1.3.1. Tình yêu quê hương của một người con Nam Bộ,“thế hệ thứ tư”
Dạ Ngân là người con của miền quê Nam Bộ, rất nặng lòng với cái nôi sinh thành, nuôi dưỡng mình. Chị đã rất tự hào về nghề vườn của gia đình mình, tự hào mình là một người phụ nữ miệt vườn Cần Thơ – Hậu Giang. Chị đã yêu quê hương
của mình bằng tình yêu máu thịt. Nói điều ấy, quả không sai đối với Dạ Ngân. Trong rất nhiều tác phẩm của mình, Dạ Ngân đã gởi gắm nỗi niềm, tình yêu sâu nặng đối với quê hương của chị. Trong truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, tản văn của chị, người đọc dễ dàng thấy chị trải lòng với quê hương, về quê hương, dẫu khi chị ở ngay trên quê hương hay khi xa mảnh đất cội nguồn.
Dạ Ngân đã từng chia sẻ “Hồn quê của Việt Nam quá rộng, mặt đất và bầu
trời, con người và cảnh sắc, cánh chim và hạt bụi… tất cả đều mang trong mình cốt
quê, hồn quê và bể dâu, biến động, nhớ quên, thương tích, thăng trầm” [60, 215].
Hồn quê Việt Nam rộng lớn quá, mặc sức cho chị nghĩ suy, trải lòng trên từng trang viết.
Những tập tản văn của Dạ Ngân, từ Mùa đốt đồng, đến Lục bình mải miết,
Một trăm tản mạn hồn quê, và gần đây, là Phố của làng, Gánh đàn bà, hầu như là
những hoài niệm của chị về quê hương Nam Bộ. Phải là một người con của vùng
Tây Nam Bộ am hiểu nhiều về vùng đất chôn nhau của mình, nặng lòng với quê hương xứ sở lắm, cùng với tài kể chuyện như thủ thỉ, như tâm tình, mới làm nên được những sáng tác thấm đẫm tình yêu quê hương của Dạ Ngân.
Truyện vừa Miệt vườn xa lắm cũng cùng một giọng kể tâm tình như vậy về
quê hương như ở Mùa đốt đồng và Lục bình mải miết. Nói như Nguyễn Huy Thiệp
ở Giăng lưới bắt chim:“Họ hiểu rằng nhà văn sinh ra là để “kể chuyện”. Kể chuyện
hay! Có thế thôi” [76, 312]. Dạ Ngân đã kể chuyện hay về quê hương mình. Chị cuốn
hút bạn đọc, cả người lớn và thiếu nhi, bằng một giọng kể tâm tình, thủ thỉ, để người đọc cùng hoà chung nhịp đập trái tim cùng chị về một tình yêu đối với miệt vườn cổ Cao Lãnh, miệt vườn mới Long Mỹ, Hậu Giang, về một miền Tây Nam Bộ dân dã, mộc mạc, với những con người đậm nghĩa tình. Không cứ luận tác phẩm phải thật
dày, triết lý phải thật sâu, Mùa đốt đồng, Lục bình mải miết, Một trăm tản mạn
hồn quê, Phố của làng của Dạ Ngân để đi vào lòng người đọc, chính từ sự dung dị của nó.
1.3.2. Cảnh sắc, hương vị quê hương Nam Bộ qua những rung động tinh tế của Dạ Ngân.
Có thể nói, viết về cảnh sắc, hương vị quê hương Nam Bộ chị đã có những
thành công. Đây là mảng đề tài quen thuộc của chị. Chính ở mảng đề tài này, chị đã thể hiện sự am hiểu, chị đã có những rung động tinh tế và chị đã diễn đạt những sự am hiểu ấy, những rung cảm ấy, bằng những ngôn từ nghệ thuật sinh động.
Viết về cảnh sắc, hương vị quê hương, trước đây, đã có rất nhiều nhà văn,
nhà thơ thành công. Thạch Lam với Nắng trong vườn và Hà Nội băm sáu phố
phườngđã có những nét rất riêng. Và Nguyễn Tuân, một nhà văn tài hoa, đầy cá tính
sáng tạo với những sáng tác đậm cảnh sắc quê hương (như Trên đỉnh non Tản, Cô
Tô, Sông Đà, Vĩnh Linh – Đất lửa, …) và những sáng tác đậm đà hương vị đất nước (Những chiếc ấm đất, Phở, Giò lụa, Cốm…). Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Đăng Mạnh đã từng có những nhận xét sâu sắc về những tác phẩm của Nguyễn Tuân
“Cái làm nên linh hồn của những áng văn “xê dịch” của Nguyễn Tuân chính là tấm
lòng gắn bó thiết tha hơn ai hết của nhà văn với quê hương đất nước mình” và ông
đã lý giải về những thành công của những trang viết của Nguyễn Tuân “Cái hơn đời
của ông hoàn toàn không phải là do đi nhiều, mà là trên mỗi bước đường đi qua, đều biết đặt tất cả tâm hồn của mình vào cỏ cây sông nước. Tình cảm chân thật, sâu sắc bao giờ cũng có nội dung rất cụ thể. Lòng yêu nước của Nguyễn Tuân là thứ tình cảm
như thế”[82, 6]. Với Lý Lan, một nhà văn nữ của miền Đông Nam bộ, ở Bày tỏ tình
yêu là những hồi ức về Tết, bánh tét, tiếng cười của ngoại, là ký ức về Nhà má, là
những cảm nhận của nhà văn về Bòn bon, vú sữa, sầu riêng. Người đọc vẫn dễ nhận
ra hồn quê Việt Nam trong tác phẩm của chị. Người đọc dễ bị xúc động khi đọc những trang viết giàu sức gợi cảm của Lý Lan.
