1.2.1.1. Về cuộc sống ở Cứ trong những tháng ngày rực lửa
Dạ Ngân đã viết về cuộc sống ở Cứ trong những ngày còn chiến tranh. Chị đã có những trải nghiệm thực tế, với đất, với người. Không có sự bao quát những khung cảnh rộng lớn của chiến trận, nhưng với những tháng ngày từng hứng chịu lửa khói
đạn bom, ở Quãng đời ấm áp, Chị đã có những trang viết mang hơi thở riêng của
mình, về một cuộc sống vẫn đầy chất thơ, dẫu lửa khói bộn bề. “Những hoàng hôn,
mặt nước nhuộm hồng tấp nập ghe xuồng của cán bộ, bộ đội và nhân dân… Tâm hồn mở ra, lồng ngực bồi hồi, dào dạt tình yêu sôi nổi với một cánh hoa tra vàng óng bất ngờ loé ra giữa những cành lá dập bầm, một vành nón tai bèo xinh xinh ôm lấy khuôn mặt dễ thương của một cô bộ đội nào đó không hề quen, một tiếng hát đột
nhiên bay vút lên không trung êm ả, một ngọn gió trong lành không có mùi vị đạn
bom” [49, 12].
Thời gian làm việc chung không dài, nhưng giữa Chú và Chị đã có một
sự đồng cảm mạnh mẽ, có lẽ, hình ảnh Chú Tư Thọ trong Quãng đời ấp áp và sau
này trong Gia đình bé mọn là hình ảnh tiêu biểu của những cán bộ cách mạng, yêu nước, chịu đựng được cực khổ trong kháng chiến, và đã có những thành công trong việc dìu dắt thế hệ sau tham gia cách mạng. “Những lời động viên tận tình
của Chú, Chị đã thuộc lòng, nó giúp Chị đi trọn con đường gian khổ. Nó là hành
trang kháng chiến Chị mang theo mà không hề thấy nặng” [49, 30].
1.2.1.2. Về những con người trong kháng chiến
Cuộc sống ở Cứ những tháng ngày rực lửa luôn gắn bó với con người. Những con người trong kháng chiến cũng đa dạng trong tính cách, phong phú trong ứng xử. Rải rác trong các sáng tác của Dạ Ngân, người đọc vẫn dễ dàng nhận ra điều đó.
Má con Chị Liệt là một minh chứng. Hai tâm hồn đẹp, cùng hướng về mục tiêu chung của cách mạng. Song, con đã hiểu lầm mẹ. Mà, mẹ vì thực hiện nhiệm vụ bí mật do đơn vị giao, đã không thể giải thích gì với con. Nhà văn Dạ Ngân đã khéo dựng tình tiết hai mẹ con gặp nhau trong một cảnh ngộ quá đỗi đau thương. Xác chị Liệt cùng với một xác cán bộ nữa nằm trên vệ cỏ, bị giặc hạ gục ở một nơi nào,
kéo về hàng rào thép gai của căn cứ tiểu đoàn bảo an của địch“Chị Liệt, chị Liệt… của tôi, sao chị cam tâm nằm lại bên mép lộ đáng nguyền rủa này, sao hai mẹ con chị
lại tìm thấy nhau trong hoàn cảnh tàn khốc này, sao vậy?” [56,82].
Ở đây, đã cho chúng ta thấy, một Dạ Ngân sắc sảo trong quan sát, tinh tế
trong rung cảm, tài năng trong diễn đạt, phong phú trong ngôn từ. Đúng như lời
nhà nghiên cứu văn học Phong Lê “Nghề phải đi kèm với tài năng để sao cho sự thật
cuộc đời trở thành sự thật nghệ thuật”[39, 62]. Bằng tài năng của mình, Dạ Ngân đã
xây dựng nên hình tượng của những người phụ nữ kháng chiến, chịu đựng bao mất mát hy sinh để làm nhiệm vụ cách mạng, với những trang viết làm xúc động lòng người.
Ở Trăng về, thông điệp mà Dạ Ngân muốn gởi gắm đến bạn đọc, có phải là: Chiến tranh dù đã tàn khốc đến bao nhiêu, vẫn không làm nao lòng những con người có niềm tin sắt đá vào kháng chiến, những con người luôn thương yêu, đùm bọc đồng đội của mình.
1.2.1.3. Chiến tranh – Nhìn từ phía khác
Chiến tranh với những gian nan, ác liệt, tàn nhẫn của bom đạn, của lạnh lùng. Thế nhưng, hơn hai mươi năm sau cuộc chiến tranh ấy, Dạ Ngân đã có những cảm nhận khác hơn về người lính cộng hoà, ở bên kia chiến tuyến.
Thảo, một nữ cán bộ cách mạng, trong vai cô hầu bàn ở nhà hàng Vĩnh Thịnh,
một nhà hàng ở vùng địch kiểm soát, nơi cô được cắm vào để khai thác thông tin, đã
gặp tình huống khó khăn: bọn thực khách thô lỗ với cô, gây sự, không chịu trả tiền… Trong tình huống hiểm nguy ấy, Thuận, một thương phế binh đã giải thoát
cho cô bằng những hành động dứt khoát, rõ ràng.
