Chất Nam Bộ đậm đặc trong lời văn nghệ thuật Dạ Ngân

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật dạ ngân (Trang 119 - 147)

Nói chung, sáng tác của các nhà văn Nam Bộ đều đậm chất Nam Bộ. Trường hợp Dạ Ngân cũng thế. Là một nhà văn nữ giàu cá tính, nặng lòng với quê hương, Dạ

trong cách gọi tên người, sự vật; trong cáchkhai thác vốn từ ngữ địa phương, sử dụng thành ngữ; cách diễn đạt giàu tính khẩu ngữ.

3.2.1. Cách gọi tên người, sự vật (đại từ, danh từ đậm sắc thái địa phương) theo thói quen, nghi thức lời nói của cư dân vùng quê Nam Bộ

Người Nam Bộ, quen lối gọi tên kèm theo thứ đứng trước. Lời văn nghệ thuật

trong các tác phẩm của Dạ Ngân, vẫn luôn có cách gọi như vậy: cô Tư Ràng, chú

Thọ, Hai Khâm… trong tiểu thuyết Gia đình bé mọn; chị Ba Niệm, chị Tư Khanh, chị Bảy Nghĩa… trong truyện vừa Miệt vườn xa lắm; Tư Tầm, Năm Gấm trong

truyện ngắn Gặp ở Giáp nước…Út Điệp, Hai Hoành trong truyện ngắn Chiếc ban

công trống; Ba Phối, Tư Ruộng trong truyện ngắn Đường dây một người…

Cách gọi ấy, vừa thân mật, gần gũi với người Nam Bộ; lại không phân biệt chức vụ, sang hèn.

Không chỉ có cách gọi tên người, cách gọi tên sự vật cũng mang đậm chất Nam

Bộ. Đó là những thẻo bờ, bông điên điển, dừa nước, nga nghễ, tâm mức, rượng

đáy, gió chướng, đặt lú, lục bình,… trong tập tản văn Lục bình mải miết. Đó là lẹ chưn, đầu ngàn với hậu vườn, giang đồng, biền nhà, dớn, choại,… ở tập tản văn

Phố của làng. Đó là gương mặt nám đùm nám đề, mái tóc còi chỉ còn nhúm bùi nhùi sau ót, tàu dừa nước úa xàu quắt queo trước giông gió cuộc đời trong truyện

ngắn Một khúc sông…Đó còn là đất doi mà con bầy, như cái nùi giẻ, cái cà ràng

bằng đất nung… trong truyện ngắn Muỗi mía.

Có thể nói gì về cách gọi tên người, sự vật mang đậm chất Nam Bộ trong những sáng tác của Dạ Ngân? Trước hết, chị là một người con của quê hương Nam Bộ. Bát cơm chị ăn, quê nhà chị lớn, cảnh sắc chị ngắm nhìn, tâm trạng chị từng trải, tất cả, từ xứ sở quê hương. Dẫu có mười lăm năm sống cùng chồng trên đất Bắc, thì tâm hồn chị, trái tim chị vẫn là của miệt vườn. chị vẫn luôn tự hào về điều đó, và gởi gắm điều đó trong những tác phẩm của mình.

3.2.2. Việc sử dụng từ láy, thành ngữ, điệp ngữ

3.2.2.1. Khảo sát các tác phẩm của Dạ Ngân, một điều rất dễ dàng nhận ra, đó chính

Nhà văn nữ của chúng ta đã sử dụng rất nhiều từ láy trong những sáng tác của mình, ở mọi thể loại.

Ở truyện ngắn Đừng nói điều ơn nghĩa trong tập Quãng đời ấm áp, với 18

trang sách, đã có đến 208 từ láy. Các từ láy ấy lại rất khác nhau, ít có sự lặp lại, và phần lớn là những tính từ, động từ( 198 từ); chỉ có một tỉ lệ nhỏ danh từ( 10 từ ).

Ở một truyện ngắn khác, Hôm ấy trời đẹp lắm, trong tập Nước nguồn xuôi

mãi, với 11 trang sách, cũng đã có đến 82 từ láy, trong đó, tính từ và động từ vẫn chiếm phần lớn( 71 từ ), còn lại là danh từ ( 11 từ ).

Ngay cả trong tiểu thuyết Gia đình bé mọn, mật độ từ láy xuất hiện cũng rất

dày. Chương 11 là tiêu biểu. Với 16 trang sách, đã có đến 109 từ láy. Những từ láy ấy, vẫn rất khác nhau, và hầu như ít có sự lặp lại.

Theo Hoàng Tuệ, Diệp Quang Ban: “ Láy của tiếng Việt phải được hiểu là “ sự

hoà phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hoá”(Hoàng Tuệ), tức là tạo ra được một

thứ ý nghĩa biểu trưng, ý nghĩa “ ấn tượng”[4, 52].