Với Dạ Ngân, cảnh sắc quê hương Nam bộ đã được ghi lại trong các tập tản văn của chị.
Ở Lục bình mải miết trong tập tản văn cùng tên, chị đã viết về lục bình, một
loại bèo tây, ở vùng sông nước Hậu Giang, quê chị: “Một vệt lục bình vừa trôi vừa
phớt tím càng làm cho vẻ mong manh của nó thêm trầm trọng nhưng không hiểu sao,
khi bị ngộp trong nước thì nó lại cho ra cái mùi ngào ngạt của dưa hấu”.
Chỉ với một tản văn ngắn, Dạ Ngân đã nhắc lại đến 32 lần chữ Lục bình, nào
“giẻ lục bình, giề lục bình, tay lục bình, rễ lục bình, bông lục bình, nhánh lục
bình”… Và cùng với sự xuất hiện của lục bình ở nhiều sáng tác khác của chị, điều ấy
dễ thấy: Lục bình, loại bèo tây ấy, đã là một trong những đề tài, luôn ám ảnh nhà văn
trong sáng tác. Lục bình hiện diện quanh sông Hậu, quanh cuộc sống của người dân
miệt vườn, như để điểm tô thêm cuộc sống, và để trở thành nỗi nhớ của nhà văn. Ở Dừa nước miền Tây, nhà văn đã cho chúng ta thấy công dụng của dừa nước
“Cây dừa nướcgắn bó và sinh lợi cho người nông dân như thế nào. Dừa nước để che
nắng che mưa; không, không chỉ có thế, dừa nước là cây tiên phong trên những bãi bồi mà không có nó, cái gì sẽ thay thế nếu không phải là nga nghễ, tâm mức và những thứ cỏ vô tích sự khác? Sự có mặt của nó là thân phận cũng là sứ mệnh khi
sình lầy chưa đem lại cho con người thứ gì khác” [50,11]. Và những biền lá dừa
nước tiếp tục trở thành nỗi nhớ của nhà văn.
Dừa nước, một loại cây đặc trưng của miền Tây, cũng trong một tản văn ngắn trên, đã được nhà văn lặp lại đến 23 lần. Và dừa nước đã nhiều lần xuất hiện trên các trang viết khác của Dạ Ngân. Điều ấy cho thấy: Dừa nước có một vị trí đáng kể trong cuộc sống của người miền Tây.
Có thể nói gì thêm về những hình ảnh đặc trưng của nông thôn Nam Bộ? Dạ
Ngân đã nói hộ chúng ta điều ấy. Đó là hình ảnh dập dìu của những chiếc vỏ lãi trên sông nước miền Tây. Trước, có tên tắc ráng, hình phao, lái bằng, mũi cất cao, hình
thon đều; nay, tên vỏ lãi, thân dài và căng như một mũi tên trước nỏ. “Giờ, vỏ lãi đã
thành hình ảnh đặc trưng của nông thôn Nam bộ. Khách tới, nếu chưa được đi vỏ lãi
coi như chưa thưởng thức đủ hương vị của miền sông nước”, và “Giờ các chuyến đò
dọc khắp miền thảy đều dùng vỏ lãi làm tàu… vỏ lãi quả là con đò vừa đắc dụng vừa
thanh lịch, ấm áp với khách đường dài” [55, 99]. Miền Tây Nam Bộ, sông nước,
đồng. Và dưới mắt nhìn của một nhà văn Nam Bộ, một người phụ nữ miệt vườn, chị đã thầm cám ơn nhân dân đã làm nên vỏ lãi.
