Nghịch cảnh thời hậu chiến và những băn khoăn về cuộc đời, con người

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật dạ ngân (Trang 33 - 38)

1.2.2.1. Những nghịch cảnh ở mỗi gia đình thời hậu chiến

Chiến tranh dẫu đã lùi xa, một thời đại mới bắt đầu, nhưng đây đó, vẫn còn nghịch cảnh ở mỗi gia đình.

Thực hiện theo Hiệp định Genève, những cán bộ miền Nam đã tập kết ra Bắc những năm 1954 – 1955. Những năm tháng dài của cuộc kháng chiến, sự chia xa về địa lý, đã khiến những cán bộ miền Nam khi chia tay với vợ, với người yêu nghĩ rằng: chưa biết ngày nào gặp lại, và cũng có khi, người vợ ấy, người yêu ấy đã có chồng. Để rồi, trên miền Bắc, họ xây dựng gia đình. Chiến tranh kết thúc. Gia đình đoàn tụ. Nhưng không ít gia đình đã gặp hoàn cảnh khó xử: Một cán bộ tập kết, có cả

vợ ở ngoài Bắc, vẫn còn vợ ở miền Nam. Dù phải sống ít hơn đã tái hiện lại nghịch

cảnh này. Niềm trong tác phẩm là hình ảnh một người phụ nữ miền Nam chờ chồng

suốt hai mươi năm “Hồi anh đi, chị là vợ chưa cưới. Vắng anh hai chục năm trời, chị

vẫn giữ nguyên vẹn cái dáng con gái ấy chờ anh. Giờ quá tuổi, chị không thể có con được, không thể có vẻ tươi tròn sau cái vặn mình sinh nở nhưng chị có dáng son trẻ

ngày nào”[51, 41]. Niềm đã tự mình viết thư, mời mẹ, con cô Hạnh vào thăm. Cô ấy

đã gửi bức điện đáp lại. Niềm đã nghĩ ngợi nhiều về việc gặp gỡ này, giữa người vợ của chồng mình với mình. Đây là khoảnh khắc rất éo le, xét về tình cảm. Và

quyết định cuối cùng đã đến với Niềm. Khi chị thấy rằng: “Anh thấy không, phía em

chỉ có em cần anh, còn phía cô ấy, có tới ba người cần anh” [44, 49].

Quyết định của chị chính là: chị đã tìm một không gian khác như ý muốn, chỉ

có điều, không có Thịnh, không có người chồng. Dù phải sống ít hơn, nhưng Niềm

Những điều oái ăm đó, những nghịch cảnh đó, đã là những điều có thực ở đất nước chúng ta, khi mà những cuộc kháng chiến kéo quá dài.

Cuộc chiến ấy cũng đã để lại những nghịch cảnh khác ở mỗi gia đình. Gia

đình bé mọn đã tái hiện phần nào. Nếu một Tuyên sau chiến tranh chỉ tập trung cho vai trò một cán bộ tuyên huấn, một cách mẫn cán và có chủ đích, thì ngay trong gia đình anh, cô em gái kế Tuyên lại tìm đường vượt biên mong cứu tương lai của chín người em của mình. Với cái nhìn sắc sảo, nhưng nhân hậu, Dạ Ngân đã để lại trên những trang viết của mình những lời chia sẻ, những sự cảm thông trước những điều không hay ấy.

Cả trong Câu chuyện nhiều năm, Biên, một cán bộ kiên trung gan lì trong

kháng chiến, sau chiến tranh trở thành một giám đốc công ty năng động, đã có cú

trượt dài vì sự hãnh tiến và để trả đũa một thời cực khổ, cuối cùng đã “chết dưới vòi

hoa sen khách sạn sau khi nốc cả một cơn say với một cô điếm”. Thẩm, người vợ của

anh, làm sao thoát khỏi sự dè bỉu, chê bai của người đời. Sự tha hoá trong lối sống của một số cán bộ sau chiến tranh cũng đã để lại không ít hệ luỵ ở những gia đình.