“ Láy không phải là sự lặp lại âm thanh một cách nguyên vẹn, mà là sự lặp lại âm thanh có biến đổi và có tác dụng tạo nghĩa biểu trưng. Sự biến đổi âm thanh ở hiện tượng láy là sự biến đổi đều đặn tạo thành những quy tắc hoà phối ngữ âm khá chặt chẽ”[ 4, 56].

“ Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc, thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh,…”[ 67, 42].

Chương 11 của tiểu thuyết Gia đình bé mọn, chương viết về chuyến ra Hà Nội

của cô nhà văn Tiệp để gặp người yêu Đính, với những cảm nhận ban đầu của một người con Miền Nam trước cảnh và người Hà Nội những năm đất nước mới vừa ra khỏi cuộc chiến tranh, những sắc thái biểu cảm rõ rệt, nhấn mạnh, đã được nhà văn sử

dụng tối đa, với việc dùng những từ láy sắc thái hoá và từ láy cách điệu. Nhâng

bủn rủn, vật vã, lì lợm, ngầy ngà, tình tứ, thê thảm, giả lả, ầm ĩ, nhăn nhó…

những minh chứng.

Sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng trong từ láy đã tạo những sự du dương,

êm tai cho nhiều đoạn trong tác phẩm, trong đó có cả truyện ngắn và tản văn.

Ở truyện ngắn Hôm ấy trời đẹp lắm, Dạ Ngân đã có những đoạn văn nên thơ

với nhiều từ láy được sử dụng. “ Anh đứng tư lự bên hậu vườn hương hoả nhà mình,

tầm mắt luôn hướng về phía đó trong nhiều ngày qua. Trìu mến với tất cả. Thật sự có ý nghĩa mấy từ nghỉ ngơi, nhau rún, cội nguồn. Anh không tìm thấy cái bờ ngàn, con kinh thủy lợi đã xẻ đôi cánh đồng của ký ức anh. Ngày xưa mùa này đồng ruộng thông thống, hậu vườn của anh nhiều dừa còn hậu vườn của người ấy nhiều tre,

khoảng giữa là rơm rạ sáng rộm lên và chỉ vướng cái bờ ngàn lúp xúp cỏ ống làm

ranh giới lãnh thổ của cư dân hai bên”[ 53,252]. Và “ Cái bờ kinh đã nhấn chìm cái

bờ ngàn thương nhớ của anh xuống bên dưới nó. Không còn biết đâu là đâu. Bông so đũa trăng trắng đong đưa và nước đang lên óc ách mép bờ. Anh tần ngần hồi lâu, nắng sớm như có mật ong, gió chướng có mùi nước bạc nhưng cái bờ ngàn mãi mãi không còn. Anh nghe thấy tiếng trâu ăn cỏ, tiếng dế gáy, tiếng chó sủa trong ngày

trai tráng hai bên giang đồng ới nhau đi dặm chuột và… Chuyến bay nửa vòng trái

đất, tâm trạng bập bềnh hàng tuần liền khi đã đứng ngay trên quê cha đất tổ, khi tất cả các giác quan bỗng trở nên mẫn cảm một cách lạ lùng thì anh lại thấy rõ ràng hơn nỗi niềm thường nhật của mình, cái nỗi niềm không gì diễn tả đủ bằng mấy từ ly hương, xa xứ”[61, 254].

Từ láy được nhà văn sử dụng rất dày ở truyện ngắn này, trước hết, thể hiện sự phong phú về mặt ngôn từ cuả Dạ Ngân. Với vốn từ đa dạng, chị đã dễ dàng sáng tạo nên tác phẩm của mình. Từ láy là tính từ đã giúp chị diễn tả ngày một sâu sắc hơn

tâm trạng của nhân vật: tự lự, tần ngần, bập bềnh… lại có những từ láy làm rõ ý

nghĩa cho những danh từ trước nó, như thông thống, lúp xúp, óc ách… Câu văn nhờ

thế, đa dạng hơn, chuyển tải sâu sắc hơn nội dung, dễ gây xúc động trong lòng bạn đọc.

Ở tản văn Bóng dừa đằng xa, nhà văn cũng đã dẫn dắt người đọc đến với

những đoạn văn giàu cảm xúc “ Càng đi xa bóng dừa, chúng tôi càng cảm thấy bơ

vơ, thật sự cảm giác đất khách quê người, xa lạ và bí hiểm một cách không lường được. Như một đứa trẻ xa mẹ, luôn luôn thương nhớ và bất an, cứ bồn chồn và muốn khóc. Cho đến khi quay về, lúc này Tổ quốc đang ở ngay phía trước, chao ơi, xe vừa đi qua cột mốc, dừa ở đâu ra mà bạt ngàn, thướt tha, hồn hậu, thảo thơm, cảm giác như được về lại trong bụng mẹ, diệu kỳ”[60, 6].

