2.2.1. Tạo tình huống, sự kiện và khắc hoạ nhân vật
2.2.1.1. Tạo tình huống, sự kiện
Theo Albert Thibaudet, nhà lý luận về tiểu thuyết Pháp đầu thế kỷ XX “ Nghệ
thuật xây dựng một tình huống, tức là đặt nhân vật vào trong hoàn cảnh bi kịch về tinh thần, hoàn cảnh đó giúp cho nhân vật có thể bộc lộ được tính cách rõ ràng nhất”[16, 651].
Giáo sư Phan Cự Đệ đã có quan niệm khác về tình huống: “Nhà văn cần phải
đặt nhân vật của mình vào những tình huống đặc trưng chứ không nhất thiết phải là tình huống bi kịch”[16,651].
Cũng theo X.L. Rubinxtêin: “ Để phơi bày ra được tính cách thật của một con
người, điều quan trọng là tìm cho được những tình huống đặc trưng mà trong đó một tính cách nhất định được thể hiện ra một cách đầy đủ và thích hợp nhất”[ 16, 651].
Nói về tình huống trong truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Kiên, một người có khá
nhiều kinh nghiệm trong sáng tác theo thể loại này cũng đã từng bày tỏ:” Điều quan
trọng đối với truyện ngắn là phải lựa chọn cho được cái tình thế tự nó bộc lộ ra nét
chủ yếu của tính cách và số phận, tự nó đặc trưng cho một hiện tượng xã hội” [64,
Dạ Ngân đã khéo dựng nên một tình huống nên thơ trong truyện ngắn Quãng đời ấm áp. Đó là hình ảnh hai người phụ nữ, một già một trẻ. Người lớn tuổi là vợ của một cán bộ cách mạng mới hy sinh. Người trẻ tuổi là cô nhân viên đánh máy cũng của chính người cán bộ cách mạng kia. Ba ngày sau khi chú Tư hy sinh, tại chính nghĩa trang nơi chú yên nghỉ, hai gói nhỏ của hai người phụ nữ cất giữ đã được mở ra, và cùng với sự mở ra đó, hai người phụ nữ ấy đã hiểu thêm về những tình cảm trong sáng, nhưng rất đổi thân thương giữa hai con người chung một chiến hào, giữa cô Đầm và chú Tư. Ngọn lửa đã nuốt đi những trang thư ấy, để nó không còn là dấu tích của một thời. Ngọn lửa ấy sáng lên, như soi sáng một kỷ niệm, một quãng đời, để
bạn đọc mãi nhớ đến Quãng đời ấm ápcủa Dạ Ngân.
Buổi chạng vạng, với hai người đàn bà goá, Tư Tầm với Năm Gấm, chống chọi
với con nước dữ trong Gặp ở Giáp Nước cũng thể hiện tài khéo dựng tình huống của
nhà văn. May mà có người đàn ông nghe được tiếng kêu cầu cứu của hai người. Để rồi sau đó, hai người đàn bà ấy, thỉnh thoảng vẫn nhớ về chuyện chìm ghe ở Giáp Nước, nhưng nhớ về trong sự im bặt để tự lắng nghe mình.
Đó còn là tình huống Bời, một đại đội trưởng thương binh phục viên, về lại quê mình sống bằng nghề chở đất mướn, trong một chuyến làm ráng, lúc chiều tà, đã gặp lúc nước chảy xiết, ghe anh bị sức nước chảy dữ dội nhấn chìm, may mà anh bám
được vào một bẹ dừa nước, lên được bờ, trong truyện ngắn Một khúc sông. “Sức
nước đã không cho anh toan tính, nghĩ ngợi lâu. Nó chảy bừng bừng, đã nghe rõ tiếng dây ràng đáy quạt trên đầu lục bình sàn sạt. Một sức mạnh phi thường. Trong lúc anh loay hoay như con kiến, giề lục bình trôi cùng chiếc ghe rung rinh, tiếp đó là chiếc ghe bị quật vào cọc đáy đánh kình rợn người, trước khi bay lên sợi dây chăng của hàng cọc, anh còn nghe nó quay mòng dưới chân để rồi nghiêng hẳn, từ từ mất tăm dưới mặt nước”[52,34].
Ở Má con chị Liệt, tình huống hai mẹ con chị Liệt gặp nhau lại là một tình huống vô cùng đau thương.
Ở Nhìn từ phía khác, Dạ Ngân đã dẫn dắt người đọc vào một tình huống đầy kịch tính: Thuận, một thương phế binh chế độ cũ, trước một màn ăn trây nói trúa
thành thạo của một số khách sàm sỡ với cô Thảo, hầu bàn, đã tháo khúc chân giả ra
để trước mặt chúng với lời lẽ giận dữ” Sĩ quan cộng hoà thương phế binh tại trận,
khúc chân này đủ tư cách nói chuyện với các người chưa, đủ chưa?” Hành động ấy
một cách mạnh mẽ, quyết liệt của Thuận đã giúp kết thúc một tình huống hết sức khó khăn, gay cấn đối với cô hầu bàn. Để rồi sau đó, họ đã phải lòng nhau, như những người đàn ông, đàn bà khác, từ sự mang ơn nhau, dẫn đến.
