Kết cấu hạ tầng nông thôn, tỉ lệ hộ nghèo giảm

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh long an, thực trạng và định hướng (Trang 94 - 103)

2001 – 2010

2.3.3.Kết cấu hạ tầng nông thôn, tỉ lệ hộ nghèo giảm

2.3.3.1. Cơ cấu ngành nghề thay đổi

Cơ cấu ngành nghề có sự thay đổi theo hướng tích cực. Giảm số lượng và tỉ trọng nhóm hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản; tăng số lượng và tỉ trọng nhóm hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Từ 2001 đến 2011, số hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản ở NT giảm 33.661 hộ; số hộ công nghiệp, xây dựng tăng 60.848 hộ; số hộ dịch vụ tăng 29.982 hộ. Sau 10 năm, tỉ trọng hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 76,2% xuống còn 50,7%; tỉ trọng hộ công nghiệp, xây dựng tăng từ 9,8% lên 27,7%; tỉ trọng hộ dịch vụ tăng từ 12,3% lên 19,7%. Tổng tỉ trọng hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng từ 22,1% lên 47,4%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ theo hướng hiện đại và giá trị gia tăng nhanh, tuy nhiên, số hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn đóng vai trò chủ đạo, mang nặng tính nông nghiệp.

Bảng 2.21: Số hộ nông dân phân theo ngành (đơn vị: hộ)

Loại hộ 2001 2006 2011

Hộ nông, lâm, thủy sản 190.497 161.980 156.836 Hộ công nghiệp, xây dựng 24.587 55.194 85.435

Hộ dịch vụ 30.836 44.908 60.818

Hộ khác 4.013 4.900 5.873

Bảng 2.22: Cơ cấu số hộ phân theo ngành (đơn vị: %)

Loại hộ 2001 2006 2011

Hộ nông, lâm, thủy sản 76,2 60,7 50,8 Hộ công nghiệp, xây dựng 9,8 20,7 27,7

Hộ dịch vụ 12,3 16,8 19,7

Hộ khác 1,7 1,8 1,8

( Nguồn: Xử lý số liệu kết quả tổng điều tra NN, NT và thủy sản Long An năm 2011) Mặc dù, cơ cấu ngành nghề chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế hộ trong thời gian qua, nhưng tốc độ chuyển dịch ngành nghề từ NN sang phi NN còn chênh lệch giữa các huyện. Từ 2001 đến 2011, sự thay đổi nhanh nhất ở huyện Bến Lức: tỉ trọng hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 65,9% xuống 31,7%; tổng tỉ trọng hộ công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng từ 34,1% lên 68,3%. Sau đó, huyện Đức Hòa: tỉ trọng hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 70,6% xuống 39,9%; tổng tỉ trọng hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng từ 29,4% lên 60,1%. Sở dĩ, Bến Lức, Đức Hòa có sự thay đổi rõ rệt nhất vì đây là hai huyện đi đầu về công nghiệp của tỉnh. Ngoài hai huyện trên, TP. Tân An, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa cũng có sự chuyển dịch ngành nghề khá cao. Tuy nhiên, các huyện ĐTM như Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa…chuyển dịch ngành nghề rất chậm, tỉ trọng hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 81,8% đến 94,4%.

2.3.3.2. Thu nhập và khả năng tích lũy của nông dân tăng lên, giảm tỉ lệ hộ

nghèo

Theo kết quả tổng điều tra NT, NN và thủy sản năm 2011 cho thấy, tỉ trọng hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản 50,7% số hộ nhưng chỉ có 42,3% số hộ thu nhập lớn nhất từ hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Trong khi đó, tỉ trọng hộ công nghiệp, xây dựng chiếm 27,7% số hộ nhưng lại có 30,3% số hộ thu nhập lớn nhất từ hoạt động công nghiệp, xây dựng. Hai tỉ lệ tương ứng của hộ dịch vụ là 19,7% và 21,1%. Như vậy, thu nhập chính của nông dân từ hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Các huyện có thu nhập chính từ NLTS chiếm tỉ trọng cao nhất như Tân Hưng (94,6%), Tân Thạnh (90,9%), Vĩnh Hưng (89,7%), Mộc Hóa (89,6%).

