2001 – 2010
3.1. Đặc điểm tình hình LongAn
3.1.1. Thuận lợi
Trên cơ sở Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN khóa X về “tam nông” , các ban, ngành của UBND tỉnh Long An triển khai, thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch, cơ chế chính sách để thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ phát triển NN, NT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Long An có vị trí chiến lược thuận lợi để học hỏi và phát triển sản xuất hàng hóa. Điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển nông nghiệp.
3.1.2. Khó khăn
- Trình độ quản lý, trình độ khoa học công nghệ và trang thiết bị của ngành nhìn chung còn nhiều bất cập.
- Sản xuất NN thường xuyên biến động do phụ thuộc nhiều vào khí hậu và thời tiết, dịch bệnh, thị trường. Đất sản xuất NN ngày càng bị thu hẹp do nhu cầu sử dụng đất phi NN ngày càng tăng.
- Giá vật tư NN (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi gia súc và thủy sản, thú y,…) ngày càng tăng cao, giá thuê nhân công tăng đáng kể ảnh hưởng giá thành sản phẩm.
- Các hình thức tổ chức sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp hiện tại như kinh tế hộ gần như không phù hợp trong khi kinh tế hợp tác: tổ hợp tác, hợp tác xã NN là xu hướng tất yếu lại hoạt động yếu kém. Kinh tế trang trại mới hình thành chiếm tỉ lệ nhỏ và cũng đang gặp trở ngại do thiếu vốn đầu tư, thiếu thông tin và chưa chủ động kết nối được với thị trường.
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật (hệ thống công trình thủy lợi, đường giao thông NT và lưới điện…) phục vụ NN tuy đã được quan tâm đầu tư song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nhất là các huyện ngập lũ ĐTM.
3.2. Định hướng phát triển
*Đối với nông nghiệp
- Cải thiện hệ thống sản xuất gạo nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và cải thiện thu nhập cho các hộ gia đình và các bên liên quan.
- Đa dạng hóa các sản phẩm NN nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và ổn định thu nhập từ NN.
- Mở rộng hệ thống thủy lợi và các công trình khác nhằm hỗ trợ cải thiện sản xuất NN và phát triển NT.
- Phát triển ngành chăn nuôi như một chuyên ngành cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
*Đối với lâm nghiệp: Bảo vệ diện tích rừng hiện có nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế,
sự bền vững về môi trường, cảnh quan NT và nâng cao hình ảnh của tỉnh.
*Đối với ngư nghiệp: Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản như là một chuyên ngành cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình.
3.3. Quan điểm, mục tiêu phát triển
3.3.1. Quan điểm chung
Sản xuất NN là bộ phận quan trọng trong tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh Long An, phát triển NN bền vững, xây dựng NT mới và phát huy cao độ vai trò của giai cấp nông dân được xác định là nhiệm vụ chiến lược góp phần tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh CNH, HĐH NN, NT, gìn giữ ổn định chính trị, đảm bảo trật tự xã hội và an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái.
CNH, HĐH NN, NT phải thực sự nâng cao đời sống, khai thác hiệu quả các nguồn lực, xây dựng nền NN phát triển toàn diện tạo ra sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, phát huy được tiềm năng lợi thế của các vùng sinh thái, từng ngành hàng nông - lâm - ngư nghiệp mà tỉnh Long An có thế mạnh. Động lực thúc đẩy phát triển nông lâm ngư nghiệp tỉnh Long An đến năm 2020 chính là ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất gắn với đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí đồng thời tiến hành tổ chức lại sản xuất theo hướng mở rộng hợp tác liên kết thông qua chuỗi giá trị cùng với cơ chế chính sách phù hợp.
3.3.2. Quan điểm phát triển
- Xây dựng nền NN phát triển theo hướng coi trọng chất lượng và gia tăng giá trị, gắn sản xuất với công nghiệp chế biến, kết nối chặt chẽ với thị trường.
trong đó chú trọng sản xuất lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. - Ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, nhân rộng mô hình NN công nghệ cao nhằm tạo bước đột phá phát triển trồng trọt, chăn nuôi hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và quốc tế.