Còn nghịch cảnh khác nữa, một thực tế của miền Nam những năm mới giải phóng. Những gia đình có người đã từng làm việc với chế độ cũ, đã âm thầm lên kế hoạch vượt biên. Nhiều lý do để những kế hoạch ấy của họ không thành: kế hoạch bị lộ, hải tặc cướp tàu, người vào bụng cá giữa đại dương bao la… để rồi, lại thêm

những gia đình ly tán, đau thương. Câu chuyện nhiều năm viết về những cảnh đời

ấy. “Vợ con anh, vợ con anh đã ôm nhau, ôm cả mộng tự do xuống lòng biển, mãi

mãi anh không biết họ có còn được nắm xương hay vào bụng cá hết, mãi mãi” [49,

35]. Những nghịch cảnh ấy là có thật, trên mảnh đất quê hương Việt Nam chúng ta, những tháng năm mới giải phóng. Những trang văn, cũng là những trang đời ấy, tồn tại, để nhắc nhở chúng ta: Cuộc sống vẫn rất cần đến những tấm lòng để sẻ chia lúc đau thương, cô quạnh.

Không chỉ có nghịch cảnh ở mỗi gia đình thời hậu chiến, còn có những ảnh hưởng lớn lao của phong trào hợp tác hoá ở miền Nam.

Sau năm 1975, Nhà nước ta đã tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm thống nhất nền kinh tế theo mô hình chung trên cả nước. Đối tượng của công cuộc cải tạo

xã hội chủ nghĩa vẫn nhằm vào kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể. Theo “Tiến trình

lịch sử Việt Nam” của Nguyễn Quang Ngọc (Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản 2009):

“Trong nông nghiệp, từ cuối năm 1978 đến cuối năm 1980, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp được đẩy mạnh ở các tỉnh phía Nam. Tính đến tháng 7 – 1980, toàn miền đã xây dựng được 1518 hợp tác xã nông nghiệp, 9350 tập đoàn sản xuất, thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hút 35,6% tổng số hộ nông dân vào con đường làm ăn tập thể.”.

Một thực tế xảy ra là: Ở miền Nam, những năm mới giải phóng, tư tưởng nóng vội muốn tiến hành nhanh việc cải tạo xã hội chủ nghĩa, đã xảy ra tình trạng dùng mệnh lệnh ép buộc nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp, vào các tập đoàn sản xuất một cách ồ ạt. Việc quản lý yếu kém, trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu, đã không đem lại năng suất, sản lượng sản phẩm cao. Các nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ trong các hợp tác xã nông nghiệp chưa được chú ý.

Lịch sử nước ta đã ghi lại những sự không thành công của việc tổ chức hợp tác

xã nông nghiệp ở miền Nam những năm 1976 – 1980.

Đối với Dạ Ngân, đó là “Cơn tập đoàn hoá đã làm cho ruộng nương tiêu điều,

vô chủ hết” [52, 28]. Và đây nữa “Chuyện tập đoàn trườn qua như cơn bão, ruộng

đất bị xới tung, nhổ bưng cả tình làng nghĩa xóm một thời” [46, 29].

Câu chuyện nhiều năm, việc tổ chức tập đoàn hoá, hợp tác hoá thiếu hiệu quả, để lại hậu quả lâu dài, đã là nỗi niềm ưu tư thường trực trong tâm tưởng của nhà

văn. Dưới cái nhìn của Dạ Ngân, Chị vẫn nghiêm minh nhìn nhận “Cùng với thuỷ

tặc, một cơn lũ khác, cơn lũ tập đoàn hoá, hợp tác hoá đã tràn qua thôn xóm, cuối

cùng, không ít nhà nông bên kia sông Tiền đã làm một cuộc ra đi vô định”“Ăn

độn là nỗi nhục chưa từng có với dân miền Tây, có phải vậy mà dân nghèo bỏ xứ, còn kẻ ở thành thị thì rủ nhau vượt biên ào ào.”

