Tình hình nghiên cứu tạo phôi vô tính

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hóa học đến tạo phôi soma thông nhựa (pinus merkusii jungh et de vries) trong điều kiện in vitro (Trang 35 - 36)

4. Thời gian thực hiện

1.3. Tình hình nghiên cứu tạo phôi vô tính

Tạo phôi vô tính đóng vai trò quan trọng trong nhân giống tạo dòng. Khi phối hợp với chương trình nhân giống truyền thống, kỹ thuật sinh học tế bào và phân tử, phôi vô tính là một công cụ hiệu quả nhằm cải thiện di truyền những cây rừng có khả năng thương mại. Đã có rất nhiều nghiên cứu tạo phôi vô tính trên nhiều đối tượng khác nhau.

Nhóm tác giả Lê Văn Hòa và cộng sự (2012) đã thực hiện nghiên cứu: “Sự tạo phôi soma và tái sinh chồi tre Rồng (Dendrocalamus giganteus Wall. Ex munro) từ nuôi cấy lớp mỏng tế bào của thân chồi non in vitro”. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tạo phôi soma và tái sinh chồi cây tre Rồng từ mô sẹo trên môi trường MS bổ sung TDZ 0,01 mg/l đạt tỷ lệ 33,3% sau 3 tuần nuôi cấy. Các chồi trong môi trường này sinh trưởng và phát triển tốt.

Các tác giả Huỳnh Thị Đan San & Võ Thị Bạch Mai (2009) cũng đã thực hiện nghiên cứu “Tìm hiểu sự phát sinh phôi soma từ mô sẹo lá cây hà thủ ô đỏ

Polygonum multiforum Thunb. in vitro”. Kết quả cho thấy: mô sẹo 8 tuần tuổi trên môi trường MS có bổ sung NAA 2mg/l kết hợp với BA 0,5 mg/l chuyển sang môi trường MS có bổ sung 2,4- D 1mg/l (1 tuần) và MS không bổ sung chất điều hòa sinh trưởng thực vật sau 2 tuần xuất hiện khối phôi hình cầu. Tiếp tục chuyển phôi hình cầu sang môi trường MS có bổ sung NAA 0,5 mg/l kết hợp với BA 0,5 mg/l và 10% nước dừa những phôi hình cầu tiếp tục phát triển qua giai đoạn phôi hình tim và phôi tử diệp.

Phạm Thị Bích Thủy & Nguyễn Bảo Toàn (2008) nghiên cứu “ Sự tạo phôi soma quýt đường (Citrus reticulata Blanco) từ nuôi cấy phôi tâm”. Sự cảm ứng phát sinh phôi soma từ callus đạt được trên môi trường BM có đường galactose thay thế đường sucrose với hàm lượng 20 g/l. Hai dạng phôi soma được hình thành trong quá trình phát sinh phôi soma là phôi bình thường và phôi bất thường. Phôi bình thường nảy mầm và phát triển thành cây hoàn chỉnh trên môi trường cơ bản bổ sung 2 g/l than hoạt tính. Phôi bất thường tạo được cây con hoàn chỉnh được lấy từ chồi phát sinh từ phôi bất thường. Các chồi này được tạo rễ trên môi trường cơ bản BM có 2 g/l than hoạt tính.

Bùi Văn Thế Vinh và cộng sự (2011) đã nghiên cứu “ sự phát sinh phôi vô tính từ mẫu cấy lá cây Dầu mè (Jatropha curcas L .)”. Kết quả cho thấy phôi vô tính Dầu mè có thể nảy mầm và phát triển thành cây con hoàn chỉnh trên môi trường MS ½ không bổ sung chất điều hòa sinh trừởng thực vật. Cây con có bộ rễ hoàn chỉnh và phát triển mạnh như cây con gieo từ hạt.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hóa học đến tạo phôi soma thông nhựa (pinus merkusii jungh et de vries) trong điều kiện in vitro (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)