Bảng 2.23: Nguồn thu nhập ở khu vực nông thôn (đơn vị: hộ) Loại hộ 2001 2006 2011 Thu nhập chính từ NLTS 189.574 159.765 130.560 Thu nhập chính từ CN, xây dựng 24.697 56.659 93.621 Thu nhập chính từ dịch vụ 31.200 45.366 65.328 Thu nhập chính từ các nguồn khác 4.462 5.192 19.435

( Nguồn: Kết quả tổng điều tra NN, NT và thủy sản tỉnh Long An năm 2011)

Bảng 2.24: Cơ cấu nguồn thu nhập ở khu vực nông thôn (đơn vị: %) Loại hộ 2001 2006 2011 Thu nhập chính từ NLTS 75,8 59,8 42,3 Thu nhập chính từ CN, xây dựng 9,9 21,2 30,3 Thu nhập chính từ dịch vụ 12,5 17,0 21,1 Thu nhập chính từ các nguồn khác 1,8 2,0 6,3

( Nguồn: Xử lý số liệu kết quả tổng điều tra NN, NT và thủy sản Long An năm 2011) Tuy nhiên, nếu so sánh thu nhập từ 2001 đến 2011 thì thu nhập của các hộ đã có sự thay đổi rõ nét: thu nhập chính từ nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm 33,5% (giảm 59.014 hộ); thu nhập từ công nghiệp, xây dựng tăng 20,4% (tăng 68.924 hộ); thu nhập từ dịch vụ tăng 8,6% (tăng 34.182 hộ). Điều đó chứng tỏ có sự đa dạng về hoạt động sản xuất trong mỗi hộ và hiệu quả các ngành nghề công nghiệp, xây dựng và dịch vụ cao hơn hẳn so với hoạt động nông, lâm nghiệp, thủy sản. Các huyện có thu nhập chính từ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ nhiều nhất như Bến Lức (57,8%), Cần Đước (54,5%), Đức Hòa (52,8%).

Thu nhập của người dân NT cũng được cải thiện. Năm 2002, thu nhập bình quân 360.000 đồng/người/tháng, với mức thu nhập thấp này hầu như không có tích lũy. Năm 2006, thu nhập tăng lên 627.000 đồng/người/tháng và 2010 là 1.289.000 đồng/người/tháng. Từ năm 2006, mức tích lũy đã có và tăng lên hàng năm, tính đến 2010 trung bình mỗi người dân ở NT có thể để dành 1.557.000 đồng/năm. Tuy nhiên, với mức sống khởi điểm quá thấp, môi trường đầu tư ở NT rủi ro cao, lợi nhuận thấp vì nông dân chủ yếu đầu từ vào trồng trọt và chăn nuôi nhỏ lẻ, ngoài ra, nông dân còn phải

chi tiêu cho gia đình như xây dựng lại nhà ở, ăn uống, mua sắm tiêu dùng, hiếu hỉ, chi phí học tập cho các con nên rất ít gia đình đầu tư tái sản xuất mở rộng. Như vậy, mặc dù thu nhập có tích lũy nhưng vẫn còn thấp để chi phí trang trải trong gia đình.

