,33 ± 0,33 b

3 60 6,33 ± 0,88 c

4 90 6,67 ± 0,33 c

Qua các bảng kết quả 3.19, 3.20 và 3.21 cho thấy khi không có mặt đường trong môi trường nuôi cấy thì không tạo được phôi soma cho dù là thiếu loại đường nào (sucrose hay maltose). Khi bổ sung vào môi trường riêng rẽ từng loại đường sucrose và maltose với nồng độ tăng dần ( 30, 60 ,90 g/l) thì số phôi thu được cũng tăng . Nồng độ 60 – 90 g/l thì hiệu quả tạo phôi đều tốt đối với cả hai loại đường. Khi so sánh cùng nồng độ thì hiệu quả tạo phôi của đường maltose tốt hơn đường sucrose ở cả 3 dòng khảo sát. Sự khác biệt này là có ý nghĩa ( phụ lục 20, 21, 22, 23, 24, 25). Ngoài vai trò cung cấp nguồn carbon, đường còn tác động như chất tạo ra áp suất thẩm thấu. Nồng độ đường cao giúp môi trường khô ráo hơn, thúc đẩy sự tạo phôi.

Hình 3.2. Phôi soma trên môi trường có maltose 90 g/l (1) và sucrose 90 g/l (2)

Khi nghiên cứu tái sinh cây non qua phôi soma ở loài Pinus nigra Arn. cũng cho thấy đường maltose được sử dụng với nồng độ 6% và 9% (w/v) cho hiệu quả tái sinh cao (Salajova và cs, 1999). Trong nghiên cứu hiệu quả của nguồn carbon trong tạo phôi vô tính của cây linh lăng (Medicago sativa L.) maltose 4% (w/v) cho hiệu

quả tạo phôi tốt hơn sucrose. Maltose có vai trò cung cấp dinh dưỡng hơn là tạo áp suất thẩm thấu. Ở loài Abies nordmanniana Lk tạo phôi tốt hơn khi sử dụng maltose thay vì sucrose. Nếu sử dụng đồng thời sucrose và maltose thì hiệu quả tạo phôi thấp hơn là khi chỉ sử dụng maltose làm nguồn cung cấp carbon (Nomgaard, 1997 ).

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hóa học đến tạo phôi soma thông nhựa (pinus merkusii jungh et de vries) trong điều kiện in vitro (Trang 66 - 69)