- Khai thác đi đôi với bảo vệ rừng theo đúng luật “Bảo vệ môi trường” và giữ gìn các nguồn gen động, thực vật quý hiếm, đảm bảo sản xuất kinh doanh rừng đúng mục đích, gắn phát triển rừng với du lịch sinh thái. Phát triển lâm nghiệp bền vững về môi trường, xã hội, kinh tế.
- Sử dụng hợp lí và khai thác có hiệu quả diện tích nuôi thủy sản vùng sinh thái nước ngọt, lợ, trong đó, ưu tiên nuôi cá đồng và nuôi tôm nước lợ ở nơi có chất lượng nước tốt cung cấp cho thị trường các sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.3.3. Mục tiêu chung
- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp trên cơ sở sản xuất bền vững và đảm bảo vấn đề môi trường.
- Quy hoạch vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi theo hướng tập trung, có hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ để đẩy mạnh CNH, HĐH NN, NT.
- Ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, cơ giới hóa NN, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh.
- Tổ chức xây dựng NT mới, tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng NT, đa dạng hóa các ngành nghề NT nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân NT.
- Từng bước chuyển dịch dần lao động NN sang lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động ở NT.
3.4. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
3.4.1. Về nông nghiệp
Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 đạt bình quân: 4,2% - 4,3%/năm, trong đó, sản xuất NN tăng: 4,4% - 4,6%/năm, lâm nghiệp giảm: 2,0% - 2,3%/năm và ngư nghiệp tăng: 4,4% - 4,5%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất NN năm 2015: trồng trọt: 72,0%, chăn nuôi: 22,0%; dịch vụ NN: 6,0%. Giai đoạn 2016 - 2020 tốc độ tăng GTSX nông - lâm - ngư nghiệp đạt bình quân: 3,9% -
4,0%/năm, trong đó, NN: 4,0% - 4,1%/năm, lâm nghiệp giảm: 1,8% - 2,0%/năm và ngư nghiệp tăng: 4,0% - 4,1%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất NN năm 2020: trồng trọt: 68,5%, chăn nuôi: 25,0%; dịch vụ NN: 6,5%.
a.Về trồng trọt
- Thực hiện quy hoạch bố trí mùa vụ và cơ cấu cây trồng phù hợp cho từng tiểu vùng.
- Lúa vẫn là thế mạnh và là cây chủ lực của ngành với sản lượng đạt khoảng 2,34 triệu tấn/năm. Tiếp tục tập trung thâm canh, đầu tư nghiên cứu các giống mới để nâng cao năng suất, chất lượng và xây dựng các vùng lúa chất lượng cao đến 2015 đạt sản lượng khoảng 500 nghìn tấn.
- Đẩy mạnh luân canh rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày trên đất lúa nhất là đất hiện canh tác lúa 3 vụ hoặc đất xám với các sản phẩm có nhu cầu nội địa và có hiệu quả như bắp lai, rau thực phẩm, mè.
- Tổ chức sản xuất vùng thanh long theo hướng GAP; thực hiện thâm canh mía nhằm tăng năng suất và chữ đường, tổ chức tốt thu mua, tiêu thụ đảm bảo sản lượng mía hàng năm khoảng 850 nghìn tấn/năm.
Bảng 3.1: Sản lượng các sản phẩm trồng trọt của Long An đến 2020 (tấn)
Sản phẩm trồng trọt TH 2010 KH 2015 KH 2020 Lúa 2.304.761 2.300.011 2.301.209 Rau thực phẩm 159.153 190.500 211.472 Mía cây 895.942 850.000 864.900 Đậu phộng 16.499 21.000 19.154 Bắp 28.513 34.500 38.580 Dưa hấu 85.785 90.000 103.545 Khoai mỡ 34.733 38.500 39.162 Đay 5.638 14.300 6.825 Cói 2.952 2.500 1.200 Mè 502 1.400 1.109
Trái cây các loại 124.366 170.000 192.000
(Nguồn: Báo cáophương hướng 2011-2015 của sở NN và PTNT) - Tiếp tục cơ giới hóa NN giai đoạn 2010 – 2015, đẩy mạnh hơn nữa giai đoạn
2016 – 2020.
b. Về chăn nuôi:
- Tổ chức phòng chống có hiệu quả dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, phát triển chăn nuôi theo quy hoạch, tiếp tục cải thiện giống, ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật trong chăn nuôi.