Để rồi, sau đó, họ đã có những lúc ngồi bên nhau. “Chúng tôi ngồi bên nhau
tối đó và không biết bao nhiêu là tối nữa, ngẩn ngơ bế tắc với sự ẩn hiện ma quái của
chiến tranh…” [56, 143].
Đây quả là hồi ức của một con người, sau gần một phần tư thế kỷ, nhìn lại về cuộc chiến, về những cảnh ngộ mà mình đã trải qua, dưới một góc nhìn khác, tâm
cộm lên trong mớ ký ức bắt đầu lộn xộn của mình một hình ảnh ban đầu thoáng qua như bức ảnh mờ, sau nó trở đi trở lại ngày một dày hơn kèm theo sự thúc bách câm
lặng những da diết như có sự xui khiến nào” [56, 128].
Cuộc chiến tranh, dưới cái nhìn của nhiều nhà văn khác, là máu lửa là chết
chóc, là đói cơm lạt muối, là sự chiến đấu dũng cảm, ngoan cường của những con
người vì chính nghĩa với những con người ở chiến tuyến bên kia. Dạ Ngân đã có cái
nhìn khác. Thảo trong Nhìn từ phía khác lướt qua trong ký ức của mình: “Hay tâm
hồn con người là thứ khó cắt nghĩa nhất, nó quá nhiều ngóc ngách để một khoảng khắc nào đó, nó bất chợt rung lên một hình ảnh, một kỷ niệm, một chi tiết bởi cái
mạng nhện tưởng là mong manh của ký ức” [56, 128].
Đã từ lúc nào, một cô Thảo cán bộ cách mạng được vào vai một cô hầu bàn, đã
có những thao thức “… Tôi là thân phận trôi dạt và đang trôi cùng tôi là một thân
phận khác, chúng tôi luôn có nỗi buồn và những giọt nước mắt giống nhau, chúng tôi
nhỏ nhoi thường tình yếu đuối như mọi người đàn ông đàn bà trên đời”.
Ngoài nhiệm vụ cao cả mà cách mạng giao phó, Thảo cũng chỉ là một con người, với tình cảm, với những rung động thường tình, trước một người ơn. Nhà
nghiên cứu văn học Chu Huy đã từng viết: “Nhìn từ phía khác có lẽ là một cách cảm
nhận có phần mới mẻ của Dạ Ngân về những người lính phía bên kia trận tuyến. Đây
cũng là một cách viết có tìm tòi trong mảng đề tài chiến tranh” [47, 63].
Tiếp nối mạch viết này là Câu chuyện nhiều năm. Người đọc dễ chú ý đến
một cuộc đối thoại lạ lùng giữa Thẩm, người đi từ tỉnh lỵ vào Cứ thăm chồng, với
viên thiếu uý có đôi kính cận thư sinh Ng. Đ. Sang của quân đội Sài Gòn. Số phận
đẩy đưa để mười lăm năm sau, hai người gặp lại. Thế cuộc xoay vần, để rồi Thẩm và Sang lại đến với nhau khi mà hoàn cảnh khiến hai gia đình riêng của họ ly tán.
Điều mà Dạ Ngân muốn gởi đến bạn đọc qua Câu chuyện nhiều năm: Chiến
tranh đã qua rồi, mọi việc đều được hàn gắn theo thời gian, những con người cũng thế . Dạ Ngân đã để ở đây một cái kết mở: Thẩm và Sang sẽ quyết định chuyện tình cảm
của mình “Điều quan trọng là họ đã có nhau, hiểu nhau như mọi người, những con
Phải chăng, khi có một quan niệm về văn chương “cày lật không nương tay
mặt trái của xã hội loài người” để rồi “nó vẫn có ý nghĩa cứu rỗi, hướng thiện cho
con người”, Dạ Ngân đã có những điểm mới mẻ trong cách nhìn về con người
trong chiến tranh, những người lính của bên kia chiến tuyến. Đây là một trong những điểm khá nổi bật trong tư tưởng nghệ thuật Dạ Ngân. Khi chiến tranh đã lùi
xa, bình tâm nhìn lại, chị đã nhìn về những người lính của bên kia giới tuyến. Những
người lính ấy vẫn có lúc thời cuộc đẩy đưa, họ phải tham gia chiến trận, và họ cũng
phải gánh chịu những hậu quả của chiến trận, cực khổ vì trận mạc, họ chán chường; ở
họ, vẫn có những nét đẹp của lòng nhân, của lẽ phải, trong những tình huống và cảnh ngộ cụ thể. Khi binh lửa hết rồi, họ vẫn là những con người, những người đàn ông, những người đàn bà của một đất nước, một dân tộc, vẫn có tình cảm, tình yêu, vẫn tìm đến nhau khi bắt gặp ở nhau sự đồng điệu. Sự hoà hợp ấy mới là sự bình
thường trong cuộc đời này, của ngày hôm nay. Đây cũng là điểm mới trong tư tưởng
nghệ thuật của Dạ Ngân sau nhiều năm chị cầm bút, cũng là điểm nhìn khá khác biệt của chị so với những nhà văn cùng thời. Bởi, nó đậm tính nhân văn, nó hướng
con người đến với tình yêu, hạnh phúc. 1.2.1.4. Những nỗi buồn do chiến tranh mang
lại:
Những cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đã thắng lợi. Thành công ấy, đã có từ những hy sinh, mất mát của bao người.