Trong lĩnh vực trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng, toàn tỉnh đã trợ cấp thường xuyên cho hơn 62.000 đối tượng với kinh phí hơn 95 tỉ đồng, cấp trên 526 thẻ bảo hiểm y tế với kinh phí trên 66 tỉ đồng cho các đối tượng, qua đó đã góp phần làm giảm tỉ lệ hộ nghèo ở NT từ 9,8% vào đầu năm 2001 xuống còn 2,88% vào năm 2005. Theo điều chỉnh chuẩn nghèo vào năm 2004 (ở khu vực nông thôn mức chuẩn nghèo là 170.000 đồng/người/tháng, ở thành thị là 220.000 đồng/người/tháng), thì cuối năm 2005, tỉ lệ hộ nghèo ở NT của Long An là 12,44%, đến đầu năm 2010, tỉ lệ này chỉ còn 1,91%. Năm 2009, tỷ lệ chuẩn nghèo lại được điều chỉnh bình quân đầu người là 400 nghìn đồng/tháng đối với khu vực nông thôn và 540 nghìn đồng/ tháng đối với khu vực thành thị, theo đó Long An có 10,5% hộ nghèo và đến đầu năm 2010 chỉ còn 8,4%. Nếu như năm 2005, toàn tỉnh có 77 xã nghèo, chiếm 46,4% thì nay chỉ còn khoảng 10 xã nghèo, chiếm 6% số xã của tỉnh . Để thoát nghèo bền vững, không chỉ dựa trên việc mỗi năm có bao nhiêu hộ thoát nghèo mà phải dựa vào thực tế người dân thoát nghèo bằng cách nào, do vậy, các cấp, các ngành ở Long An đã xác định phương hướng và mục tiêu rõ ràng trong công tác xóa đói giảm nghèo là giúp đỡ họ không chỉ dựa trên cơ sở hỗ trợ về vật chất mà phải tạo cả cơ hội cho họ có điều kiện vươn lên. Cơ hội ở đây chính là nguồn vốn, là kiến thức để người nghèo áp dụng vào thực tế, qua đó giúp bản thân và gia đình thoát nghèo một cách bền vững.

2.3.3.3. Điều kiện sống ở nông thôn có nhiều đổi mới

a. Giao thông nông thôn

Nhìn chung hệ thống giao thông bộ được ưu tiên tập trung đầu tư, góp phần tích cực trong việc phát triển sản xuất và cải thiện đời sống dân cư. Tuy nhiên cũng còn một số tuyến chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, thiếu tính đồng bộ giữa đường và cầu, chưa tạo được các tuyến nhánh liên hoàn.

Mạng lưới giao thông khu vực phía Nam QL 1A hầu như không tăng thêm, chủ yếu là cải tạo, nâng cấp, mở rộng, ngoại trừ một số tuyến giao thông NT. Khu vực phía Bắc QL 1A mạng lưới giao thông phát triển khá nhanh góp phần khai hoang phục hóa, phân bổ lại dân cư. Tuy nhiên, đến nay khu vực này đường giao thông còn khá thưa

thớt, đường tỉnh chỉ có một vài tuyến độc đáo ô tô đi qua, các tuyến nhánh đi vào các cụm dân cư chưa được xây dựng hết nên đã ảnh hưởng đến sự đi lại và việc tổ chức cuộc sống người dân NT. Các tuyến giao thông vành đai biên giới trong nhiều năm qua tuy đã được đầu tư nhưng chủ yếu là các tuyến giao thông NT, quy mô nhỏ, cầu đường chưa đồng bộ.

Xây dựng giao thông NT trong nhiều năm qua trở thành phong trào rộng lớn, kết hợp từ nguồn vốn ngân sách và đóng góp của dân cư. Hiện nay có 156 trên tổng số 190 xã có đường ô tô đến trung tâm (chiếm 83%), còn 32 xã thuộc 7 huyện chưa có đường ô tô đến trung tâm bao gồm 18 tuyến đường với tổng chiều dài 126 km và 140 cầu/6.637m đường. Đầu tư cho ngành giao thông trong thời gian qua không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên nguồn vốn ngân sách cho việc duy tu bảo dưỡng được bố trí hàng năm còn thấp nên chất lượng đường mau xuống cấp.