- Mở rộng các hình thức chăn nuôi trang trại công nghiệp, bán công nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ chi phí sản xuất.
- Ưu tiên tập trung phát triển các vật nuôi có hiệu quả cao như bò sữa, bò thịt, phát huy thế mạnh nuôi lợn và gia cầm các loại.
Bảng 3.2: Sản lượng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của Long An đến năm 2020
Sản phẩm chăn nuôi TH 2010 KH 2015 KH 2020
Thịt hơi các loại (tấn) 66.893 138.565 139.637
Sữa tươi (tấn) 11.474 12.000 16.978
Trứng gia cầm (triệu quả) 98 120 138
(Nguồn: Báo cáo phương hướng 2011-2015 của sở NN và PTNT)
c. Về lâm nghiệp
- Tiếp tục đầu tư chăm sóc và bảo vệ diện tích rừng tràm đạt khoảng 42000ha. - Áp dụng kĩ thuật thâm canh trồng rừng kết hợp xen canh như nuôi thủy sản, nuôi ong lấy mật,… để nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị canh tác rừng.
- Phát triển rừng sản xuất đi đôi với việc xây dựng và phát triển các khu rừng đặc dụng phục vụ cho việc bảo tồn các động thực vật đặc trưng, quý hiếm, phát triển du lịch sinh thái. Triển khai các đề án trồng cây phân tán.
Bảng 3.3 : Kế hoạch phát triển lâm sản của Long An đến năm 2020
Lâm sản chủ yếu TH 2010 KH 2015 KH 2020
Sản lượng gỗ khai thác (m3
) 80.000 76.000 72.000 Củi khai thác (Sters) 900.000 84.000 800.000 Tre, trúc khai thác (1000 cây) 4.700 4.850 4.950
(Nguồn: Quy hoạch nông – lâm – ngư nghiệp đến 2020 của phân Viện quy hoạch) - Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển rừng đi đôi với đầu tư nhà máy chế biến các sản phẩm thu hoạch từ rừng.
- Thực hiện quy hoạch chi tiết vùng nuôi thủy sản tập trung của tỉnh, phát triển thủy sản vùng ĐTM, khai thác mọi loại hình thủy vực với các hình thức nuôi phù hợp như cá da trơn, cá rô đồng…
- Tăng giá trị sản xuất thủy sản từ 676.245 triệu đồng (2010) lên 868.900 triệu đồng (2015).
Bảng 3.4: Kế hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Long An đến năm 2020 (đơn vị: tấn)
Sản phẩm thủy hải sản TH 2010 KH 2015 KH 2020
Tổng sản lượng thủy hải sản 39.451 53.245 64.306 - Sản lượng thủy sản nuôi 33.451 46.265 59.026
+ Cá 26.750 38.485 5.135
+ Tôm (tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh) 5.601 6.318 5.836
+ Cua 980 1.462 1.855
- Sản lượng thủy hải sản khai thác 6.000 6.980 5.280 (Nguồn: Quy hoạch nông – lâm – ngư nghiệp đến 2020 của phân Viện quy hoạch) - Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để đạt hiệu quả cao.
- Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản góp phần tạo môi trường nuôi ổn định và bền vững.
3.4.2. Về phát triển nông thôn
Xây dựng phát triển NT toàn diện cả về cơ cấu kinh tế và kết cấu hạ tầng kỹ thuật; ưu tiên trước hết đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, giao thông NT, giáo dục, y tế, văn hóa, phát triển đô thị NT văn minh, bảo vệ môi trường…
- Tăng cường chuyển đổi cơ cấu kinh tế NT: mục tiêu cực kỳ quan trọng đặt ra
là đồng thời với việc tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư thâm canh, mở rộng và phát triển mạnh sản xuất NN, cần phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế NT theo hướng CNH, HĐH bằng cách tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích tham gia vào sản xuất trong các ngành nghề ngoài NN, sử dụng thời gian nhàn rỗi trong thời vụ NN để tham gia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và các dịch vụ khác. Cụ thể như: gia công cơ khí, sửa chữa máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất nông lâm ngư, xay xát nông sản, sơ chế và chế biến lương thực thực phẩm-thủy sản,
may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu…
- Giao thông NT: Theo đề án phát triển giao thông NT đến năm 2020, tỉnh Long
An sẽ thực hiện nhựa hóa 3.100km đường giao thông do địa phương quản lý.
