Vẻ đẹp hài hoà trong văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật dạ ngân (Trang 104 - 119)

3.1.1. Trước khi nói đến đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Dạ Ngân, hãy tìm hiểu một số khái niệm: “ngôn ngữ văn xuôi” – “lời văn nghệ thuật” và xác định quan niệm về “vẻ đẹp hài hoà “

“Ngôn ngữ văn xuôi” và “lời văn nghệ thuật” là các khái niệm quen thuộc, song rất căn bản, lại có sự chồng lấn về nội hàm, không thể không nhận thức rõ. Theo chúng tôi, có thể dựa vào một số ý kiến sau đây để giới thuyết khái niệm.

Ngôn ngữ văn xuôi (hiểu theo nghĩa không bao hàm văn xuôi phi nghệ thuật) trước hết phải là ngôn ngữ nghệ thuật (còn gọi là lời văn nghệ thuật). Vậy nên muốn hiểu ngôn ngữ văn xuôi phải hiểu ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là điều hiển nhiên.

Không thể nghiên cứu ngôn ngữ tiểu thuyết tách rời ngôn ngữ văn xuôi và ngôn ngữ

nghệ thuật nói chung. Những đặc trưng thẩm mỹ của ngôn ngữ nghệ thuật cũng là

những đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết”[16, 755] – GS. Phan Cự Đệ, trong khi

nghiên cứu ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói riêng, văn xuôi Việt Nam

hiện đại nói chung, đã khẳng định như thế.

Vậy ngôn ngữ nghệ thuật là gì?

Đơn giản có thể giải thích đó là dạng lời văn có tính nghệ thuật.

Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc

Phi đã giải thích rõ tiêu chí này. Tác giả cho rằng Lời văn nghệ thuật là “Dạng phát

ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học. Lời thơ, lời trần thuật, lời nhân vật, lời thoại trong kịch và các dạng của chúng đều là các bộ phận tạo thành lời văn nghệ thuật. Khác với lời nói hằng ngày, lời văn nghệ thuật có tính chất cố định, tính độc lập hoàn chỉnh trong bản thân nó, có tính vĩnh viễn. Tính hình tượng của lời văn nghệ thuật có được do bản chất của hình tượng của tác phẩm: mọi hiện tượng, cảnh vật, con người trong văn học đều muốn nói lên bằng lời văn nghệ thuật.

Do đó, về nguyên tắc, lời văn nghệ thuật phục tùng cấu trúc hình tượng của tác phẩm, phục tùng đặc điểm của ý thức nghệ thuật, tư duy nghệ thuật và có tính tổ chức

rất cao.”[20,187–188].

Có thể mượn cách hệ thống hoá của Lê Tiến Dũng để xác định rõ hơn đặc

trưng của lời văn nghệ thuật[15,43–48] bằng mấy nét chính sau:

– Tính hình tượng: “(…) lời văn trong tác phẩm văn học mang tính hình tượng

từ trong bản chất… Tính hình tượng của lời văn nghệ thuật được thể hiện ở thế giới hình tượng mà nhà văn đã tạo nên qua ngôn từ.”

Tính biểu cảm; tính chính xác, hàm súc; tính đa nghĩa và đặc biệt là tính

riêng gắn với dấu ấn cá tính sáng tạo của mỗi tác giả: Lời văn nghệ thuật bao giờ

cũng ghi đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn”.

Tuy nhiên, ngôn ngữ văn xuôi, mà tiêu biểu nhất là văn xuôi hư cấu (như truyện ngắn, tiểu thuyết) khác ngôn ngữ thơ hay văn xuôi trữ tình như tùy bút chẳng

hạn ở sự tương tác giữa các thành tố dệt nên văn bản ngôn từ của tác phẩm.Đúng như

nhận định của GS. Phan Cự Đệ: “Đặc trưng của ngôn ngữ văn xuôi là sự tác động

qua lại rất phức tạp giữa tiếng nói tác giả, người kể chuyện và nhân vật, giữa ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ được miêu tả. … Chúng ta tìm thấy trong văn xuôi những hình thức pha trộn rất phức tạp (ngôn ngữ của người kể chuyện, lời độc thoại nội tâm

của nhân vật)[16, 772–773]; và: “ Nếu như trong ngôn ngữ của người kể chuyện có

xen lẫn giọng nói của nhân vật thì ngược lại, trong ngôn ngữ của nhân vật (đặc biệt là những nhân vật tích cực) ta cũng thường nghe thấy giọng nói của tác giả… Điều cần phải chú ý là trường hợp ngôn ngữ của nhân vật này hoà lẫn vào ngôn ngữ của nhân vật khác, tiếng nói của nhân vật này bộc lộ công khai một phần tiếng nói thầm

kín bên trong của nhân vật kia…”; hoặc: “Ngôn ngữ song thanh là một trong những

đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ văn xuôi.” “Những khám phá của Bakhtin về loại

hình ngôn ngữ song thanh (và đa thanh) đặt ra vấn đề phải nghiên cứu văn xuôi trong văn bản đối thoại, ở đây các giọng nói tác động lẫn nhau rất phức tạp. Đối với nhà viết tiểu thuyết, thế giới hiện thực tràn đầy những ngôn từ của người khác; họ

phải làm việc với một bảng pha màu ngôn từ rất phong phú và họ sử dụng bảng pha màu đó rất điêu luyện”[16, 779–780].