Từ những trải nghiệm của bản thân và gia đình mình, nhà văn của chúng ta đã
có vô vàn nỗi đau từ thơ ấu, mãi cho đến trưởng thành.
Nếu ở Miệt vườn xa lắm, cô Tư Ràng cứng rắn, gan góc, vẫn có lúc “Cô Ràng
cũng linh cảm được ngày mảnh vườn này sẽ bị chiến tranh xâu xé, có thể cái khuôn đất dành sẵn cho ông bà nội tôi ở góc vườn cũng sẽ không còn. Biết vậy nên cô đã
gồng gánh hết sức bằng sự đảm lược có thể nói là phi thường” [58, 97]. Chiến tranh
có thể tàn phá tất cả, kể cả đất dành làm mộ phần của ông bà.
Tiếp theo mạch truyện của Miệt vườn xa lắm, những nỗi buồn do chiến tranh
Chiến tranh đã làm cho những người đàn ông trong cái gia đình lớn ấy ra đi không về, để những người phụ nữ trong gia đình ấy trở thành những người đàn
bà goá bụa. Xung quanh Tiệp là “ những bà goá, cô goá, má goá, chị goá, cô em út
cũng goá, bốn bức tường gương mà nếu nàng soi vào thì nàng phải lập tức quên tuổi trẻ và khát vọng của mình đi để nhớ rằng không thể so sánh nỗi bất hạnh nào với nỗi
bất hạnh của những người goá bụa” [59, 22]. Chiến tranh vẫn còn đây đó để lại
những di hoạ, trên gia đình chị Hoài, trên chính đứa con thân yêu của chị, và trên gia
đình Mỹ Út “Thằng Hớn con chị Hoài bị gãy xương chân vì chất nổ sót trong vườn
nhà, Mỹ Út nhận được tin báo tử chồng, lúc đó con gái nó mới có biết đi!” [59,95].
Không chỉ trong Gia đình bé mọn, ở những truyện ngắn của mình, Dạ Ngân
cũng đã viết về những nỗi buồn do chiến tranh mang lại. “Có thể lắm cái cậu thầy
giáo đã để lại chiến trường biên giới một bàn chân ấy” [51, 30], “Chị đã chờ nhưng
anh không bao giờ trở lại nữa. Thêm một lần, giông bão chiến tranh cuốn mất cái
bóng cây trên mái nhà của chị”. Những người đàn ông là những cái bóng cây trên
mái nhà của người phụ nữ. Những bóng cây ấy, lần lượt rời mái nhà của những người
phụ nữ, do chiến tranh, bởi chiến tranh mà ra. Hai Mật vẫn luôn tự an ủi mình “Dĩ
nhiên rồi nó sẽ qua, chiến tranh và những nỗi khổ” [51, 34].
Ký ức về chiến tranh vẫn trở về trong những sáng tác của Dạ Ngân, để sau
Trên mái nhà người phụ nữ, Má con Chị Liệt lại tiếp tục tái hiện sự khốc liệt của nó. Những người con của kháng chiến đã phải chịu bao mất mát, hy sinh mới có thành quả của tháng tư năm bảy mươi lăm. Để rồi sau chiến thắng vĩ đại ấy, vẫn có những người con âm thầm, hiu hắt chịu cảnh cô đơn Làm sao có thể kể hết có bao nhiêu trang viết của Dạ Ngân ghi lại những nỗi buồn do chiến tranh mang lại. Đó
có thể là sự chết chóc, sự hy sinh; đó có thể là những thương tật để lại trên thân
thể con người; đó có thể là sự goá bụa của những người đàn bà có chồng tham gia chiến trận; đó có thể là lúc thân xác của người thân bị phơi giữa vòng rào kẽm gai của
quân thù; đó cũng có thể là sự gặp gỡ của hai người vợ khi chồng tập kết, về lại miền
Nam sau khi kết thúc chiến tranh. Dạ Ngân đã viết về những điều ấy rất nhiều. Người đọc đọc những tác phẩm của chị, gấp sách lại, thì sự hình dung trong đầu, không phải
không khí thê lương ảm đạm, cũng không phải hào khí ngất trời của những cuộc
chiến, mà đó chính là: sự cứng cỏi chịu đựng, sự rắn rỏi vượt qua, để rồi cùng vươn
lên, tiến về phía trước; theo dòng chảy của những ngày đã qua, đến hôm nay và đi
tới ngày mai của những con người đã từng sống trong những ngày lửa đạn. Và đây cũng chính là sự thành công của chị, nét riêng của chị khi chị viết về chiến tranh.