Kết cấu dòng ý thức và kỹ thuật lồng ghép truyện

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật dạ ngân (Trang 97 - 100)

Dạ Ngân cũng đã có những thành công khác trên bình diện phương thức tự sự.

Tác phẩm của chị đã có kết cấu theo dòng ý thức và chị đã khéo trong việc lồng ghép

truyện. Trong bài viết Vài nét về tư duy tự sự của người Việt của Vương Trí Nhàn

có đoạn: “Hình thức tự sự cũng ngày càng trở nên phức tạp, điều này có thể thấy rõ ở

hai điểm. Một là, thay cho lối kể trước sau tuần tự dễ gây cảm giác tẻ nhạt, nay, các tác giả thường hay nhảy ngay vào giữa sự kiện, mà miêu tả để gợi không khí, tiếp đó, mới quay về những nguyên nhân ban đầu; và hai là, không lan man rải ra mỗi chỗ một tí mà chỉ tập trung vào một vài sự kiện có tính cách tiêu biểu, nhờ thế cái nhìn của độc giả tập trung hơn mà cũng sâu sắc hơn”[59, 163–164].

Trong bài viết Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kỳ đổi mới, Giáo

sư Phan Cự Đệ cũng đã từng viết: “Không chỉ đa dạng trong các phương thức tiếp

cận mà cả trong các biện pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm, “ dòng ý thức”, nghệ thuật đồng hiện…( nghệ thuật đồng hiện có thể giúp các nhà văn kết hợp dòng suy nghĩ và tâm lý của nhân vật dường như là một hiện tượng phổ biến trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới) với những sự kiện mang tính chất sử thi( dường như phổ biến trong tiểu thuyết thời kỳ chiến tranh)[84,551].

Rất nhiều chương trong Gia đình bé mọn, Dạ Ngân đã viết theo lối kết cấu

dòng ý thức và kỹ thuật lồng ghép truyện.

Chương tám của tiểu thuyết này đã thể hiện dòng ý thức của người dẫn chuyện, từ đoạn cô Tư Ràng lên thị xã để hỏi từng người một trong hai người , Tiệp và Tuyên,

khi nghe chuyện lục đục giữa đôi vợ chồng này.”Cô Ràng nhướng cao đôi lông mày

oai vệ trên gương mặt chữ điền:– Khỏe, khỏe hết! Nghe chuyện của bây rồi không ai

còn dám bịnh hoạn gì nữa…”. Và rồi, dòng ý thức của người dẫn truyện đã đưa

người đọc trở về với quãng thời gian và những sự kiện trước đó”

Thật ra, người được Tuyên cầu cứu đầu tiên là anh Năm Trường và chính anh cũng là người chất vấn Tiệp trước hết…” – Sao, nghe cô Tám tính bỏ chồng? Bịnh đứng núi này trông núi nọ ở đâu ra? Cô Tám làm thiệt hay làm kiểu văn nghệ hả?”

hỏi chuyện với Tuyên xong, đến lượt cô Tư nói chuyện riêng với Tiệp. Và rồi: “ Ràng bỗng nín bặt, như một vai diễn trước khán giả đang chết lặng vì mình…. Cô là người đàn bà tháo vát phi thường vì vậy nết khóc của cô cũng có vẻ lợi hại, nó khiến người ta run sợ và quy phục. Tiệp bắt đầu khóc theo cô, nàng khóc cho nỗi niềm không có đàn ông của những người thân và mảnh vườn, khóc vì yêu thương bà cô trời biển và khóc cái tuổi trẻ bị đánh cắp của mình…”.

Tiếp đó, ở chương chín của Gia đình bé mọn, kết cấu theo dòng ý thức thêm

một lần nữa được trở lại. Từ việc đang nói chuyện với sếp nhà thơ, Tiệp đã nhớ về buổi chiều mùa thu trước đó, khi nàng bị sẩy thai, băng huyết ở thị trấn Điệp Vàng.

“ Mãi sáng hôm sau Tuyên mới nhắn xuống: Ba ngày nữa sẽ ngồi xe cơ quan xuống đón mấy mẹ con về luôn. Yên tâm, đã hỏi qua ý kiến của bác sĩ Ban Bảo vệ sức khỏe Tỉnh ủy bên này, băng huyết vì sẩy thai mà can thiệp kịp thời thì không việc gì

đâu!”. Mạch truyện sau đó lại trở về với câu chuyện cùng sếp nhà thơ.” Đi, nên trở

lại với những chuyến đi, em là chân xông xáo mà. Đừng đi thành đoàn mà nên đi kiểu

điền dã một mình, cơm dân nước chợ, rồi em sẽ thấy mọi chuyện nhẹ hơn.” Rồi mạch

truyện lại về với đoạn đối thoại cùng Tuyên:” Tuyên ngồi xổm trên ghế,… cười gằn:

– Cô thì đú đởn chớ công tác mẹ gì!– Tôi cấm anh xúc phạm tới công việc của tôi!–

Không đú đởn sao hết thằng này tới thằng khác? – Thằng ở đây là những ai?– Thì hồi đầu là thằng sếp nhà thơ, rồi thằng nhà báo chạy xịt, rồi thế nào cũng tòi ra một thằng nào đó nữa cho coi!.”