Tóm lại, có thể xác định một cách cô đọng, khái quát về ngôn ngữ văn xuôi như sau:

- Là kiểu lời văn được tổ chức một cách đặc biệt, có tính nghệ thuật cao;

- Là sự kết hợp của nhiều thành phần, dạng thức ngôn ngữ: ngôn ngữ người kể

chuyện, ngôn ngữ nhân vật; ngôn ngữ đối thoại, độc thoại; ngôn ngữ đơn thanh, ngôn ngữ đa thanh;…

- Là dạng lời văn mang đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn.

Thế còn quan niệm về vẻ đẹp hài hoà? Thường ngày ta vẫn bình giá đối tượng nọ, đối tượng kia có “vẻ đẹp hài hoà”. Nhưng thế nào là một vẻ đẹp được xem là hài hoà?

Abectia Leon Batixta (1404–1472), một trong những đại biểu xuất sắc của Mỹ

học Phục hưng Ý, khi định nghĩa cái đẹp, đã từng viết: “Cái đẹp là sự chan hoà, sự

phối hợp nhịp nhàng như thế nào đó giữa các phần trong cái tổng thể mà chúng tạo thành: sự chan hoà và phối hợp này bao giờ cũng tương ứng với những con số chặt chẽ, những quy tắc và sự sắp xếp mà sự hài hoà, tức là cái nguyên lý tuyệt đối, nguyên lý đầu tiên của tự nhiên, yêu cầu”[89,257].

Lê Ngọc Trà, từ góc độ triết mĩ, văn hoá, xem hài hoà là nguyên tắc tồn tại phổ

quát của thế giới tự nhiên, xã hội và nghệ thuật: “ Hài hoà phổ biến khắp nơi. Hài

hoà gắn liền với sự sống. Hài hoà giữa âm và dương không phải chỉ là đặc điểm của

riêng con người. Đó là nguyên lý bảo tồn của vũ trụ… Ở đâu hài hoà cũng hiện ra như là điều kiện chủ yếu để duy trì mọi vận động, hoạt động… Tách con người ra khỏi thiên nhiên, coi thường sự thống nhất hài hoà giữa con người và vũ trụ sẽ mang lại những tổn thất không lường trước được… Sáng tạo theo những quy tắc của cái đẹp là đặc điểm chung, phổ biến của toàn thể hoạt động của con người.

Hài hoà là sự thống nhất biện chứng giữa các yếu tố tạo nên sự vật, giữa cái

bộ phận với cái toàn thể, giữa cái bên ngoài và cái bên trong. Đó là những mối liên hệ, những kiểu kết hợp mang lại cảm giác về sự thăng bằng, hoàn thiện và toàn vẹn,

tạo thành cơ sở tự nhiên của cái đẹp… Tác phẩm văn chương cũng thường được tổ chức theo nguyên tắc hài hoà… Những kiểu hài hoà đó không loại bỏ nhau mà bổ sung cho nhau, tạo nên bức tranh nhiều màu sắc, thoả mãn những nhu cầu thẩm mỹ luôn luôn biến đổi, đáp ứng thị hiếu vô cùng phong phú, muôn màu muôn vẻ của con người”[80,257–263].

Có thể vận dụng quan niệm về vẻ đẹp hài hoà trong các ý kiến trên làm cơ sở phân tích, miêu tả vẻ đẹp hài hoà trong văn xuôi nghệ thuật của nhà văn Dạ Ngân. Đó là sự hài hoà giữa chất văn xuôi và chất thơ; giữa ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ

Nam Bộ; giữa tự sự với trữ tình.

3.1.2. Sự hài hoà giữa chất văn xuôi và chất thơ

Chất văn xuôi ở đây, được hiểu như một cái gì góc cạnh, thô nhám, thông tục. Là một nhà văn, chuyên viết truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, Dạ Ngân đã ngày đêm cặm cụi với những con chữ. Những tình cảm, những ý tưởng, những trải nghiệm của cuộc đời, những suy tư trăn trở về số phận, về tình yêu đã được chị trải lòng trên những trang viết. Những trang viết ấy, có sự mượt mà trau chuốt, có sự chọn lọc tinh tế, nhưng cũng có cả những thông tục, thô nhám của đời thường.

