Đóng góp của Dạ Ngân– nhìn từ tiểu thuyết, truyện vừa

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật dạ ngân (Trang 73 - 78)

2.1.3.1. Thể loại tiểu thuyết

Cũng theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn

Khắc Phi, thì “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực

đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng.

Tiểu thuyết nhìn cuộc sống ở góc độ đời tư. Tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc đời. Nhân vật tiểu thuyết là “con người nếm trải”, tư duy, chịu khổ đau, dằn vặt của cuộc đời. Tiểu thuyết miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần thuật. Tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học

Theo GS. TS Trần Đình Sử: “ Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn, nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư, miêu tả cuộc sống như một thực tại cùng thời đang sinh thành. Nhân vật tiểu thuyết là “con người nếm trải”. Cốt truyện đóng vai trò chủ yếu cùng với nhân vật. Tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các loại văn học khác”[43,387-394].

Theo GS. TS Nguyễn Văn Hạnh: “ Tiểu thuyết là một thể truyện, tiểu thuyết

hiện đại viết bằng văn xuôi. Tiểu thuyết đề cập đến những chuyện bình thường, xảy ra hằng ngày trong xã hội. Nhân vật của tiểu thuyết là những con người bình thường với những lo toan, vui buồn bình thường của họ. Tiểu thuyết đặc biệt chú ý đến tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, cuộc sống gia đình. Tiểu thuyết là sản phẩm của thời kỳ hiện đại trong nhiều nền văn học. Do khả năng rộng lớn của nó trong vấn đề phản ánh cuộc sống, đi sâu vào những biểu diễn phức tạp trong tâm hồn con người, tiểu thuyết giữ vị trí hàng đầu trong văn học thời kỳ hiện đại”[21,97-98].

Tóm lại, từ những định nghĩa nêu trên, có thể xác định một cách khái quát một

số đặc điểm về tiểu thuyết như sau:

- Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn.

- Tiểu thuyết nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư.

- Miêu tả cuộc sống như một thực tại cùng thời đang sinh thành.

- Nhân vật tiểu thuyết là “con người nếm trải”.

- Cốt truyện đóng vai trò chủ yếu cùng với nhân vật.

- Tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng

nghệ thuật của các loại văn học khác.

2.1.3.2. Đóng góp của Dạ Ngân – nhìn từ tiểu thuyết

Dạ Ngân viết tiểu thuyết không nhiều. Tính đến nay, chị có hai cuốn tiểu

thuyết được xuất bản, Ngày của một đời, xuất bản năm 1989, và Gia đình bé mọn,

xuất bản lần đầu năm 2005.

Theo Quách Thanh Tạng “Ba tôi không còn nữa” như một điệp khúc cứ xoáy

đi xoáy lại trong lòng người đọc cũng như trong trái tim suốt đời tận tuỵ, yêu thương về người ba của Chung. Cô không hề “thần thánh hoá” ba mình, bởi trong cuộc

chiến ba Chung đang đối đầu không phải súng đạn kẻ thù, mà là tiệc tùng, thù tạc, tội ác, thấp hèn, mưu mô, ích kỉ, vụ lợi… của con người trong hoàn cảnh no cơm ấm áo. Đáng buồn và oái ăm hơn khi trong số ấy, không ít người đã từng là đồng chí cũ của ba![71, 28].

Nhiều năm gắn bó với nông trường Bình Minh ở Đồng Sậy, chú Năm Được đã nhận được tình cảm quý mến của bà con. Và giữa ý nguyện của chú: được hoả táng khi qua đời, với nguyện vọng của bà con Đồng Sậy: chú phải có một nắm đất khi nằm

xuống, cuối cùng đã được thực hiện: “Hãy cho người sống thể hiện hết mức tình cảm

của mình với người quá cố!” [50, 337].

Nghi thức an táng chú cũng đã khác với nghi thức an táng thông thường: hoả

táng xong, tro hài cốt ấy lại được chôn. Chú Năm Được đã sống mãi trong lòng bà

con Đồng Sậy.

Đó, phải chăng cũng là thông điệp mà Dạ Ngân muốn gởi đến người đọc: những người đã suốt đời tận tuỵ lo cho dân, dân sẽ không bao giờ quên ơn.

