Theo Nguyễn Văn Hiếu trong Một vài khuynh hướng vận động cuả điểm
nhìn trong văn xuôi Việt Nam sau 1975:”Điểm nhìn là một phạm trù quan trọng
của thi pháp học hiện đại. Nó là vị trí mà người kể chuyện hoặc nhà văn lựa chọn để
quan sát, thâu tóm hiện thực được phản ánh trong tác phẩm . Giáo sư Trần Đình Sử
so sánh điểm nhìn với hình ảnh chiếc ống kính camera dẫn dắt người cầm bút khám phá hiện thực và đưa người đọc đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Như vậy, tìm hiểu điểm nhìn thực chất là tìm hiểu một kiểu quan hệ, một phương thức tiếp cận của nhà văn với hiện thực.
Có thể thấy sự vận động của điểm nhìn– trước hết là điểm nhìn trần thuật– chính là một trong những biểu hiện rõ nét của quá trình đổi mới văn xuôi Việt Nam sau 1975…Sự chọn lựa điểm nhìn không những chi phối nhà văn viết cái gì mà còn quyết định nhà văn viết như thế nào để tạo hiệu quả nghệ thuật tối ưu cho tác phẩm[41,300].
Dạ Ngân đã có những điểm nhìn khác nhau trong quá trình trần thuật. Khảo sát
14 truyện ngắn ở tập Nhìn từ phía khác, đã có 8 truyện nhà văn trần thuật ở ngôi thứ
nhất, tôi( Ở các truyện Trăng về, Người thương mến, Má con Chị Liệt, Vườn cổ,
Nhìn từ phía khác, Ngọn nến phập phồng, Thương lấy chị tôi, Bệnh nhân định kỳ).; Chỉ còn 6 truyện được nhà văn trần thuật ở ngôi thứ ba, số ít ( Ở các truyện:
Câu chuyện nhiều năm, Tiền của má, Nàng ở đâu ra, Muỗi mía, Thời gian vĩ đại, Lòng tốt đàn bà ).
Khảo sát 11 truyện ngắn in lần đầu ở tập Nước nguồn xuôi mãi ( Tập này có
20 truyện , nhưng đã có 9 truyện in từ các lần xuất bản trước đó), có 6 truyện nhà văn
trần thuật ở ngôi thứ nhất, số ít, Tôi, Ta( Ở các truyện: Tách cà phê, Phòng chờ,
Khoang tàu chật quá, Cái ban công trống, Chỗ ngồi ưa thích, Cùng trời cuối
đất); Chỉ còn 5 truyện được nhà văn trần thuật ở ngôi thứ ba, số ít( Gặp ở Giáp
nước, Người duy nhất, Nước nguồn xuôi mãi, Tóc dài mấy lạng, Hôm ấy trời đẹp lắm).
Với sự liệt kê trên, có thể thấy: Điểm nhìn trần thuật trong sáng tác của Dạ Ngân có sự đa dạng, trong đó, xu hướng cá thể hoá, in đậm dấu ấn cá tính nhà văn có tính nổi trội hơn. Nhà văn đã đứng ở vị trí là người trong cuộc để bộc lộ những nỗi niềm, những tâm trạng, những cung bậc tình cảm khác nhau. Với giọng thủ thỉ tâm tình, bạn đọc dường như được dẫn dắt bởi chính tác giả, vào những tình huống, những cảnh ngộ, những vui buồn của cuộc sống thường nhật. Nói như Nguyễn Văn
Hiếu ở bài viết được đề cập ở trên: “ Dấu ấn cá tính trong điểm nhìn trần thuật dần
trở thành một tiêu chí của giá trị, một mối quan tâm của văn chương. Cá thể hoá là khuynh hướng vận động tất yếu của điểm nhìn, phù hợp với nhu cầu của nhà văn và yêu cầu của thời đại”[38, 301].