Đối với Dạ Ngân, một người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết cho việc viết truyện ngắn, tiểu thuyết, thế giới của những sáng tác của chị tràn đầy ngôn từ của

những người khác nhau, có ngôn từ của chính chị, một nhà văn; ngôn từ của những

người thân quanh chị, cô Tư Ràng, chị Hai Hoài, chị Mỹ Nghĩa, anh Năm Trường; ngôn từ của chồng chị, Tuyên và sau này là Đính; ngôn từ của những người cán bộ

kháng chiến, như chú Tư Thọ, thím Năm, chị Liệt, chị Nguyệt; lại còn ngôn từ của

những người bên kia chiến tuyến: thiếu úy Sang, thương phế binh Thuận; và còn ngôn từ của nhiều người khác nữa: những em bé, những người nông dân quanh năm sống ở miệt vườn, những người đàn bà goá trong và sau chiến tranh, người hoạ sĩ

già, …Rõ ràng là để có thể diễn tả những tâm trạng, những hành động, lời nói của

những con người khác nhau về tuổi tác, về nghề nghiệp, về giới tính, về vùng miền, về trình độ, về tính cách như vậy, chị đã phải quan sát, phải lắng nghe, phải chọn lọc, phải sắp xếp làm sao để trong tác phẩm của mình, lời nói của nhân vật nào phải đúng

là của nhân vật ấy, tự nhiên như trong cuộc sống vốn có, mà người đọc không thấy đó là sự sắp đặt của nhà văn. Có thế mới thành văn chương.

Ở thời kỳ đổi mới, đề tài trong văn học không chỉ là những vấn đề to lớn, mang tầm vóc chung của cả cộng đồng , mà đã đi vào những quan hệ thế sự và đời tư, đi vào những ngóc ngách trong đời sống tâm hồn, tình cảm , tâm linh bí ẩn của con người. Trong những ngóc ngách riêng tư ấy , có đời sống tình dục. Tình dục là một nhu cầu bản năng của con người. Trên không ít trang viết của mình, Dạ Ngân đã đề cập đến lĩnh vực nhạy cảm ấy. Những câu chữ diễn tả một cách trần trụi những sinh

hoạt riêng tư của đời sống vợ chồng đã được Dạ Ngân đưa vào Gia đình bé mọn :

Tuyên cư xử một cách đại khái với mình, thậm chí nàng luôn luôn bằng lòng để

Tuyên chỉ cởi bỏ mảnh dưới của mình, thói quen y nguyên của thời chiến, lúc cả hai còn sợ bị chết trần chết truồng, Tuyên không có nhu cầu ngắm vuốt nàng, không cảm thấy vướng víu khi giữa da thịt hai người là chiếc áo của nàng, mãi mãi như thế, nàng chưa bao giờ là Eva trước mặt chồng, mãi mãi một cảm giác chán chường, rất

nhanh nhưng rất chán…”. Với chồng thì như thế, còn với người tình thì sao? “ Tại

sao da thịt và mùi vị của Đính khi có mùi mồ hôi trên quần áo lại dễ thân thuộc hơn

khi anh thành Adam thế này?. Và mạnh bạo hơn nữa, Dạ Ngân đã trực tiếp mô tả, mà

không hề e ấp, ngượng ngùng: “Những câu chuyện thì thầm cùng với da thịt nguyên

sơ. Lần đầu tiên nàng cảm thấy trong bàn tay tinh nghịch của mình một sinh vật cừ

khôi– trước đây với Tuyên nàng không có nhu cầu đùa giỡn với nó, chắc chắn vì

nàng không khao khát nó” [59, 154–156].

Những con chữ mô tả những sự thật trần trụi của cuộc đời, nó thô nhám và

thông tục. Nó không là những lời bay bổng như trong thơ Nguyễn Bính “Thôn Đoài

ngồi nhớ thôn Đông/ Một người chín nhớ mười mong một người/Gió mưa là bệnh của Giời/ Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng…Bao giờ bến mới gặp đò/ Hoa khuê các

bướm giang hồ gặp nhau?”[94, 31]. Hay như trong thơ Hữu Thỉnh: “ Anh xa em/

Trăng cũng lẻ/ Mặt trời cũng lẻ/ Biển vẫn cậy mình dài rộng thế/ Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn/ Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn/ Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím…”.