Đề cập đến vấn đề ấy trong tác phẩm, Dạ Ngân một lần nữa lại như muốn cày xới mặt trái của xã hội. Điều đó dường như để nói lên rằng: Sau những thành quả rực

rỡ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, sự quản lý kinh tế của những người lãnh đạo đã không thành công, những năm sau giải phóng. Điều đó, cần phải được đổi thay sớm.

Những tác động không đem lại hiệu ứng tốt trong đời sống nhân dân của phong

trào hợp tác hoá ở miền Nam tiếp tục xuất hiện trong Gia đình bé mọn, dưới góc

nhìn của Dạ Ngân. “Để dân miền Tây ăn độn thì đúng là trời còn phải chịu thua mấy

ông hợp tác hoá!” [59, 39]. Rồi tiếp tục phải gánh chịu thiên tai, cuộc sống của

những người nông dân lại phải thêm nhiều cơ cực “Sau trận lụt lịch sử năm ngoái, kẻ

chèo người dong buồm là dừa nước vừa đi vừa đổi cả tư trang, bàn ghế và tủ thờ để

lấy gạo, chờ cơn sốt tập đoàn hoá hợp tác hoá qua đi ”.

Miền Nam cần nhanh chóng qua đi những ngày ấy, những ngày của những cơn sốt tập đoàn hoá.

Thế miền Bắc những ngày sau thống nhất đã có những nét riêng gì?

1.2.2.3. Miền Bắc những ngày sau thống nhất

Trong những sáng tác của mình, Dạ Ngân đã có những niềm say mê những nét văn hoá cội nguồn. Yêu thích chương trình Tiếng thơ của Đài Tiếng nói Việt Nam

trong Quãng đời ấm áp đối với cô Tiệp là một minh chứng. Rồi yêu Hà Nội bởi

người mình yêu đã từng sống ở đó, bởi Hà Nội là Thủ đô, với truyền thống văn hoá cội nguồn.

Nhưng, sao có điều lạ, bao trùm Gia đình bé mọn của Dạ Ngân, vẫn là một Hà

Nội với bao nhiêu khó khăn, thiếu thốn, tất bật; một Hà Nội với nhiều điều đáng ngạc nhiên, dưới nét nhìn của một phụ nữ miền Nam.

Nào là “Hà Nội đã cơ bản hoàn thành xong quá trình luộm thuộm, cũng như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mấy ông lâm nghiệp đã cơ bản phá xong rừng” [59, 130]. Nào là “Cả Hà Nội người

ta không đánh răng sao?” “Không sao, em súc miệng bằng nước muối cho chắc

răng. Mà muối cũng phân phối, phải tiết kiệm từng hột” [59, 132]. Nào là “Xe đạp

còn có biển đăng ký thì em hình dung, con người bị kiểm soát tới mức nào!” [59,

137]. Tình yêu Hà Nội với tinh hoa văn hiến đã không giúp cô Tiệp xoá bớt đi những

cảm nhận không mấy đẹp về Hà Nội. “Những chiếc muỗng chết cười. Những cái

lành để làm một cách trọn vẹn và tốt đẹp chức năng giúp cho người ta húp được

nước phở”. Những chiếc muỗng ấy hiện diện trong cửa hàng phở quốc doanh, là dấu

tích một thời của Hà Nội. Đính, chàng nhà văn, người yêu của Tiệp đã có nhận xét

sắc sảo.“Người ta làm thế để chống ăn cắp. Chỉ có những kẻ ăn cắp thành thần thì

mới nghĩ ra cách chống ăn cắp độc chiêu thế này!” [59, 142].

