Đóng góp của Dạ Ngân– Nhìn từ truyện ngắn

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật dạ ngân (Trang 63 - 73)

2.1.2.1. Thể loại truyện ngắn

Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn

Khắc Phi (đồng chủ biên), thì “Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của

thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn… Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng, mang tính chất thể loại… Truyện ngắn thường hướng tới việc khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vì thế trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Và nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới, thì nhân vật của truyện ngắn là mảnh nhỏ của thế giới ấy. Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người.

Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. Bút pháp tường thuật của truyện ngắn thường là chấm phá.

Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa

nói hết” [20, 370 – 371].

Theo Từ điển văn học thì “Truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường

xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng, tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ.

Những nét riêng – “có chuyện” và “ngắn” – vốn đã có ở các tác phẩm thể truyện thời trung đại, ở các hình thức truyện kể dân gian (truyện cười, giai thoại, truyện cổ tích, v.v…), nhưng truyện ngắn với đặc điểm thể tài riêng biệt chỉ thực sự phát triển ở các nền văn học hiện đại, gắn với sự xuất hiện và phát triển của báo chí.

Với tư cách một thể tài tự sự, truyện ngắn hiện đại, cũng như truyện vừa, truyện dài hiện đại đều ít nhiều mang những đặc tính của tư duy tiểu thuyết (sự tiếp cận cái thực tại đương thành, vai trò của hư cấu tự do, của kinh nghiệm sống trực tiếp của tác giả…). Tuy vậy, khác với truyện vừa và truyện dài – vốn là những thể tài mà quy mô cho phép chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự toàn vẹn, đầy đặn của nó – truyện ngắn thường nhằm khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một đặc tính trong quan hệ con người hay trong đời sống tâm hồn con người. Truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp, chồng chéo. Nhân vật truyện ngắn ít khi trở thành một thế giới hoàn chỉnh, một tính cách trọn vẹn, thường khi là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người.

Cốt truyện của truyện ngắn thường tự giới hạn về thời gian, không gian; nó có chức năng nhận ra một điều gì sâu sắc về cuộc đời, về con người. Kết cấu truyện ngắn thường không gồm nhiều tầng, nhiều tuyến mà được dựng theo kiểu tương phản hoặc liên tưởng.

Chi tiết và lời văn là những yếu tố quan trọng cho nghệ thuật viết truyện ngắn. Lời kể và cách kể chuyện là những điều người viết truyện ngắn đặc biệt chú ý khai

thác và xử lý, nhằm đạt hiệu quả mong muốn” [24, 1846, 1847].

Theo GS TS Trần Đình Sử: “ Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự, tái hiện

cuộc sống đương thời. Nội dung thể loại truyện ngắn: đời tư, thế sự, hay sử thi.

Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy khá mới. Truyện ngắn thường hướng tới

khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người. Nhân vật truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới. Cốt truyện của truyện ngắn có thể là nổi bật, hấp dẫn; chức năng của nó là để nhận ra

một điều gì. Cái chính của truyện ngắn là gây một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện ngắn thường là một sự tương phản, liên tưởng. Bút pháp trần thuật thường là chấm phá. Yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và hành văn mang ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Giọng điệu, cái nhìn làm nên cái hay của truyện ngắn. Truyện ngắn là một thể loại dân chủ, gần gũi với đời sống hàng ngày…”[43, 397- 398].

Định nghĩa truyện ngắn trong 150 thuật ngữ văn học (Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội, 1999) như sau: “Truyện ngắn là một thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường

được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng: tác phẩm truyện ngắn thích hợp với người tiếp nhận đọc nó liền một mạch không nghỉ”.

Theo Bùi Việt Thắng: “Truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện chồng chéo.

Nhân vật truyện ngắn ít khi trở thành một thế giới hoàn chỉnh, một tính cách đầy đặn, thường khi là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tồn tại của con người. Cốt truyện của truyện ngắn thường tự giới hạn về không gian, thời gian. Nó có chức năng nhận ra một điều sâu sắc về cuộc đời, về con người. Chi tiết và lời văn là yếu tố quan trọng của nghệ thuật viết truyện ngắn”[73,33].