Đánh giá khái quát chung hệ thống đường bộ trong thời gian qua được tỉnh quan tâm tập trung đầu tư nhưng nhìn chung còn chưa rộng khắp và chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Ngoài các tuyến đường thủy chính là sông Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, sông Rạch Cát, các tuyến đường thủy NT nhất là các huyện thuộc vùng ĐTM người dân có thể dùng ghe, tàu đi lại từ nhà này sang nhà khác, từ khu vực này sang khu vực khác và ghe tàu chính là phương tiện đi lại, làm ăn sinh sống của nhiều hộ gia đình vùng ĐTM. Các xã chưa có đường ô tô đến được trung tâm thì chủ yếu đi lại bằng đường thủy. Tuy nhiên hiện nay mạng lưới đường thủy vẫn chủ yếu dựa vào lợi thế tự nhiên, chưa khai thác được hết tiềm năng hiện có, hệ thống hỗ trợ như phao tiêu, báo hiệu đường thủy nội địa còn thiếu. Hiện tượng lấn chiếm dòng chảy, luồng chạy của tàu, vi phạm hành lang bảo vệ đường thủy nội địa như xây dựng nhà ở, các bến bãi chứa vật liệu xây dựng, họp chợ… chưa được ngăn chặn kịp thời. Nhiều tuyến đường thủy qua khai thác nhiều năm có độ bồi lắng lớn nhưng chưa được nạo vét làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại của phương tiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b.Mạng lưới điện và thông tin liên lạc

Ngành điện lực đã tập trung đầu tư đưa lưới điện về đến NT. Hệ thống điện quốc gia hiện đã phủ kín 100% xã, phường, thị trấn và có trên 95% số hộ sử dụng điện. Công tác xóa điện kế cụm và gắn điện kế mới được tập trung thực hiện đáp ứng nhu cầu của

nhân dân. Điện về nông thôn đã góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, quy mô và tập quán canh tác, chăn nuôi; tăng năng suất và sản lượng lương thực, hoa màu giúp phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - hải sản; mở ra các ngành nghề mới và làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo tiền đề thực hiện CNH-HĐH nông thôn. Tuy nhiên, tỉnh còn nhiều trạm biến áp do ngân sách tỉnh ứng vốn cho ngành điện đầu tư đến nay chưa vận hành khai thác được hoặc chưa khai thác đạt hiệu quả cao theo dự kiến, nguyên nhân do các huyện không có đủ khả năng ngân sách để đầu tư lưới điện hạ áp, một số trạm biến áp đã đầu tư nhưng không có dân hoặc dân cư ít nên gây lãng phí, v.v… như huyện Tân Hưng còn 2 trạm biến áp chưa vận hành; Vĩnh Hưng còn 13 trạm; Tân Trụ còn 19 trạm. Ngoài ra, do còn thiếu điện trong sản xuất, trong những năm gần đây một số vùng NT trong tỉnh thường phải chịu cảnh cúp điện một hoặc vài ngày trong tuần để thực hiện “tiết kiệm điện” điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của người nông dân.

Sự phát triển của mạng lưới điện NT đã tạo điều kiện cho việc phát triển mạng lưới bưu chính – viễn thông NT, đáp ứng nhu cầu của nền NN sản xuất hàng hóa của tỉnh. Đến năm 2010, tỉnh đã có 176/190 xã, phường (92,6%) có bưu điện văn hóa xã (tăng 12 bưu điện so với năm 2006), các huyện, thị, thành đều có bưu cục (14/14) và 4 bưu cục khu vực; số thuê bao điện thoại là 1.199.093 cái (tăng 879.491 cái so với năm 2006) trong đó số thuê bao điện thoại cố định là 221.495 cái (tăng 102.850 cái so với năm 2006), di động 977.598 cái (tăng 776.641 cái so với năm 2006), số thuê bao điện thoại cố định bình quân năm 2010 đạt 15,3 máy/100 dân (tăng 6 , 9 cái so với năm 2006), trong đó TP Tân An, Bến Lức và Đức Hòa là những đơn vị có số thuê bao điện thoại cố định và bình quân máy/ 100 dân cao nhất. Ngành bưu điện trong tỉnh luôn áp dụng nhanh những tiến bộ khoa học công nghệ mới nhất về bưu chính viễn thông, xây dựng hệ thống tổng đài điện tử và mạng viễn thông tự động hóa toàn tỉnh, đa dạng hóa loại hình dịch vụ như chuyển tiền, hàng hóa, bưu phẩm, cho thuê xe du lịch, chăm sóc máy tính…, đặc biệt năm nào cũng có hoạt động tặng “Mái ấm Công đoàn” cho người lao động nghèo.