Cũng với từ láy, Dạ Ngân đã dẫn dắt người đọc, mang tâm trạng bất an, lo âu khi rời xa quê hương, Tổ quốc. Để rồi tâm trạng ấy đã được xoá đi, nhạt nhoà dần, khi chị được nhìn thấy bóng dừa quê hương gần gũi, thân thương, tạo sự an tâm trong dạ.

Ở một tản văn khác, chúng ta lại nghe những âm điệu du dương của những câu

văn với khá nhiều từ láy, tản văn Mùa phượng cháyKhi phượng nhú bông thì nó

càng đáng nể hơn, những chùm búp xanh non hăm hở như những cô cậu học trò trong tâm trạng thư thái nhất. Rồi không ai chú ý mấy nữa vì các cô cậu ấy còn bận bịu học ôn. Rồi bỗng dưng một ngày nhiều nắng tháng Năm, phượng ta bỗng tóe bùng một màu đỏ thắm, rập rờn, náo nức. Các nam thanh nữ tú bắt đầu thấy xao xuyến một cách vô cớ mà lạ kỳ, thế là mùa thi đã đến thật rồi, cũng có nghĩa là sau những ngày này sẽ có chia tay, người đỗ đạt, kẻ rớt lại, cái chính là tuổi công dân đã thật sự bắt đầu và phía sau là một quãng học trò thần tiên không bao giờ có lại được nữa”[60, 66].

Từ láy dưới bàn tay sắp xếp của Dạ Ngân, đã phát huy rất hiệu quả tác dụng của nó. Đó là những tâm trạng hăm hở, thư thái, náo nức, xao xuyến của

phượng mà cũng là của những cô cậu nam nữ học trò vào những mùa thi. Đó còn là

những rung động mạnh mẽ của những giờ chia tay, khi những nam thanh nữ tú sắp để lại sau lưng quãng đời thơ mộng của thời cắp sách.

Từ láy trong các sáng tác của Dạ Ngân phong phú và đa dạng, phần lớn

thuộc từ láy sắc thái hoá( Là từ láy mà trong đó phần gốc còn đủ rõ nghĩa và chi

phận còn đủ rõ nghĩa từ vựng) , đã góp phần tạo nên những âm điệu du dương trong những trang viết của chị. Và cũng chính những từ ấy, khi có mặt, đã dễ dàng tạo nên chất thơ trong những sáng tác của nhà văn.

3.2.2.2. Dạ Ngân cũng thường sử dụng điệp ngữ trong những sáng tác của mình.

Nhất là khi chị đang mang những tâm trạng, những nỗi niềm cần được sẻ chia, bày tỏ.

Nhiều truyện ngắn của Dạ Ngân đã hiện diện điệp từ. Truyện ngắn Một khúc

sông, với điệp từ đương nhiên, được nhiều lần lặp lại. Cái sự đương nhiên ấy thuộc

về Lộc, con trai của một vị chủ tịch huyện, nhưng đằng sau những từ đương nhiên ấy, là một sự ấm ức, một sự tức tối, một sự so sánh cho thân phận của những con người.

Lộc, con trai ngài chủ tịch đương kim quả là người của mọi sự đương nhiên…Miếng

vườn đương nhiên có hoa lợi, ngôi nhà tường to nhất xóm đương nhiên mọc lên và anh ta cũng đương nhiên thành ông chủ của Bời trong nhiều việc liên quan tới công xá”[52, 30].

Truyện ngắn Cõi nhà cũng đã xuất hiện những điệp từ. Cũng với mạch tâm

trạng canh cánh lo cho con của một người phụ nữ, trước những thay đổi về tâm lý của

con trai mình, chị đã viết: “Nó, đại biểu hồn nhiên và ưu tú của thế hệ cứ muốn phắt

sướng, lớn lên phải phắt giàu hoặc phắt thành lãnh đạo. Giờ thì cứ phắt nổi điên!”[52, 94–95].

Người đọc cũng dễ dàng nhận thấy những điệp từ khác xuất hiện trong truyện

ngắn Nàng ở đâu ra, điệp từ hạnh phúc. “ Nàng đã mơ hồ hiểu rằng hạnh phúc là

phải sống cho người khác, là phải biết hy sinh cho đại gia đình mà nàng, dù bé tí cũng phải cảm thấy tự hào mà vun vén…Hạnh phúc, đó là lúc bà nội ngồi lùi sau mâm cơm tối bên ngọn đèn dầu vừa và trầu vừa tỉ tê bài giảng về công đức của tổ tiên và người ông quá cố đã để lại cho con cháu…Hạnh phúc, cái kén ấy thật kỳ diệu cho tuổi thơ nàng…”[ 56, 88].