Cũng theo đề án trên, từ nay đến năm 2020, tỉnh Long An phấn đấu 100% xã ở các huyện vùng ĐTM có đường ôtô đến trung tâm xã và nhựa hóa 315km đường giao thông NT đến trung tâm xã; bêtông hóa 5.227m cầu trên các tuyến đường địa phương quản lý và bêtông hóa 248km đường ở xóm ấp, sửa chữa làm mới 650 bến thủy nội địa kết hợp với giao thông NT do địa phương quản lý, nạo vét thông luồng giao thông thủy với 1.054km. Ưu tiên phát triển giao thông NT ở các huyện vùng ĐTM, các xã vùng sâu, vùng xa. Tổng số vốn đầu tư phát triển giao thông NT đến năm 2020 của tỉnh Long An hơn 7.100 tỉ đồng, trong đó huy động nhân dân đóng góp từ 20%-30% để góp phần hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông NT, đáp ứng nhu cầu phục vụ xây dựng nền NN, lâm nghiệp và thủy sản phát triển toàn diện, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa. Long An hiện có khoảng 5.562km đường và 711 cầu với chiều dài 30.809km. Hệ thống giao trên địa bàn tỉnh cơ bản đã kết nối giao thông nội địa với các tuyến QL. Một số tuyến giao thông quan trọng huyết mạch trên địa bàn tỉnh chuẩn bị đầu tư như đường vành đai 4 dự kiến năm 2015, đường vành đai 3, đường cao tốc Tân Sân Nhất - Long An, QL N2 đoạn Tân Thạnh - Đồng Tháp, đường Cần Đước - Chợ Gạo; về giao thông đường thủy các trục chính như sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, kênh Chợ Đệm, kênh Thủ Thừa, kênh Chợ Gạo sắp tới cũng đầu tư nạo vét khai thông luồng tuyến phục vụ vận chuyển đi lại thuận lợi.
- Giáo dục, đến năm 2010, có ít nhất 10 – 15% trường mầm non, 70% trường tiểu
học, 50% trường Trung học cơ sở và 100% trường Trung học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia. Năm 2020 có ít nhất 50% trường mầm non, 100% trường tiểu học,80% trường Trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia.
- Y tế, đến năm 2010 có trên 100% số trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia (2007:
89,61%), đạt tỉ lệ 5,2 bác sỹ/10.000 dân và 0,8 dược sỹ đại học/10.000 dân và đến năm 2020 đạt tỉ lệ 6 bác sỹ và trên 1,2 dược sỹ/10.000 dân. Duy trì tốt 3 chỉ tiêu nhân lực y tế xã (100% xã có bác sỹ, nữ hộ sinh, 100% khóm ấp có nhân viên y tế). Tổ chức tốt hệ thống y tế dự phòng, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và kế hoạch hoá gia đình.
dân khu vực NT được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập. Đến năm 2015 triển khai hạ tầng mạng viễn thông băng rộng đa dịch vụ đến 100% UBND các xã, trường học, trạm y tế. Tiếp tục thực hiện dịch vụ viễn thông công ích theo chủ trương chung tại các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2020 hoàn thiện mạng viễn thông băng rộng đến hầu hết các ấp trong tỉnh.
Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống điểm Bưu điện văn hóa xã hoặc trung tâm thông tin và truyền thông tại xã và phát triển internet cho cộng đồng NT, giai đoạn 2012- 2013 có 10 xã và giai đoạn 2013- 2015 có 40 xã đạt tiêu chí NT mới.
Có internet kết nối đến ấp: giai đoạn 2011-2015 cho khoảng 30% số xã trong tỉnh. Đến năm 2020 thực hiện các xã còn lại.