Lại thêm một tình huống khác trong sáng tác của Dạ Ngân ở Tóc dài mấy
lạng. Đó là tình huống giữa trưa hè Hà Nội, một tiếng rao, vâng , chỉ một tiếng rao
thôi nhưng sao nó thê thiết biết mấy: “Ai tóc dài bán… đ..ơ..i…!”. Để, nhân vật trong
truyện phải thốt lên với lòng mình “Em nhìn quanh cố đợi, em đợi một người chưa
quen biết, em đợi một thân phận chắc chắn là dân tỉnh lẻ trôi nổi, em đợi để hỏi về
cái nghề vô hại nhưng thê thiết, rợn người”[61,227].Tình huống ở đây, được tạo nên
bởi một tiếng rao, tình huống ấy, chưa là bi kịch, nhưng thật sự nó đã có sức lay động đến trái tim con người, nhất là đối với những ai nhạy cảm, dễ xúc động trước những
nghịch cảnh đời người. Bởi mua tóc thật, tóc dài quả là một nghề mới. Ở truyện
vừa Miệt vườn xa lắm, Dạ Ngân cũng đã khéo tạo tình huống để bộc lộ tính cách nhân vật. Đó là hình ảnh một cô câm tốt bụng, không tham tiền của Tiệp Kiến vàng, ráng chạy theo cho kịp với Tiệp, để trả lại cho người đánh rơi; trong khi Tiệp Kiến
vàng lại vô cùng lo sợ. Lại thêm một tình huống khác, một cô Tư Ràng cứng cỏi là
vậy. Ấy thế mà, khi nằm mơ thấy anh mình, một người anh mà cô hằng kính trọng,
hiện về với miệng dính đầy máu, cô Tư đã “Cô tôi khóc, cô Ràng lại khóc rồi, mỗi khi
cô khóc nửa đêm nửa hôm như vầy thì thê thảm, tức tửi như đứa trẻ bị oan ức mà không thể khóc to lên được”[58, 129].
Riêng đối với tiểu thuyết Gia đình bé mọn , đã có nhiều tình huống gay cấn
mà ở đấy, nó bộc lộ được tính cách mỗi người. Tiệp đã chủ động nói với chồng mình,
dứt khoát, rạch ròi : “– Anh Tuyên này, tôi biết chuyện viết lách của tôi, tính khí, sở
thích của tôi, cả những mối quan hệ của tôi hay làm anh lo ngại, bực mình. Tôi với anh bị chiến tranh đưa đẩy, tôi thấy không nên kéo dài cuộc hôn nhân không có tình yêu này! Mà đã khi nào anh nghĩ tôi âm thầm có người khác không?”
Nàng vừa thực hiện một cú nhảy và chính mình cũng vừa té lộn nhào. Không, hơn như thế nhiều, nàng thấy mình vừa bị sát thương vì chính tiếng nổ do mình gây
ra” [59, 82– 84]. Hành động ấy của Tiệp đã nói lên tính cách mạnh mẽ của nàng dứt
khoát, rõ ràng, cả trong việc làm lẫn trong tình cảm.
Những lời nói của nàng như những tuyên ngôn. Tiệp đã tự nói ra những lời thật khó khăn, nhưng đúng với tiếng lòng mình. Có lẽ, ở tình huống đầy kịch tính như vậy, cái chất rắn rỏi, cứng cỏi của Tiệp đã bộc lộ tỏ tường. Và ở đây, một cô Tiệp nhà văn không còn mang dáng dấp của một người phụ nữ bé mọn trong nề nếp gia phong xưa cũ nữa. Ấy vậy rồi, Tiệp lại cảm thấy, dường như mình vừa mới giết chính bản thân mình. Đấy mới chính là bi kịch. Bi kịch tự trong bản thân nội tâm cô Tiệp nhà văn. Tiệp đang mâu thuẫn với chính mình.
Và cả tình huống mà Tiệp phải đối diện với cô Tư khi cô nghe tin hai vợ chồng
Tiệp đã có sự rạn nứt trong tình cảm: “Cô Ràng bật ngồi dậy, hai chân xếp bằng tròn,
hai nắm tay phừng phừng, trợn trắng:
– Bây giờ thì anh Tuyên thế nọ thế kia. Ừ thì con chán nản, con ấm ức nhưng sau lại làm um lên tui có người khác đây, chồng ơi tui có người khác đây nè! Thân bại danh liệt, con giết con, con giết cả thanh danh nhà mình…”[59,98].