Một cuốn tiểu thuyết khác của Dạ Ngân, Gia đình bé mọn, xuất bản năm

2005, đã được Hội Nhà văn Hà Nội và Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng và tặng thưởng trong các năm 2005, 2006. Đến năm 2010, tác phẩm đã được tái bản đến lần thứ năm. Tiểu thuyết Gia đình bé mọn đã được dịch sang tiếng Anh (Do Rosemary Nguyen dịch) và được ấn hành bởi Nhà xuất bản Curbstone Press năm 2009.

Nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam đã viết gì về Gia đình bé mọn? “Gia đình bé

mọn trước hết là cuốn tiểu thuyết kể chuyện gia đình. Đúng hơn là kể chuyện những

gia đình của nhân vật trung tâm: nữ nhà văn Mỹ Tiệp”, là ba gia đình, “Con đường

đời của Tiệp là đi từ gia đình một đến gia đình ba, đằng đẵng, chông chênh, nghẹt thở. Để có được gia đình ba, Tiệp đã phải trả giá: trước hết là sự từ bỏ – từ những người đàn bà goá ở gia đình một, tiếp đến là sự lên án và xa lánh của bộ phận xã hội khư khư thứ luân lý cổ hủ và nặng nề hơn hết là sự dằn vặt bản thân, khi phải cân nhắc giữa tình mẫu tử và tình yêu đôi lứa. Vượt lên trên tất cả, tác giả cho thấy một mẫu hình phụ nữ chủ động lèo lái con thuyền cuộc đời mình, kiên nhẫn tới mức lì lợm

để sống thật với nhu cầu tinh thần của mình”, và “còn có thể đọc Gia đình bé mọn

như một tiểu thuyết có đề tài rộng hơn, đó là thân phận con người dưới sức ép chiến

tranh”. Và Nguyễn Hoài Nam đã khái quát “Một lần nữa người ta lại thấy ở Dạ

Ngân những phẩm chất từng làm nên thế mạnh ngòi bút của bà: sự cẩn trọng và tinh tế trong câu chữ; khả năng kết hợp nhuần nhuyễn giữa mỹ văn và ngôn ngữ đời thường của người Nam Bộ; sự sắc sảo trong phác hoạ nhân vật bằng một vài chi tiết đắt giá, nhanh gọn; và sau cùng là một cái nhìn – dù với sự phê phán – nhưng vẫn

luôn đôn hậu”.

Bản thân Nhà văn Dạ Ngân cũng đã từng chia sẻ: Gia đình bé mọn là cuốn

tiểu thuyết viết về đề tài hậu chiến. Sống trong đất nước của những cuộc chiến kéo dài, thân phận người Việt nào cũng có một bắt nguồn từ chiến tranh, chiến tranh ảnh

hưởng đến rất nhiều thế hệ, còn dấu vết cho tới tận bây giờ”.

Gia đình bé mọn giàu yếu tố tự truyện. Tác phẩm đã thể hiện cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư. Những gia đình của Tiệp, được tái hiện theo thời gian, với những mối quan hệ khác nhau. Khi là mối quan hệ của những người trong đại gia đình của Tiệp: Mẹ, Cô Tư, các chị, các em của nàng; khi là mối quan hệ giữa nàng và Tuyên; khi là mối quan hệ giữa nàng và Đính.

Gia đình bé mọn, bạn đọc còn nhìn thấy nhiều yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc đời, bao gồm cả điều cao cả, lẫn cái tầm thường; bi và hài lẫn lộn. Tiệp đã khác với những người còn lại trong gia tộc nàng, những người luôn lấy sự trật tự và

hiếu thuận làm mực thước. Tiệp nhìn Hà Nội những năm sau giải phóng ở thời kỳ

bao cấp theo cách nhìn của riêng nàng. Cái nhìn ấy nhìn về phía còn khuất tất của một thủ đô mới vừa ra khỏi cuộc chiến tranh.