Với một nhà văn có vốn sống phong phú và từng có nhiều sự trải nghiệm như Dạ Ngân, chị am hiểu tâm lý phụ nữ và có thể diễn tả những nét tâm lý ấy dưới những góc độ khác nhau, bằng những ngôn từ khác nhau, với những điểm nhìn cũng
khác. Ngoài ngôi thứ nhất, số ít, chị cũng đã đứng ở ngôi thứ ba vai kể, để là Thẩm
trong Câu chuyện nhiều năm, là chị Hường trong Tiền của má, là Quý trong Muỗi
mía , là chị trong Thời gian vĩ đại, Lòng tốt đàn bà, là Duệ trong Người duy nhất,
là Dị trong Nước nguồn xuôi mãi, là Anh trong Hôm ấy trời đẹp lắm…Truyện của
chị, nhờ thế, đa dạng, về lối kể; để mỗi truyện có dáng vẻ riêng, có thể đứng cùng
nhau trong một tuyển tập mà vẫn có nét riêng của mình, không lặp lại.
Đã có những trang viết của Dạ Ngân là những trang với vai kể độc thoại. Một
cô Thảo của Nhìn từ phía khác có lúc đối thoại một mình “ Tôi là ai? Quả tình
không phải lúc nào tôi cũng dễ dàng nhớ ra tôi là ai. Quả tình có lúc tôi chỉ muốn gào to lên rằng tôi không Thảo, không hầu bàn, không thù riêng, không nợ nước, tôi là thân phận trôi giạt và đang trôi cùng tôi là một thân phận khác, chúng tôi luôn có nỗi buồn và những giọt nước mắt giống nhau, chúng tôi nhỏ nhoi thường tình yếu
đuối như mọi người đàn ông, đàn bà trên đời”; và đây nữa: “ Thế là không sao lần ra
dấu vết của hạt bụi ấy, một hạt bụi đã từng rơi vào mắt tôi cam phận trong bóng tối và thỉnh thoảng làm tôi đau xốn mà không dứt ra được”[56,144–148].
Hay ở Má con chị Liệt, đó là những lời đau xót, một mình: “Chị Liệt, Chị
Liệt… của tôi, sao chị cam tâm nằm lại bên mép lộ đáng nguyền rủa này, sao hai mẹ
con chị lại tìm thấy nhau trong hoàn cảnh tàn khốc này, sao vậy?”
Lại ở Tóc dài mấy lạng, đó là những lời độc thoại nội tâm, của một người phụ
nữ, trước, xúc động khi nghe có người rao mua tóc; sau, nhìn lại cuộc đời mình, cũng
lắm phong ba, cũng nhiều trắc trở: “ Em sẽ gọi cô nàng tóc dạo đến, em sẽ xén phứa
mái tóc tội nợ này cho đỡ cực trong mùa hè. Em không cần tiền bán tóc nhưng cắt nó đi là thật sự chia tay một quãng đời, chia tay một chặng đường, chia tay với một giai đoạn. Chắc em sẽ thấy nhẹ hơn khi không có nó, lúc này”[61,238].
Nói thế để thấy rằng Dạ Ngân đã sáng tác theo nhiều thể loại. Và mỗi thể loại
tế của chị, về cuộc đời, về tình người; để bằng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, chị đã làm người đọc khó quên những truyện ngắn của Dạ Ngân; thì ở tản văn, chị đã trải lòng mình cùng với quê hương, với những ân tình sâu nặng. Cái hay của chị và cũng là nét riêng của chị, là chị đã quan sát rất tỉ mỉ, và với một kỹ năng diễn đạt cao tay,
chị đã mang đến cho bạn đọc nhiều trang văn giàu chất thơ, về những cảnh sắc và
hương vị của đất nước, đặc biệt là phong cảnh và hương vị của những sản vật Nam
Bộ, của những miệt vườn.
Trên bình diện phương thức tự sự, chị đã khéo tạo những tình huống khó quên trong lòng bạn đọc trong những sáng tác của mình. Có khi chỉ đôi nét chấm phá, chị cũng giúp người đọc nhớ mãi những nhân vật trong các trang văn. Kết cấu theo dòng ý thức và kỹ thuật lồng ghép truyện đã dệt nên những trang văn của Dạ Ngân đa dạng, theo mạch cảm xúc, theo diễn biến tâm lý phong phú, phức tạp của nhân vật trong tác phẩm. Và cùng với đó, là điểm nhìn của nhà văn cũng đã có những góc khác nhau khi quan sát, và tái hiện cuộc sống trên các trang viết của mình.
Chính những điều ấy đã góp phần mang lại những thành công cho những sáng tác của Dạ Ngân.
Chương 3: VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT DẠ NGÂN – ĐẶC ĐIỂM VỀ NGÔN TỪ