Văn xuôi Dạ Ngân còn bộc lộ bằng những ngôn từ thô nhám khác “ Đất doi mà con bầy, ổng làm mướn riết rồi như cái nùi giẻ. Giờ mà ổng giở mấy chuyện đánh

chác ngày xưa ra là tụi con nít bịt mũi kêu đừng có giỡn mặt, thúi lắm”[56,107]. Hay

Chằm chặp mà dửng dưng, tằm tò mà ghẻ lạnh, đó là điệu bộ của vợ tôi khi nhìn

thấy bé Trà, giống một vị lang băm ế khách tự dưng con bệnh đến cầu cạnh

mình”[56,162]. Và đây nữa: “ Lúc tôi quay vào, eo ơi, chị đã ngủ tịt rồi! Chị tôi dễ

ngủ như một tay cu li, nghĩa là đặt lưng xuống thì ngủ mê ngủ mệt ngủ vùi ngủ vẩn như một con ma đói ngủ… Chị ngủ xuôi lơ, ngủ không một tiếng ngáy nhỏ, dân gian gọi là ngủ như đi thiếp và, nếu hạ cánh tay đang vòng trên trán xuống thì đó chính là

giấc ngủ trong quan tài…[49, 171]. Rồi lại có những đoạn : Lại nghe thấy mùi thum

thủm rên rỉ trong mọi xó xỉnh, thứ mùi rất đặc trưng do cuộc sống bệ rạc chứ không chỉ do độ ẩm thường xuyên cao. Hành lang nhiều dây phơi, quần lót phụ nữ tự may lấy, những cái khăn made in quốc doanh thô nhám vàng khè, bếp lò để ngoài cửa, chuồng sắt để trồng mấy thứ rau gia vị…tất cả nói rằng Hà Nội được nông thôn hoá một cách rất là hiệu quả”[59, 162–163].

Từ các trích đoạn trên, có thể khẳng định rằng ngôn ngữ văn xuôi trong các sáng tác Dạ Ngân không chỉ có sự mượt mà. Nó đã đi vào mô tả những sự vật, sự việc và con người, một cách đúng nhất, mà không ngại làm cho người đọc ngại ngần, ghê sợ. Ngôn ngữ văn xuôi thô nhám, sần sùi ấy, để giúp người đọc dễ chạm vào sự thông tục của cuộc đời. Để cũng từ đây, khi gặp những cảnh, những lúc cuộc sống tươi sáng hơn, con người ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, cuộc đời đáng yêu, nên thơ hơn.

Song, văn xuôi Dạ Ngân, mặt khác, cũng thấm đẫm chất thơ. Chất thơ ở đây được hiểu là lối văn có âm hưởng trữ tình bay bổng, có cái đẹp thăng hoa từ văn bản ngôn từ và giàu nhạc tính.

Có thể nói gì hơn về những tản văn của Dạ Ngân ngoài cụm từ “đẫm chất thơ”. Lần đọc lại những tản văn của chị: Mùa đốt đồng, Bông điên điển, Dừa nước miền Tây, Cây so đũa, Lục bình mải miết, Cái bếp củi dừa, Hỏi người làm ra bánh hỏi, Ngày xưa thương nhớ, Mùa bông tràm, Cọng rau muống tím, Nhớ cầu khỉ, Bóng chim tăm cá, Rằm tiễn nước,…chúng ta thấy có thật nhiều những đoạn

văn mượt mà, bay bổng. Cảnh sắc đã được ngôn từ mô tả sống động, chân thật, làm nên những bức hoạ nên thơ. Ở những tản văn cuả chị, ngôn ngữ văn xuôi thô nhám dường như đã nhường bước lại trước những lời văn nghệ thuật trang nhã, trong một khuôn khổ ngôn từ có hạn, nhỏ xinh. Có lẽ, những cảm xúc chân thành nhất của tâm hồn một người phụ nữ miệt vườn miền Tây Nam Bộ chính gốc, với những tháng ngày sống xa quê đã khiến chị luôn nhớ về quê hương của mình, với những hoài niệm đẹp,

với ký ức khó nhạt phai. Chính cảm xúc dâng tràn ấy đã dẫn dắt ngòi bút của chị

trải nhẹ tênh trên những trang viết của mình.

Truyện ngắn của chị cũng như thế. Từ Trăng về với cảm nhận của người kể về

nét đẹp của đôi bắp chân người phụ nữ, giữa kháng chiến gian khổ vẫn không thể nào

giấu được những rung động của trái tim những người đàn ông khi có những giờ phút

hiếm hoi để ngắm nhìn. Đến Má con chị Liệt, tiếptục lại là một chị Liệt xinh đẹp, tài

hoa, nhưng vẫn rất cứng cỏi, gan dạ trong công việc, đã đóng góp trọn vẹn cuộc đời

ngắn ngủi của mình cho kháng chiến. Một Xuân nữ đẹp mặn mà, cũng từng làm rung

động bao trái tim bộ đội, cả với những anh sĩ quan chủ lực miền; nhưng sao tình duyên của người phụ nữ ấy cứ mãi lận đận, cứ mãi dở dang. Rồi chị ấy, Xuân nữ

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật dạ ngân (Trang 104 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)