Không chỉ có lục bình, dừa nước, vỏ lãi, tản văn của Dạ Ngân đã dẫn dắt người
đọc đến với những cảnh sắc đa dạng của Nam Bộ: Đèn đáy trên sông, Cái bếp củi
dừa, Tiếng chèo khuya, Dã quỳ vàng, Đom đóm lá biền, Mùa đốt đồng, Mùa bông tràm, Nhớ cầu khỉ…
Giữa sông nước mênh mông, hàng đáy vẫn luôn hiện diện. “Đáy gồm có ba
hàng cọc bằng cau lão, những cái cây được chắp lại cho cao lên và lúc nào cũng
rung rinh kịch liệt bởi sức nước… Hàng đáy là một bộ phận của dòng sông, nó là
ranh giới giữa doi và vịnh… Không hiểu sao con người có thể cắm được những cái
cây dài như vô tận ấy xuống dòng sông” [50, 23]. Hàng đáy ấy, có lưới đánh cá hình
ống to và dài, có cọc để giữ miệng lưới. Những ánh đèn đáy ấy, cũng là một nét riêng
của vùng sông nước Tây Nam Bộ, hình ảnh một thời của cuộc mưu sinh. “Những ánh
đèn trên những cái cọc phi thường rung rinh rung rinh để báo hiệu rằng cuộc mưu
sinh trên sông nước đã từng nên thơ mà cũng đã từng nhọc nhằn biết mấy” [50, 29].
Không chỉ có thế, cảnh sắc Nam Bộ tuy đơn sơ nhưng vẫn có cái nét đẹp riêng của một vùng đất mới. Cây dừa nước ở vùng nước lợ miền Tây Nam Bộ với những biền lá chạy dài như tường thành. Giữa những biền lá ấy, là hình ảnh của những tán
bần nhấp nháy trong đêm. “Như có những đội quân bí ẩn đi giăng đèn, cần mẫn,
quán xuyến, trong một trò lễ hội không có màn kết” và “Có ánh đèn của thiên nhiên
từ lũ đom đóm, cơ man là đom đóm… ban đêm chúng dồi dào và hoa lá cành đến như
thế” [60, 125]. Đom đóm trong biền lá, một nét đẹp của cảnh sắc Nam Bộ trong ký
ức Dạ Ngân vẫn hiện diện trên những trang văn của chị.
Cả Cái ổ rơmấm áp, thân quen, gần gũi với những con người Nam Bộ cũng đã
khiến người đọc rung cảm dịu dàng. “Hơn mọi thứ, rơm mang đậm mùi thơm của
một cái ổ. Hoá ra, cái ổ ấy khiến ta thú vị vì nó có mùi của ruộng đồng đất đai sông
ngòi, mùi mà trời đất đã đi vào mẹ ta và làm nên chính ta hôm nay” [60, 139].
Dạ Ngân cũng đã từng thể hiện tài năng quan sát và diễn đạt của mình ở tản văn Mùa bông tràm. Quả vậy, nếu phần đầu, chỉ là những câu kể thông thường “Ở
Việt Nam mình, chắc chắn chiếc nôi của tràm phải là U Minh Thượng hay Đồng Tháp Mười. Tràm sống trên đất ngập phèn, nhất định phải đất phèn tràm mới mau
lớn”, thì ở phần sau, sẽ là những câu văn xuôi thơ mộng, mượt mà: “Sẽ vô cùng thú
vị nếu bạn quan sát rừng tràm vào mùa hội của nó, đó là mùa tràm trổ bông. Bông
tràmmọc từng chùm, nó và lũ sóc chắc có nợ nần nhau nên bông tràm rất giống cái
đuôi sóc lúc chúng hưng phấn nhất. Bạn sẽ thấy trên cành nhánh cơ man “đuôi sóc” dựng đứng lên, vào những hôm sương dày, cả một không gian bồng bềnh có thể lấy nón mà múc từng chút một. Nhưng không, ta không múc sương mà phải ngắm để thấy sự trắng muốt của bông tràm hiện dần ra khi mặt trời lên. Lạ thật, đất chua chua, thân cây xù xù vàng sậm mà hoa lại tưng bừng trắng, không hiểu sao thiên nhiên lại
hào phóng xếp bày như vậy”[62, 74]. Và đây nữa “Một chùm bông tràm thì chỉ nghe
thấy thoang thoảng nhưng một rừng bông thì không sao quên được sự vây bọc của
mùi hương” [62, 75].
Nói đến miền Tây Nam Bộ mênh mông sông nước, kênh rạch, người ta khó
quên hình ảnh của những cây cầu khỉ. Dạ Ngân cũng đã từng đi trên những cây cầu khỉ quê mình từ thời thơ ấu. Những cảm giác hồi hộp thân quen của trẻ con khi bước
chân trên cầu khỉ mà tay vịn bằng tre đã rơi xuống nước rồi. Ở Nhớ cầu khỉ, Nhà văn
đã viết:“Ngày xưa, dân miền Tây còn thưa thớt, ở những ranh vườn người ta hay
dùng những thân cây có sẵn để làm cầu nối hàng xóm với nhau. Dừa thì một cây, thân dừa nham nhám, đậm và bền một cách lý tưởng. Nếu là cau thì người ta ghép hai thân cau làm một, chiếc cầu thẳng và suông vừa đẹp vừa dễ đi. Còn một thứ cây
làm cầu rất hay, đó là cây gòn” và “Cầu khỉ qua mương ranh bằng dừa, bằng cau,
bằng gòn vẫn là những chiếc cầu ân tình nhất” [62, 157 – 158].