Gia đình bé mọn đã diễn tả những cung bậc tình cảm rất khác nhau của Tiệp trong nhiều tình huống, nhiều cảnh ngộ, mà phần lớn, là những tình huống éo le, những cảnh ngộ không may, những tâm trạng đau buồn. Vậy mà, trong gian khó ấy,

Tiệp vẫn vững vàng đi tới, đến với hạnh phúc. Gia đình bé mọn cũng đã khắc hoạ

với tình yêu, vẫn lo cho con chưa trọn vẹn. Sự dằn vặt ấy, Tiệp trải lòng trong tác phẩm.

Gia đình bé mọn quả đã góp thêm một tiếng nói mới, làm phong phú thêm

diện mạo tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới.

2.1.3.3. Đóng góp của Dạ Ngân – nhìn từ truyện vừa

Theo GS. TS Trần Đình Sử: “Truyện vừa là thể loại văn xuôi tự sự cỡ trung

bình. Trần thuật của truyện vừa thường cô đọng, hàm súc hơn, bám sát sự phát triển của cốt truyện và đặc điểm nhân vật hơn. Tâm lý, ý nghĩ, ngôn từ… của đời sống không được tái hiện chi tiết, tường tận như tiểu thuyết. Cách trần thuật trầm tĩnh, ít xoáy sâu vào các tình thế bi thảm. Truyện vừa ít miêu tả quá trình vận động của tính

cách, quan hệ hơn tiểu thuyết”[43, 397-398].

Miệt vườn xa lắm, được xuất bản từ năm 2003, là một truyện vừa mang đậm

yếu tố tự truyện của Dạ Ngân. “Tự truyện lại yêu cầu nhà văn tái hiện đoạn đời đã

qua của mình trong tính toàn vẹn, cụ thể – cảm tính, phù hợp với một lý tưởng xã hội

– thẩm mỹ nhất định” [20, 265].

Theo Cao Thị Huệ Miệt vườn xa lắm làm sống dậy cả một quãng đời tuổi thơ

hồn nhiên, nghịch ngợm “được bao bọc trong cây trái, phù sa, ánh sáng, nhân tình”

– cái nôi đầu tiên đưa Dạ Ngân đến với nghiệp văn chương. Chỉ có điều, quãng đời

ấy không hiện lên tuần tự theo kiểu lịch biểu: ngày – tháng – năm mà dồn nén, chứa chất trong hình dung, tưởng tượng, trong những kỷ niệm chất chồng như cùng lúc ùa về sống động, sinh sắc trong khoảng thời gian là một ngày (từ mờ sáng cho đến nửa đêm) của cô bé Tiệp Kiến Vàng. Vì vậy đây không phải là sự thông báo về quá khứ mà là tác phẩm nghệ thuật có khả năng làm cho quá khứ được tái sinh, hấp dẫn, lung linh” [27, 102].

Miệt vườn xa lắm đã ghi lại những ấn tượng khó phai của cô bé Tiệp Kiến Vàng với mảnh vườn mà ông nội cô đã chăm chút tạo dựng để phỉ chí nghề vườn. Đó còn là những ký ức về cô Tư Ràng, một người cô, mà cũng một người ơn sâu nặng đối với chị em Tiệp, đã vừa làm lụng để nuôi cháu, đã chăm chút dạy cháu, từ việc nhỏ như việc chải mái tóc khi mới thức dậy, đến việc phải chịu khó làm lụng để tập

tánh kiên nhẫn, chịu khó khi vào đời, đến việc phải tiết kiệm trong thời buổi khó khăn để đủ ngày đủ bữa… Có lẽ, sự ảnh hưởng từ người cô quá sâu đậm đối với cô bé Tiệp Kiến Vàng đã để lại trên những trang viết của nhà văn những lời thiết tha, trìu mến.

Và điều đó, đã có tác động không nhỏ đến người đọc. Bạn đọc dễ nhớ đến một miệt

vườn thân quen của Tiệp Kiến Vàng với những sản vật, những con người, những nét văn hoá đặc trưng Nam Bộ khó lòng trộn lẫn.

Đó cũng chính là sự đóng góp của Miệt vườn xa lắm của Dạ Ngân cho văn

xuôi thời kỳ đổi mới của nước ta.

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật dạ ngân (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)