Từ những định nghĩa và những ý kiến về truyện ngắn nêu trên, chúng ta có thể

xác định một số tiêu chí về truyện ngắn như sau:

- Là hình thức ngắn của tự sự.

- Truyện ngắn thường khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một một nét bản chất

trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống tâm hồn con người.

- Truyện ngắn ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp.

- Nhân vật truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới.

- Kết cấu của truyện ngắn thường là một sự tương phản, liên tưởng.

- Chi tiết có dung lượng lớn, hành văn mang ẩn ý.

- Giọng điệu, cái nhìn cũng làm lên cái hay của truyện ngắn.

Phần đặc sắc nhất của những tác phẩm của Dạ Ngân có lẽ nằm ở những truyện ngắn của chị.

Những truyện ngắn ấy khá đa dạng về nội dung, về những đề tài, về bút pháp

mà chị thể hiện.

Với trên sáu mươi truyện ngắn mà chị đã viết, đã ra mắt bạn đọc, không phải tất cả những nhân vật mà chị đã xây dựng đều đẹp về hình hài, nhưng rất nhiều trong số đó, là những con người đẹp về tâm hồn, đẹp trong cách cư xử, trong lối sống, trong hành vi, giữa khói lửa của chiến tranh, lẫn trong muôn mặt đời thường.

Đó là tâm hồn của người hoạ sĩ già, trong Thợ vẽ truyền thần. Hai lần vẽ

hỏng bức chân dung vị Chủ tịch Thị xã ngày nay, có phải đi từ việc ông không bằng

lòng với “trò” tham mưu của người cán bộ Uỷ ban Thị xã? Ông đã hết sức sáng suốt

và mẫn cảm nhận ra rằng: “Không, không những nó vô bổ mà còn phi lí như ông vừa

giát vàng lên xi măng của bức tượng đã được thời gian khẳng định nhờ chất rắn và

vẻ dãi dầu của nó”.

Người hoạ sĩ ấy thất bại, không phải ông lụt nghề, mà hẳn là trái tim ông, khối óc ông đã cảm nhận rằng: Hình ảnh người lính cụ Hồ năm xưa đẹp tươi trong sắc áo ấy, thần thái ấy, dáng vẻ ấy. Ghép thần thái ấy của một người lính cụ Hồ với vẻ bệ vệ của một bộ vét, với cà vạt sắc màu là khung của ngày nay, làm sao hợp được. Hay,

điều mà tác giả muốn gởi gắm, lại ở những lời ẩn dụ “vẻ mặt vị Chủ tịch quả đã sai

biệt một cách thảm hại với gương mặt ngày xưa”.

Đó còn là vẻ đẹp trong tâm hồn và ở cách cư xử của chú Tư Thọ trong truyện

ngắn Quãng đời ấm áp. Chú Tư Thọ đã để lại những ấn tượng hết sức sâu đậm trong

lòng cô thư ký có cha đi kháng chiến bị tù đày.

Ký ức của một thời khói lửa chiến tranh hình như chưa bao giờ nhạt nhoà trong

tâm tưởng Dạ Ngân. Để, những nét đẹp của những con người tham gia kháng chiến

vẫn luôn là những ám ảnh nghệ thuật trong Chị. Má con Chị Liệt là một trong những

truyện ngắn đặc sắc của nhà văn nữ giàu cá tính này.

Dựng lên một hình ảnh Chị Liệt trong Má con Chị Liệt đẹp đẽ, tháo vát, quả

trong kháng chiến vào tác phẩm, rồi từ đó, đến với bạn đọc trong cuộc đời này, của những tháng ngày này.