Dạ Ngân lại lặng lẽ viết nên những trang ký ức về miền quê Nam Bộ, không bằng cảnh sắc kỳ vĩ, rực rỡ, mà bằng mùi khói đốt đồng. Có lẽ, chính ký ức của một thời đã xa gợi lại trong chị những ánh lửa lung linh, mùi thơm của rơm trong lửa.
Nhưng trước hết, đó là “Cánh đồng màu xanh đòng đòng đã đẹp, cánh đồng mùa gặt
càng đẹp hơn và cánh đồng tuyền những gốc rạ lại cho ta vẻ đẹp thảnh thơi, ngơi
và đón chờ phút hoá thân về để nhanh với đất thực hiện sứ mệnh quay vòng lặng lẽ”
[60, 165]. Mùa đốt đồng ấy, thường vào tháng Tư, trước khi trời sa mưa. Hãy nghe
Dạ Ngân tả về khung cảnh đốt đồng “Tàn tro bắt đầu bay vần vụ không trung. Mùi
khói rơm rạ nồng ấm không thể tưởng. Những người đàn bà goá bụa bỗng thấy bứt rứt, bồn chồn… chân trời không ban ngày, không màu nắng mà bỗng ửng hồng như gương mặt họ, trong đêm… Lửa cháy đến khuya, lửa hạ, cũng là lúc sương rơi ướt
đẫm vai người, thứ sương đặc, quánh vì ban ngày nắng to”. Nhà văn nữ của chúng ta
đã có những trang viết nên thơ khi chợt nhớ về một hình ảnh đã qua “Trong nỗi nhớ
tiếc khôn nguôi về cái gì đã xa và đã từng thuộc về ta, không chỉ có lúa mùa, mùi cơm thơm hay màu rạ sáng, mà còn có những buổi tối lâng lâng bởi khói đốt đồng”
[60, 166].
Với những tản văn của mình, Dạ Ngân đã tái hiện lại những cảnh, những việc, những người của quê hương Nam bộ, khi chị sống trên đất Bắc. Chính sự xa cách về địa lý, sự lùi dần theo thời gian đã giúp chị có điều kiện ngẫm suy, và có thời gian viết về những cảnh, những vật bình dị, thân thương của quê mình.
Không chỉ có cảnh vật, hương vị của những sản vật quê hương cũng đã được
tái hiện trong những sáng tác của Dạ Ngân. Từ món canh chua cá linh nấu với bông
điên điển, đến rau muống, đến con ba khía, con mắm sống, và cả cọng rau muống tím, giàn bầu; và đây nữa, bánh hỏi, bánh bò hồng, bánh phồng… những món ăn
dân dã của quê hương đã được chị mô tả một cách nhẹ nhàng nhưng sống động. Và
hầu như những bài viết ấy, mang hơi hướng hoài niệm của Dạ Ngân, như để giúp
chị lưu giữ ký ức một thời của mình.
Ở Bông điên điển, chị đã viết về món canh chua cá linh với bông điên điển
“Cá linh đặt vó kéo lên, không cần mổ bụng, chúng là loại sống bằng phù du mùa nước. Nước sôi trên bếp than, cho me trái vào, một ít đường nữa mới đúng khẩu vị của dân tứ giác, cô gái sẽ làm cho những con cá tươi ròng ấy mềm mà vẫn nguyên trong nước chua. Cuối cùng, nhấn bông điên điển vào, một ít ngò om và ớt xanh nữa,
hương vị mùa lụt đã dậy lên” [57, 7]. Dân dã mà đậm đà, không cầu kỳ mà vẫn nhớ
Rồi một thứ rau quê hương ở Còn thương rau đắng, Dạ Ngân đã giúp người đọc hình dung ra một loại rau rất dễ trồng, dễ mọc, dễ sống, sống khoẻ, lại để nhiều
nỗi nhớ cho bao người: Rau đắng. “Rau đắng có ở khắp mọi nơi, đang đi trên bờ
mẫu, bỗng dưng thấy một đám rau đắng rất non vượt từ mặt nước lên, xanh không thể tả. Và những mép ao, mép mương, góc chái, ven đường, chỗ nào có sự sống là có
thể có rau đắng”, “Mình chưa đi xa mà đã thương rau đắng, những người tha hương