Ứng dụng công nghệ thông tin và đưa internet về NT rất hữu ích. Thông qua truy cập Internet, nông dân nắm bắt thông tin kĩ thuật kịp thời về nuôi trồng cây con mới, giống mới và giá cả nông sản thị trường; kể cả tìm hiểu chính sách pháp luật, chính

sách ưu đãi đối với nông dân và các kiến thức khác. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3 doanh nghiệp đã và đang triển khai dịch vụ truy nhập Internet, đó là Bưu điện Tỉnh, Viettel và EVN. Tất cả các trung tâm các huyện, thị trong tỉnh đã được lắp đặt thiết bị ADSL cung cấp Internet băng thông rộng, với tổng số cổng cung cấp khoảng 2.368 cổng. Tính đến tháng 6/2006, số thuê bao Internet băng rộng trên toàn tỉnh đạt 845 thuê bao, số thuê bao Internet băng hẹp là 4.645 thuê bao, đến năm 2009 tăng lên 22.845 thuê bao. Tổng số thuê bao Internet chưa qui đổi là 5.206 thuê bao, đạt mật độ 0,37 thuê bao/100 dân. Tổng số đại lý Internet trên địa bàn tỉnh 261 đại lí.

Mạng lưới truyền thanh, truyền hình có bước phát triển mạnh. Hiện tại trên địa bàn tỉnh mạng lưới phát thanh đã phủ kín đến tận vùng sâu, vùng xa, biên giới đảm bảo người dân tiếp cận tốt với thông tin. Các đài, trạm truyền thanh cơ sở được trang bị cơ sở vật chất tương đối tốt, cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí của nhân dân. Năm 2010, hệ thống máy phát sóng, phát thanh FM của 8/14 Đài Truyền thanh huyện, thành phố được đầu tư nâng cấp với số tiền hơn 2.160 tỉ đồng, để đáp ứng lại nhu cầu thông tin tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn và trạm truyền thanh ở ấp, khu phố, nhất là các đài, trạm truyền thanh các xã, ấp vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn về trụ sở, chất lượng tuyên truyền ở cơ sở còn hạn chế về nội dung thông tin và truyền thông. Đội ngũ cán bộ các cấp còn thiếu và yếu về kiến thức, kỹ năng, trình độ, chưa đạt chuẩn theo quy định, ít được dự tập huấn chuyên sâu, công tác không ổn định; những khó khăn, bất cập khác về cơ chế tổ chức, quản lý, về chế độ, chính sách đối với những người làm phát thanh, truyền thanh cơ sở…Số hộ xem được Đài truyền hình Việt Nam năm 2010 là 266.982 hộ, chiếm 100% tổng số hộ. 100% số hộ xem được Đài phát thanh, truyền hình Long An.

Như vậy, sự phát triển điện khí hóa nông thôn cho phép mở mang ngành nghề, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin và truyền thông, nông dân có điều kiện tiếp cận những nguồn thông tin mới phục vụ sản xuất.

c. Hệ thống giáo dục, y tế:

Mạng lưới giáo dục của tỉnh luôn được quan tâm đầu tư. Tính đến năm học 2009 -

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh long an, thực trạng và định hướng (Trang 94 - 103)