Bạn đọc đã yêu hình tượng của một Chị Liệt xinh tươi với “mái tóc dày thắt

bím thả lệch một bên ngực, đồng tiền mơ hồ đáo để, đôi vai thon gọn trong chiếc áo

bà ba màu tro”…; thì khi vào nhiệm vụ, chị có “điệu bộ chính uỷ và cái kiểu băm

băm bổ bổ”, “Chị Liệt bước đi phía trước, cách đi nhón chân gọn gàng thành thạo,

dù không nhìn thấy rõ, tôi vẫn cảm giác được vẻ quả quyết, xông xáo của chị”.

Và nữa, thím Năm, má chị Liệt lại là một hình ảnh của người cán bộ kháng chiến phải vào vai vợ của người đàn ông bình thường, cũng là thực hiện một nhiệm

vụ quan trọng của cách mạng. Sự thật của cuộc đời đã làm nên những sáng tạo trong

Má con chị Liệt của Dạ Ngân.

Ký ức về chiến tranh vẫn luôn thấp thoáng, hiện về, trong tư duy nghệ thuật của nhà văn nữ vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dạ Ngân đã có một cái nhìn khác về

tâm hồn con người trong Nhìn từ phía khác. Sống chung trên một mảnh đất, hai con

người, kẻ trước, người sau, do hoàn cảnh cũng có, do nhiệm vụ cách mạng giao cũng có, đã gặp nhau. Một người là thương phế binh chế độ cũ, Thuận; người kia lại là một nữ cán bộ cách mạng được tổ chức giao thực hiện một nhiệm vụ trong nội thành, dưới vai một cô hầu bàn ở nhà hàng, Thảo.

Trong cơn say chếnh choáng, những thực khách khiếm nhã ở nhà hành Vĩnh Thịnh đã trêu ghẹo cô em gái hầu bàn. Do không chịu nỗi những sự trêu ghẹo thô bỉ của thực khách sàm sở, Thảo đã tát lại họ. Trước tình hình gay go, Thuận, một thương phế binh, cũng là một người khách của quán, đã đứng ra can thiệp. Không chỉ đưa tiền ra, như một cách để Thảo bù cho nhà hàng, hành động ấn tượng hơn, đó chính là việc anh rút cái chân giả ra, đặt lên giữa bàn, để nói chuyện với bọn thực

khách thô bỉ. “Sĩ quan cộng hoà thương phế binh tại trận, khúc chân này đủ tư cách

nói chuyện với các người chưa, đủ chưa?”.

Hành động ấy đã để lại ấn tượng rất sâu đậm, trước bọn khách sàm sở, ăn trây nói trúa, đã đuổi được bọn ấy về, giải quyết được một tình huống nghiêm trọng đối với Thảo.

Thuận đã trở thành người ơn của Thảo từ lúc ấy.

Để rồi, khó khăn thay mà cũng thuận lẽ thay, khi lần gặp sau đó của hai người

“Hình như có luồng điện khác thường khi chúng tôi nhìn thấy nhau, cái nhìn không

phải của một cái lệnh, một cái đinh một con ốc trong cái guồng đang điều khiển sự

tồn tại của tôi mà của một trái tim lần đầu với một người có tên chung là đàn ông”.

Từ là một ân nhân, đó đây đã thấp thoáng tình cảm giữa hai người “Tôi linh

cảm mối quan hệ này sẽ đi vào ngõ cụt và chỉ chuốc lấy nỗi buồn”.

Là một người con của một liệt sĩ, đã từng có những tháng năm ở Cứ, đối mặt với chiến tranh, hiểu được sự khốc liệt của chiến tranh, nhưng Dạ Ngân đã có một cái

nhìn rất nhân văn, khi viết nên Nhìn từ phía khác. Với một Thuận, thương phế binh

chế độ cũ, và Thảo, một cán bộ cách mạng được cắm vào hoạt động ở nội thành, giữa

họ đã có những tình cảm nhẹ nhàng, bắt nguồn từ việc “làm ơn”. “Tôi là thân phận

trôi giạt và đang trôi cùng tôi là một thân phận khác, chúng tôi luôn có nỗi buồn và những giọt nước mắt giống nhau, chúng tôi nhỏ nhoi thường tình yếu đuối như mọi

người đàn ông đàn bà trên đời”.