Theo nhà nghiên cứu văn học Bùi Việt Thắng ở bài viết Tiểu thuyết Việt Nam

sau 1975– nhìn từ góc độ thể loại: “ Vai trò của ký ức đối với những thay đổi của

cấu trúc tiểu thuyết, nó được coi như một thành tố quan trọng, dùng để tổ chức tác phẩm…

Ký ức chính là dòng hồi tưởng “Đi tìm thời gian đã mất” trong tâm lý nhân vật, nối quá khứ với hiện tại, sự” móc nối” này do một hoặc hai nhân vật đảm nhiệm. Vì thế, Ký ức còn có một tác dụng khác là tạo cho tiểu thuyết một cấu trúc kép, tạo nên những” tiểu thuyết trong tiểu thuyết”[41, 190].

Gia đình bé mọn đã được kết cấu theo dòng ý thức và kỹ thuật lồng ghép

truyện như thế. Những hồi ức được đan cài với những sự việc của hiện tại. Chuyện

của quá khứ được gợi lại nối mạch với chuyện của ngày nay. Cứ thế, người dẫn truyện dẫn dắt người đọc theo diễn biến tâm lý của Tiệp cùng những con người và sự kiện quanh nàng, chứ không theo tuần tự thời gian, dẫu thời gian diễn ra của một chuyện tình để đi đến bến bờ phẳng lặng đã kéo dài đến trên mười năm.

Không chỉ ở tiểu thuyết, truyện ngắn của Dạ Ngân cũng đã có kết cấu theo

dòng ý thức và kỹ thuật lồng ghép truyện. Ở Con chó và vụ ly hôn, từ diễn biến tại

phiên toà, mạch truyện đã dẫn dắt người đọc đến đoạn kể về con chó, ngay từ lúc nó

mới được xin về. Để rồi truyện không kết thúc lại bằng một phiên toà, mà kết thúc bằng những chi tiết tạo ấn tượng rất mạnh đến người đọc:

Khi chị về đến nhà, con gái chị lại lập cập mách:

- Ba rủ mấy chú ở chỗ ba tới làm thịt con Mực rồi. Ba đập đầu nó bằng búa.

Con thấy nó ngó ba y như lúc má giơ roi đánh con. Rồi con không dám dòm, con trốn dưới gậm giường mình ngủ. Con nghe tiếng chú Hành hỏi ba: Vú chó ăn ngon như vú heo nái hôn?”

Ở một truyện ngắn khác, Cái ban công trống, Dạ Ngân cũng đã viết với kết

cấu dòng ý thức và kỹ thuật lồng ghép truyện. Truyện được mở đầu bằng sự gặp gỡ của vợ chồng người phụ nữ gốc miệt vườn với Hoành, một người anh nuôi. Mạch truyện lại dẫn dắt về tình tiết: Biên, vợ Hoành, té lầu chết, từ một cái ban công trống, không có thanh chắn như mọi cái ban công thông thường. Rồi truyện lại dẫn về những sự kiện khác: Tung, đứa con trai của hai anh chị vào bộ đội từ năm 18 tuổi. Chiến tranh đã chẳng chừa một ai, Tung đã sớm thành một thương binh khi tuổi đời

còn quá trẻ “Thằng Tung ngồi xe lăn, nó nhập vào đám người cùng cảnh lượn phố, vô

định qua ngày, rồi đòi lên Trại an dưỡng chứ nhất quyết không chịu về nhà…Ít lâu sau nó trốn nhà, xuống tàu đò ra chợ huyện rồi biến mất ở đâu đó cho dù anh Hoành bới hết các nơi lên cũng không tìm thấy. Mãi mới tìm ra một mảnh giấy nó nhét trong áo gối nó hay nằm, nó nói nó muốn giải thoát cho nó, cho mọi người, đừng có tìm

nỗi đau đớn trong lòng hai vợ chồng, Biên và Hoành. Nỗi đau khổ ấy, thường trực

trong gia đình họ, để họ thường cắn cấu nhau. Nói như cách nói của Hoành:” Nhưng

mà bặt tăm, một đứa con mình không tăm tích, không mồ mả thì nó hành hạ anh với

chị như thế nào cô có hình dung được không?” Để cái kết cuộc đau buồn đối với gia

đình họ: Chị Biên té ban công lầu chết, cái ban công dang dở, không có thanh chắn. Dang dở như cuộc đời của con trai họ, Tung, một chiến sĩ tình nguyện, được đưa sang chiến đấu nơi biên giới Tây Nam Tổ quốc.

Kết thúc truyện lại trở về với hiện tại, với nỗi đau thương của Hoành, mãi mãi

khó mờ phai. “Không ai có lỗi cả, thật sự anh và chị đều đáng thương như nhau, và

cả tôi nữa, ba cuộc chiến chứ đâu phải hai, ba cuộc chiến trong nửa thế kỷ và những vết thương sẽ theo người ta xuống mồ”[61,213].

Đúng như nhận định của Bùi Việt Thắng : “Sự tìm tòi những kiểu kết cấu khác

nhau của tiểu thuyết đương đại là nhằm phát hiện ra tính chất ngày càng phức tạp hơn của đời sống và con người. Suy cho cùng những biến đổi trong kết cấu thể loại là phản ảnh những đổi thay kết cấu trong đời sống xã hội xét về nhiều mặt”[41,191].

Dạ Ngân đã hướng kết cấu tiểu thuyết của mình theo dòng ý thức và kỹ thuật lồng ghép truyện. Chính từ mạch phát triển tự nhiên của tâm lý Tiệp, cùng những nỗi niềm

và tâm trạng của nàng, hai mươi chương của tiểu thuyết Gia đình bé mọn là sự đan

cài giữa quá khứ và hiện tại, của truyện lồng trong truyện, ngổn ngang, đầy những khó khăn lẫn trong khó khăn, của một câu chuyện tình thời hậu chiến.

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật dạ ngân (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)