Là một thủ đô của một đất nước mới vừa ra khỏi chiến tranh, Hà Nội cần có thời gian để xây dựng. Dưới mắt Tiệp, một người phụ nữ miền Nam, đã quen cách sống, nếp nghĩ khác, tất yếu, khi đến với Hà Nội, miền Bắc những lần đầu, đã có những cảm nhận lạ lẫm, về lối sống của người dân thủ đô, về sinh hoạt thường ngày

của họ. Ngẫm cho cùng, đây cũng là một cách nhìn của Tiệp,với cư dân thủ đô, với

một thời bao cấp khốn khó bộn bề. Sự quan sát sắc sảo của Tiệp đã tạo nên những

trạng thái tình cảm đầy ấn tượng trong chị, đã dệt nên những trang viết về Hà Nội với những gam màu chưa được tươi sáng lắm. “Buổi sáng giờ cao điểm, dân Hà Nội giống một đàn kiến lầm lụi trên những chiếc xe đạp hoặc nội địa hoặc của Tàu hoặc khá hơn, của những người đi Đông Âu khuân về, dù có chút khác nhau về đẳng cấp ấp thì vẫn cứ là xe đạp có đeo biển hoặc không đeo biển, xám xịt và buồn thảm.

[54, 159].

Trong Gia đình bé mọn, dưới sự chiêm nghiệm của Đính, Hà Nội của thời

kỳ bao cấp đã để lại trong anh một ấn tượng rất đậm về việc xếp hàng. Không phải chỉ có ở Hà Nội người ta mới thường xếp hàng ở chỗ quy định cho đám đông. Cả nước vẫn đã xếp hàng trong thời kỳ bao cấp. Thế nhưng , hàng dãy dài của những vật dụng hỏng ấy được thay cho con người để người ta khỏi phải xếp hàng ngay chỗ ấy thì chỉ có ở Hà Nội mới có. Điều quan trọng là, Đính đã khái quát một cách rất sâu sắc về dãy xếp hàng ấy. Dãy gạch vỡ, nón mê… ấy, dưới sự ngẫm suy sắc sảo của Đính, có thân phận, dấu ấn, ước vọng diện mạo, linh hồn. Quả đây là một phát hiện

thú vị độc đáo của Đính, song có không ít chua xót. Khi được hỏi nếu làm công trình

xã hội học về Hà Nội thời kỳ này, Đính đã trả lời “Anh sẽ vẽ một dãy loằng ngoằng

những gạch vỡ, nón mê, làn cũ, chổi cùn, dép sứt, can nhựa hỏng, áo rách… đó là những vật hình rất hay được dùng để thay thế con người trong dãy xếp hàng ở chỗ

người ta quy định cho đám đông, anh nghĩ nếu đứng riêng trong một cái phông thật tĩnh thì cái dãy ấy rất sinh động, chúng có thân phận, có dấu ấn, có ước vọng, có linh hồn, chúng có diện mạo của những người như anh, như em gái anh, như bạn bè, như

các con anh sau này”.

Hà Nội dưới sự quan sát của Tiệp, là những chung cư không được sạch sẽ vệ

sinh, là những vòi nước công cộng với những người lao động đôi khi khiếm nhã…

“Tất cả nói rằng, Hà Nội được nông thôn hoá một cách rất là hiệu quả” [59, 163].

Những chi tiết ấy trong Gia đình bé mọn đã tạo ấn tượng rất đậm trong lòng

bạn đọc về một Hà Nội những ngày sau khi đất nước thống nhất. Điều ấy phải chăng

cũng từ quan niệm về văn chương của Dạ Ngân: “Cày xới không nương nay mặt trái

của xã hội”.Để những băn khoăn ấy của chị hướng về Hà Nội những ngày đã qua sẽ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

là mong mỏi của chị về Hà Nội trong những ngày tới, một ngày mai tươi đẹp hơn,

đàng hoàng hơn.

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật dạ ngân (Trang 33 - 38)