Đây có phải là một cái nhìn khác, của một nhà văn nữ, từng là con một liệt sỹ hy sinh trong nhà tù Côn Đảo, từng là một cán bộ có chín năm tham gia kháng chiến

trong Cứ, cảm nhận về tình người? Nhiệm vụ thật lớn lao, cô Thảo, một cán bộ cách

mạng phải hoàn thành, đã được đặt bên cạnh tình cảm, nảy sinh từ những giờ phút

thực thi nhiệm vụ được phân vai, khi xảy ra tình huống gay cấn. Có tình cảm ấy

không, giữa cuộc đời này? Nhà văn Dạ Ngân đã dẫn dắt người đọc đi vào một tình

huống cực kỳ khó xử nhưng cũng rất người. “Tôi chiến đấu với tâm trạng của tôi:

tình yêu giả để nhiệm vụ thật hay là tôi phải thú nhận với tổ chức và tháo chạy khi tôi

còn chưa là gì với gia đình ấy?”.

Người cán bộ nữ cách mạng ấy đã nghĩ bằng trái tim một người con gái thường

tình: “Tôi nhắm mắt lại, âm thanh và mùi vị chiến tranh tôi nào có lạ nhưng trước

nỗi đau của một người như con người này, có cần tồn tại giữa chúng tôi đường biên

Nhưng rồi, Thảo đã trở về với nhiệm vụ thật của mình, đã về Cứ nằm chờ theo

lệnh của cấp trên.“Thế là không sao lần ra dấu vết của hạt bụi ấy, một hạt bụi đã

từng rơi vào mắt tôi cam phận trong bóng tối và thỉnh thoảng làm tôi đau xốn mà

không dứt ra được”. Người ân ấy, người yêu ấy, giờ chỉ như là một hạt bụi, một hạt

bụi luôn làm Thảo day dứt. Không, không chỉ là hạt bụi, mà là cả những gợn sóng mạnh mẽ đang xôn xao trong lòng người phụ nữ ở bến bờ này. Đành vậy thôi, bởi người phụ nữ ấy, ngoài tiếng đập của con tim, còn có nhiệm vụ lớn lao phải hoàn thành, trong cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc.

Chúng ta có thể nói gì về những đóng góp của Dạ Ngân cho truyện ngắn đương đại?

Ở cảm hứng nghệ thuật của chị, đó là một góc nhìn cuộc sống đa dạng, cả những nét đẹp và những điều còn khuất tất. Với gần sáu mươi truyện ngắn, Dạ Ngân đã xây dựng nên nhiều hình ảnh của con người, từ người cán bộ cách mạng đến người sĩ quan của phía bên kia; từ những người phụ nữ chịu thương chịu khó sống trong goá bụa đến những người phụ nữ lặng lẽ nhường hạnh phúc của mình cho người khác; từ người hoạ sĩ già đến một đại đội trưởng phục viên về chăm chỉ làm ăn ở mảnh đất quê nhà…

Ở truyện ngắn của Dạ Ngân, người đọc dễ nhận ra những nét bản chất trong mối quan hệ nhân sinh.

Từ những sáng tác đầu tay của mình, Dạ Ngân đã gây được sự chú ý trong lòng

bạn đọc. Con chó và vụ ly hôn, được in ở Tuần báo Văn nghệ 5. 7. 1986 là một minh

chứng. Truyện đã ghi lại một phát hiện mới của chị về một nét bản chất trong mối quan hệ nhân sinh. Chuyện từ một con chó, dẫn đến sự ly hôn của đôi vợ chồng. Điều mà Dạ Ngân muốn gởi gắm, đó chính là: Sự thiếu đồng điệu, thiếu hoà hợp, không

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật dạ ngân (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)