Đây lại là một tình huống cực kỳ gay go với Tiệp. Cô Tư, người “cầm chịch”
trong việc giữ nền nếp gia phong trong gia tộc nàng đang lên tiếng. Tiếng nổ sát
thương mà Tiệp đau đớn cảm nhận đã được bồi thêm bởi những lời lẽ đanh thép của cô Tư. Cô Tư trí lự, cô Tư thần tượng của nàng đang đặt mạnh trước nàng một tấm bằng “thanh danh nhà mình”. Thanh danh ấy, của nhiều thế hệ trong gia tộc nàng vun đắp, mới có. Làm khác đi những nền nếp gia tộc đã có, Tiệp, dưới sự nhìn nhận của cô Tư, đã chôn vùi thanh danh gia tộc.
Nhưng có lẽ, cuộc họp kiểm điểm nàng ở cơ quan với những lời lẽ đằng đằng
sát khí của những vị lãnh đạo đã càng làm cho Tiệp cứng cỏi hơn. Nàng đã đứng lên,
để tự bảo vệ mình. Tình huống ấy, quả cực kỳ cam go, hết sức nặng nề đối với một
người phụ nữ. “Cuối cùng họ vẫn đến, những ông, những bà đằng đằng sát khí ấy
thuộc cấp mấy”[54, 190]. Và “Tai Tiệp ù đặc vì bầu không khí trong ngực căng như sắp nổ bùng... Nhưng nàng đã không vâng lời, đôi chân nàng không còn đầu gối nữa, nó run rẩy nhưng nó cương quyết không gấp lại nữa, nó phải giúp nàng một dáng đứng tấn công”[59,192–193].
Tiệp đã rắn rỏi đứng lên nhờ sức mạnh của tình yêu. Sự quả cảm ấy của một người phụ nữ, không dễ kiếm tìm. Nhất là, khi xung quanh nàng, một loạt vòng cương toả: cơ quan, đoàn thể, luật lệ… vẫn còn đang hiện diện, vẫn còn đang có giá
trị áp đặt lên mỗi con người. Ý thức tôn trọng nhân phẩm chính bản thân mình là
một nét nổi bật trong tính cách của Tiệp. Tiệp đã không để người lãnh đạo làm mưa làm gió với mình. Nàng đã là luật sư cho chính bản thân mình về một vấn đề muôn thuở của con người: tình yêu.
Quả tình, với những tình huống mà nhân vật đã gặp phải trong các tác phẩm của Dạ Ngân, đã là những tình huống đặc trưng, mà ở đó, tính cách nhân vật được bộc lộ rất rõ. Phần nhiều trong số đó, là những cảnh ngộ không may, những tình huống căng thẳng mà nhân vật đã gặp trong những phút giây cam go của cuộc đời.
Chính trong những tình huống gay go ấy, tính cách nhân vật được bộc lộ rõ
hơn. Để hình ảnh của Bời ở Một khúc sông, Tư Tầm và Năm Gấm ở Gặp ở Giáp
Nước, cô Đầm và chú Tư Thọ ở Quãng đời ấm áp, Tiệp và cô Tư Ràng trong Miệt
vườn xa lắm và trong Gia đình bé mọn…còn đọng lại nhiều năm trong lòng bạn đọc.
Những tình huống đặc trưng ấy trong những sáng tác của Dạ Ngân rất đa dạng. Đó có thể là tình huống con người phải đối diện với thiên nhiên dữ dội, cuồng
nộ, lạnh lùng, hung hăng ở Một khúc sông, Gặp ở Giáp nước.
Đó cũng có thể là tình huống con người phải trực diện với những con người khác, mà những con người khác ấy, không cùng chung quan điểm sống, khác tính
cách ở Con chó và vụ ly hôn, Gia đình bé mọn.
Đó cũng có thể là tình huống con người gặp phải những cảnh ngộ gay go, hiểm
nguy, nhưng may mắn có người giúp đỡ, như ở Nhìn từ phía khác, Câu chuyện
Đó cũng có thể là tình huống nhân vật gặp bất ngờ khi nghĩ lầm về một nhân
vật khác, như ở Miệt vườn xa lắm.
Đó cũng có thể là tình huống con người chạm phải những niềm đau thương, như Má con chị Liệt.
Tất cả những tình huống đặc trưng ấy, đã góp phần làm cho nhân vật có điều kiện bộc lộ rõ tính cách của mình. Tác phẩm của Dạ Ngân, nhờ thế, dễ đi vào lòng bạn đọc.
2.2.1.2. Khắc hoạ nhân vật
Dạ Ngân, trên những trang viết của mình, đặc biệt ở truyện ngắn và tiểu thuyết, truyện vừa đã khéo khắc hoạ nhân vật.