Tiểu thuyết Gia đình bé mọn cũng đã có những trang viết nhấn mạnh ý, thể

hiện cảm xúc mạnh mẽ của nhân vật chính, nữ nhà văn Tiệp. Chương 2 của tác phẩm

người phụ nữ trong gia đình mình khi chị viết: “ Vòng vây của nàng là những bà goá,

cô goá, má goá, chị goá, cô em út cũng goá, bốn bức tường gương mà nếu nàng soi

vào thì nàng phải lập tức quên tuổi trẻ và khát vọng của mình đi để nhớ rằng không

thể so sánh nỗi bất hạnh nào với nỗi bất hạnh của những người goá bụa”[59, 22].

Một sự nhấn mạnh khác, nhấn mạnh về những khuôn phép mà cô Tư Ràng dạy cho Tiệp từ những ngày chị còn thơ ấu. Điều ấy đã ăn sâu, thật sâu vào ký ức của chị.

Từ hồi con Tám Tiệp đèo đẹt biết tự tay gài nút áo và chải đầu thì đã phải thuộc

lòng những bài học về sự đàng hoàng của thủ lĩnh Tư Ràng. Con gái con lứa nhớ sáng ra việc đầu tiên là phải cầm lược chải gỡ đàng hoàng; người lớn có gọi có bảo phải dạ thưa cho đàng hoàng, khi trả lời phải đứng ngay ngắn lại nhìn thẳng vào người hỏi để nói năng cho đàng hoàng…Trong giáo trình của cô Ràng và người thừa nhiệm mẫn cán Hai Hoài thì Danh dự là đàng hoàng, mà đàng hoàng là thể diện, thể diện là tốt khoe, xấu che”[59, 79–80].

Ở những trang văn khác trong Gia đình bé mọn, lại là những nỗi niềm cảm xúc

của Tiệp khi hồi tưởng một quãng đời đẹp đẽ lúc ở Cứ. “ Ông( Chú Tư Thọ) là thủ

trưởng trực tiếp của Tiệp, hai chú cháu có năm năm bên n hau ở Cứ, đã chia sẻ với nhau từng thước đường kênh rạch, chia nhau từng đêm trăng sao, chia nhau từng bài hát từng bài thơ trên đài qua cái radio Nhật nhỏ như quyển vở để trên sạp xuồng,

chia nhau cả những lần hụt chết, như cha con, như thầy trò, như bạn bè, như mọi

người tri kỷ yêu dấu nhau”[59, 112].

Người đọc cũng dễ dàng tìm thấy những điệp từ, điệp ngữ khác trong các tản

văn của Dạ Ngân. Ở tản văn Một người cha thì như thế nào, Chị đã nhấn mạnh mặt

này để nhằm mục đích chỉ ra sự thiếu thốn của mặt kia “Tuổi thơ tôi có tất cả, chỉ

thiếu một người. Tôi có ông nội quắc thước và mẫu mực…Tôi có bà nội hát bội rất hay và biết làm nhiều thứ bánh ngon. Tôi có bà má nhẫn nại bền gan mà lại có thêm người cô út trí tuệ, can cường. sáng rỡ. Tôi có chị có anh và có mảnh vườn quanh năm cây lành trái ngọt, không phải thèm khát thứ gì. Tôi chỉ khát thèm mùi mồ hôi của cha, đôi bàn tay cha, sự ân cần của cha, tất cả, những thứ mà tôi không thể tìm thấy ở ông nội hay anh trai của mình”[63, 78–79].

Ở tản văn Tuổi thơ của mỗi người, ta cũng sẽ bắt gặp những điệp ngữ nhấn

mạnh những trải nghiệm của nhà văn “Thế nhưng khi ta đi nhiều, biết nhiều và suy

ngẫm nhiều thì ta mới vỡ lẽ, càng rộng dài thiên lý đất trời càng trập trùng, càng tiếp

xúc càng thấy con người trúc trắc, càng khám phá càng thấy thế gian thật bí ẩn” [52,

122].

Quả tình là, Dạ Ngân đã khéo sử dụng những điệp từ, điệp ngữ để nhấn

mạnh những cảm xúc của mình, làm nổi bật ý mà mình muốn gởi gắm trong tác phẩm. Người đọc khó quên những bài học đầu đời mà Tiệp được dạy dỗ bởi cô Tư

Ràng. Người đọc cũng không thể nào quên cảnh goá bụa của những người phụ nữ

trong gia đình chị. Và còn nữa, những cảnh xếp hàng của người Hà Nội, cùng bao điều khó quên khác khi những tác phẩm của chị đến với bạn đọc, do chị đã sử dụng

đúng nơi, đúng chỗ điệp ngữ, điệp từ. 3.2.2.3. Thành ngữ Nam Bộ cũng được Dạ

Ngân sử dụng nhiều

Hiểu một cách đơn giản nhất, thì “Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật dạ ngân (Trang 119 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)