Nhân vật trong những sáng tác của chị thuộc đủ hạng người khác nhau, với những tính cách, hành động khác nhau.
Đó là Nhiêu trong Con chó và vụ ly hôn, một người có nhân tính ít ỏi, khi có
thể đang tâm ném những con chó con xuống sông, rồi đập đầu con chó mà vợ mình hết sức yêu quý để làm thịt ăn. Con người ấy, sống chỉ nghĩ đến mình, không quan tâm đến những điều mà người thân trong gia đình mình quan tâm. Những hành động ấy của Nhiêu, chỉ được nhà văn mô tả lướt qua, nhưng quả nó đã tạo một hiệu ứng lớn về mặt cảm xúc đối với bạn đọc. Có lẽ vì vậy, mà khi truyện mới ra mắt công chúng, 1986, bạn đọc đã chú ý đến Dạ Ngân. Bởi sự quan sát tinh tế, và khả năng khắc hoạ nhân vật của Chị.
Đó còn là Liệt trong Má con chị Liệt. Một người phụ nữ đẹp, lại gan dạ, sắc
sảo. Hãy nghe những lời của chị để thấy một cô giao liên trẻ, đẹp trong thực thi
nhiệm vụ ở thời buổi đất nước còn lửa đạn là thế nào: “Bà con đồng chí mình nhớ
cho, khi áp lộ, phải đi nhón chân trong nước, đi kiểu ba lê nầy nầy; ai mắc ho có thể nuốt một cục đất, cắt cơn liền, hổng tin sao, thử hỏi lúc đó lá cây đâu để nuốt, mà lá thì dễ có sâu, chỉ có đất, nhai đại một chút đất, ghê miệng cái hết ho luôn. …Ai chưa thông, ai thấy sợ, cứ phát biểu, có sợ quá thì đái đại trong quần đi để nhẹ bụng, dễ chạy. Ai ý kiến nào? Không ý kiến hả, vậy thì đi thôi!”[56,,72–73].
Liệt có dáng dấp của chị Út Tịch trong Mẹ vắng nhà của Nguyễn Thi, Ở chị, có sự quả cảm, sự gan dạ, song vẫn mang nét chân chất, dễ gần. Đặc biệt, nhà văn đã đặc tả nhân vật Liệt qua lời thoại, lại là lời thoại một chiều. Đây là kỹ thuật dựng truyện của Dạ Ngân.
Sự khắc hoạ nhân vật của chị còn ở những con người khác trong kháng chiến
trở về. Ở Muỗi mía, một tiểu đoàn trưởng Lĩnh gan lì trong kháng chiến” Ngày xưa
anh đẹp anh giòn, anh lừng lững như một cây gỗ quý”, ấy vậy mà rồi ngay sau giờ
phút chỉ huy chiến trận, sau một trận chiến ác liệt, đồng đội nhiều người hy sinh, trong một phút thiếu chỉ huy, anh đã để anh em xả súng vào số hàng binh, Lĩnh nghĩ mình vi phạm quy định đối với một sĩ quan, anh đã tự ý bỏ ngũ. Để rồi sau đó, khi về
quê, anh chỉ còn là một con người “ không hồn không vía gì ráo, …, cả hai lần anh
đều im lặng ngước nhìn hai người vừa xỉa xóc mình bằng con mắt của một con chó hết thời…Người anh hùng ngã ngựa của chị đã thật sự biến mất, thay vào là một hình ảnh khác, hoàn toàn thích hợp với cái chân sai vặt ở cả những nơi không có tiền
công[56, 107–110]. Với những chi tiết không nhiều, nhưng quả tình bạn đọc rất dễ
nhận ra một Lĩnh, với một sự thay đổi quá lớn, cả trong cuộc sống, lẫn trong tính cách.
Đọc Miệt vườn xa lắm, người đọc dễ nhận ra một cô Tư Ràng với gương mặt chữ điền , với nét đẹp của một người phụ nữ miệt vườn. Nhà văn đã dành rất nhiều lời kính trọng, khâm phục và yêu thương đối với nhân vật cô Tư Ràng trong tác phẩm
của mình. Và nhân vật ấy, cũng chính là nhân vật trung tâm của Miệt vườn xa lắm,
mãi sống động dưới ngòi bút Dạ Ngân.
Tiếp nối với Miệt vườn xa lắm, nhân vật cô Tư Ràng vẫn hiện diện trong Gia
đình bé mọn. Vẫn là một cô Tư quyền uy, sắc sảo, rất hiểu việc đời, xứng đáng là người thay cha mình, anh mình trong việc giữ gìn nề nếp gia phong, giữ mối hiếu thuận, tôn ti trật tự trong gia tộc. Và trực diện với cô Tư, phân giải với cô Tư là một trong những việc khó khăn nhất mà Tiệp phải đối mặt khi đã chấp nhận đến với tình